Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, những điều cha mẹ không nên bỏ qua
03/11/2021 | 21:34 PM
PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11/2021 trên toàn quốc.
Theo Bộ Y tế, công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này góp phần tăng diện bao phủ vaccine phòng COVID-19 trong cộng đồng.
Hiện nay, một số vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi từ 12-17.
Tại Việt Nam, Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi triển khai trên toàn quốc từ tháng 11, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc COVID-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
Song song với tổ chức Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; bao phủ vaccine cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên để bảo vệ họ trước nguy cơ mắc bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh, theo chỉ đạo tại Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Tự động cập nhật trong 4 giây...
Vũ Quốc Khánh vukhanh87@gmail.com • 11:9 3/11/2021
Địa chỉ: Hà Nội
PGS.TS Trần Minh Điển
Vaccine là một kháng nguyên, khi đi vào cơ thể gặp hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, từ đó gây các biểu hiện sốt và giãn mạch.
Trong đó, sốt thì nhìn thấy ngay được, thường có các biểu hiện đi kèm như đau người, ớn lạnh… Trong trường hợp này, có thể cho con uống thuốc giảm đau như paracetamol.
Với tình trạng sốt cao, trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém trong 4-6 triếng. Những trường hợp này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, nếu trẻ sốt đồng thời xuất hiện một số triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi, cũng cần đưa cháu đến cơ sở y tế ngay. Nhìn chung, chúng ta cần xem xét cháu xuất hiện đơn lẻ một triệu chứng hay nhiều triệu chứng đi kèm, để từ đó có cách xử lý phù hợp. Trẻ sau tiêm nên theo dõi sát từ 3-7 ngày.
PGS.TS Trần Minh Điển
Về nguy cơ vô sinh thì chúng ta đều biết là virus xuất hiện mới được 2 năm, vaccine cũng mới được tiêm hơn một năm, vaccine trên trẻ em cũng chỉ mới được triển khai tiêm bắt đầu mùa hè.
Những dữ liệu ban đầu thì chưa thấy có ảnh ưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản. Các kết quả này là tương tự với vaccine Pfizer.
PGS.TS Trần Minh Điển
Thời gian qua cả nước đã tiêm vaccine, nguồn khá phong phú kể cả Vero Cell hay vaccine mRn. Với vaccine Pfizer, phản ứng phụ phổ biến là đau tại vị trí tiêm, đau người, ớn lạnh hoặc sốt kèm theo. Dữ liệu về phản ứng nặng hơn như phản vệ có ghi nhận song rất ít.
PGS.TS Trần Minh Điển
Chống chỉ định duy phất với vaccine Pfizer là tình trạng phản ứng phản vệ với chính vaccine tiêm. Trong quá trình sàng lọc cần lưu ý tình trạng trì hoãn tiêm khi đang có bệnh cấp tính, mãn tính tiến trển như sốt vì các nguyên nhân khác thì tạm thời hoãn tiêm; hay hội chứng thận hư đang có đợt cấp thì cũng tạm thời hoãn.
Với tình trạng khác thì thận trọng như có tiền sử phản vệ với bất kỳ tác nhân nào đó, trẻ có bệnh mãn tính cũng cần chú ý thận trọng. Vì thế nhóm này cần tiêm tại bệnh viện.
Bệnh nền là bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh hay thiếu hụt bẩm sinh về não, bệnh mãn tính như bệnh gan, thận, kể cả trẻ tự kỷ - nhóm này cần thận trọng, nên tiêm ơ bệnh viện viện để bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sát hơn.
Thời gian qua, Bộ Y tế có chỉ đạo sát sao giữa bệnh viện và y tế dự phòng để khi có tình huống xảy ra thì có người chăm sóc phù hợp.
PGS.TS Trần Minh Điển
Với trẻ em thì khi các cháu không may mắc bệnh, triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên vẫn cần tiêm vaccine cho trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới dưới 18 tuổi và những trẻ em bị mắc bệnh nền.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo nên tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi và nhóm trẻ em mắc bệnh nền.
Khi tiêm vaccine cho các cháu, điều này sẽ giúp các cháu giảm nguy cơ bị mắc bệnh và điều quan trọng hơn là không trở thành nguồn lây cho các thành viên trong gia đình. Do vậy, nên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các cháu.
Còn đối với những khác biệt gì so với khi tiêm vaccine ở người lớn, thì đối với trẻ em dưới 18 tuổi, cần có sự đồng thuận của các cha mẹ.
Về vấn đề sàng lọc, có một số nét riêng mà Bộ Y tế đã cho ra bộ sàng lọc với vaccine dành cho trẻ em. Vấn đề nữa là khi sau tiêm, các cháu vẫn còn chưa ý thức và tự nhận định các triệu chứng chưa đầy đủ nên rất cần sự giám hộ của gia đình cho các cháu trong 3-5 ngày đầu là rất quan trọng.
Quốc Huy huyquoc8@gmail.com • 10:56 3/11/2021
Địa chỉ: Hà Nam
PGS.TS Trần Minh Điển
Vaccine đã ra đời và được cấp phép đã trải qua nhiều công đoạn để có thể ra được trên thị trường từ các khâu nghiên cứu, cụ thể về tính an toàn dựa trên các quy trình ngặt nghèo. Do vậy, vaccine đó phải được cho là an toàn, đảm bảo được tính sinh miễn dịch và thấy được tỷ lệ kháng bệnh thành công.
Tại thời điểm virus xuất hiện từ cuối 2019, chúng ta chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu. Sau gần 2 năm, tính miễn dịch của vaccine đã có hiệu quả nhất định. Hiện nay cả thế giới đang mong chờ vaccine phủ rộng trên thế giới, mong rằng chúng ta sẽ chống đỡ được dịch bệnh.
PGS.TS Trần Minh Điển
Trên thế giới có nhiều nước chỉ định Pfizer tiêm cho trẻ em, đặc biệt nghiên cứu tại Mỹ, đều chỉ ra vaccine có độ an toàn và tính sinh miễn dịch tốt cho trẻ. Nếu có mắc bệnh thì giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là trẻ bệnh nền, các con số thống kê rất có ý nghĩa.
Vaccine được đưa ra trên thị trường đều trải qua các giai đoạn nghiên cứu đầy đủ. Chính phủ và Bộ Y tế đang phân bổ vaccine đến các tỉnh thành. Đây cũng là điều mong muốn nhất với trẻ.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Related news
- Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
- Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
- Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
- Gia đình xin về, bác sĩ quyết tâm cứu bệnh nhi mắc khối u tuyến tùng nguy hiểm
- Trẻ hóc dị vật đường thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm trong sơ cứu
- Ngành Y tế Hà Nội tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
- Giun dài 14 cm sống trong mắt nhiều ngày