Điện Biên ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh than
03/06/2023 | 08:55 AM
|
Trước nguy cơ bùng phát bệnh than trên người, Sở Y tế tỉnh Điện Biên yêu cầu các đơn vị y tế triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống, không để dịch bệnh lan rộng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, thông tin, từ ngày 5/5/2023 đến ngày 30/5/2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc: Tại xã Mường Báng (1 ổ dịch than), xã Xá Nhè (2 ổ dịch than), hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Ngay khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh than trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa tiến hành điều tra, xác minh ổ dịch bệnh than.
Tiến hành báo cáo, lập danh sách theo dõi bệnh nhân và tổ chức phun khử trùng bằng Cloramin B tại khu vực chuồng trại chăn nuôi, nơi giết mổ và các hộ gia đình xung quanh.
Sở Y tế tỉnh Điện Biên yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa báo báo tình hình dịch bệnh than, tham mưu UBND huyện Tủa Chùa ban hành văn bản chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh than trên người trong thời gian tới tại địa phương.
Theo dõi sức khỏe các trường hợp tiếp xúc gần tại các ổ dịch bệnh than. Điều trị dự phòng bằng kháng sinh đối với những người tiếp xúc gần theo Quyết định số 5703/QĐ-BYT ngày 20/12/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người.
Biểu hiện bệnh than trên cơ thể người bệnh tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Sở Y tế tỉnh đề nghị, tăng cường giám sát tại các địa bàn người dân mua thịt trâu, bò bị bệnh từ huyện Tủa Chùa để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh than, điều tra lấy mẫu với các trường hợp nghi ngờ gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để chẩn đoán.
Tổ chức theo dõi sức khoẻ, uống kháng sinh dịch phòng với người tiếp xúc gần, xử lý triệt để ổ dịch.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố chưa ghi nhận ca bệnh, Sở Y tế tỉnh chỉ đạo UBND các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông về tính chất nguy hiểm của bệnh, các biện pháp phòng chống bệnh than.
Các đơn vị liên quan đặc biệt là phòng Nông nghiệp theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quản lý, theo dõi, báo cáo kịp thời các trường hợp gia súc có dấu hiệu nghi mắc, mắc bệnh than, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện dịch bệnh trên động vật, hạn chế dịch bệnh lây sang người.
Nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn xã có dịch và các xã xung quanh trong thời gian có dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh than cho gia súc và lây sang người.
Đẩy mạnh truyền thông cho người dân về nguy hiểm của bệnh than.
Vận động nhân dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Tuyên truyền vận động người chăn nuôi thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh than cho đàn gia súc.
Theo: Suckhoedoisong.vn
Related news
- Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
- Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
- Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
- Gia đình xin về, bác sĩ quyết tâm cứu bệnh nhi mắc khối u tuyến tùng nguy hiểm
- Trẻ hóc dị vật đường thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm trong sơ cứu
- Ngành Y tế Hà Nội tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
- Giun dài 14 cm sống trong mắt nhiều ngày