Phòng sơ cấp cứu chữ thập đỏ rộng tối thiểu 6M2

16/07/2014 | 03:20 AM

 | 

Ngày 02/06/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BYT quy định việc cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm,điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Ngày 02/06/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BYT quy định việc cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sơ cấp cứu chữ thập đỏ là hoạt động sơ cấp cứu ban đầu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các tai nạn, thảm họa khác do Hội chữ thập đỏ tổ chức thực hiện).

Theo đó, trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải đáp ứng các điều kiện như: Có địa điểm cố định, phòng sơ cấp cứu có diện tích tối thiểu là 10m2; có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu; có điện thoại liên lạc thường xuyên; có các trang thiết bị sơ cấp cứu như bông, băng, bộ nẹp cố định gãy xương, túi cứu thương…; có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm. Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ cũng phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ cấp cứu tương tự như trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. Tuy nhiên, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ cần phải có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu 06m2và có tối thiểu 02 tình nguyện viên cấp I làm việc tại đây.

Trạm và điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ đều không được sử dụng thuốc trong hoạt động sơ cấp cứu. Bên cạnh đó, đều phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra; riêng điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có thể đặt tại nhà dân.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2014.

Trích: Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về Y tế số 02 tháng 06/2014​


Thăm dò ý kiến