Thông tin đường dây nóng tháng 11.2021

30/11/2021 | 08:34 AM

 | 

1. Sở Y tế Thừa Thiên Huế trả lời phản ánh của người dân về sai thông tin trên App PC Covid.

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Tiến Thiện (Địa chỉ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh tiêm mũi 1 ngày 4/11 vaccine Verocell. Tuy nhiên, trên App PC covid không hiển thị mũi tiêm 1, và số điện thoại của anh trên app bị sai, số đúng phải là 0911234010.

Đường dây nóng Bộ Y tế tư vấn cho anh Thiện một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc xin, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của anh Thiện tới Sở Y tế Thừa Thiên Huế. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Thiện qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân. (592).

2. Bệnh viện Tâm thần TW 2 Đồng Nai (Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) trả lời phản ánh của người dân về tháy độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, anh Lê Quốc Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 24/11 anh đến bệnh viện khám nhưng nhân viên y tế thờ ơ, không hướng dẫn tận tình. Khi người dân đến hỏi vấn đề giấy nghỉ ốm, nhân viên y tế nữ khoảng 30 tuổi trực ca sáng ngày 24/11 tại tầng 1 có thái độ cáu gắt. Người dân yêu cầu kiểm tra và phản hồi lại cho người dân.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Tuấn, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã thông tin cho anh Tuấn một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Đồng thời chuyển phản ánh của anh Tuấn đến Bệnh viện Tâm thần TW 2 Đồng Nai. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Tuấn qua Đường dây nóng Bộ Y tế, BsCKI Nguyễn Quang Huy - phụ trách Khoa Khám bệnh tâm thần báo cáo sau khi rà soát sự việc như sau: Ngày 24/11/2021 sau khi anh Lê Quốc Tuấn khám bệnh xong ngồi chờ nhân viên ký giấy nghỉ BHXH. Giấy nghỉ BHXH được ủy quyền cho BsPTK khi vắng mặt thì PGĐ ký. Ngày hôm đó, BsPTK trực Trưởng phiên và về ăn cơm trực nên nhân viên mang lên cho Thư ký để trình ký PGĐ, do ngày hôm đó công tác tiêm chủng cho bệnh nhân và một số nhân viên tiêm mũi 3 của bệnh viện tại Khoa Hồi sức cấp cứu nên Giám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp xuống theo dõi. Vì vậy việc ký giấy nghỉ BHXH có chậm một chút. Nhân viên cũng đã giải thích cho anh Lê Quốc Tuấn hiểu và mong anh thông cảm. Về thái độ cáu gắt: Trong thời gian này bệnh viện và đội ngũ nhân viên y tế đang thực hiện chống dịch quyết liệt, nhân lực không đủ, mọi người phải gồng mình lên để chống dịch, nhiều nhân viên trực xong vẫn ở lại làm việc. Vì vậy cũng gây căng thẳng, áp lực ... Việc nhân viên y tế nói lớn do đeo khẩu trang và mang kính chống giọt bắn nên người dân nghe gây hiểu lầm mong người dân thông cảm và chia sẻ. Để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, khoa sẽ chấn chỉnh lại thái độ, ứng xử cho nhân viên. BsPTK đã gọi điện trực tiếp cho anh Lê Quốc Tuấn và đã được anh thông cảm. (523)

3. Trung tâm Y tế Thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) trả lời phản ánh của người dân về việc không được hỗ trợ cập nhật thông tin tiêm chủng

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, anh Nông Trung Hiếu (Địa chỉ: Thái Hòa, Bến Cát, Bình Dương) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh tiêm mũi 1 ngày 8/9, vacxin verocell; mũi 2 ngày 13/10, vacxin verocell. Tuy nhiên anh chưa có chứng nhận tiêm cả 2 mũi, không nhập được phản ảnh trên web tiêm chủng. Anh đã đến trực tiếp Trạm y tế phường Thài Hòa nhờ cập nhật nhưng chưa được hỗ trợ, báo chờ và nói không có thời gian giải thích. Anh Hiếu không hài lòng về cách nói chuyện của Trạm y tế Thái Hòa.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nông Trung Hiếu, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã tư vấn cho anh Nông Trung Hiếu một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19; về tiêm vắc xin phòng Covid-19 và ứng dụng PC Covid, Sổ sức khỏe điện tử.  Phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của anh Hiếu đến Trung tâm Y tế Thị xã Tân Uyên. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Hiếu qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế Thị xã Tân Uyên.đã xác minh và phản hồi như sau: Ngày 24/11/2021 anh Hiếu có đến TYT xã Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương (không phải TYT Thái Hòa, Tân Uyên) để phản ánh vấn đề anh đã tiêm 02 mũi vacin Varocell, mũi cuối ngày 13/10/2021 nhưng đến ngày 24/11/2021 vẫn chưa thấy được lên hệ thống tiêm chủng để được thẻ xanh, được nhân viên trạm y tế báo chờ và không có thời gian giải thích thêm. Qua trao đổi, Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên đã nắm bắt thông tin làm rõ lại nội dung anh Hiếu đã phản ảnh, đã liên hệ với BS Lê Thành Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát về vấn đề của anh Hiếu bằng văn bản và điện thoại để phối hợp giải quyết, đồng thời hướng dẫn cho anh Hiếu liên hệ Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát để nhận thông tin hồi đáp. Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên báo cáo Sở Y tế Bình Dương và cá nhân ông Nông Trung Hiếu. (556)

4. Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn trả lời phản ánh của người dân về việc test Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, chị Phùng Thị My (địa chỉ: Tân Minh, Thanh Sơn, Phú Thọ) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về việc nhân viên của công ty test nhanh covid bị dương tính, đã báo cho Trạm y tế xã Văn Miếu - Thanh Sơn, Trạm y tế yêu cầu không cho công nhân về để chiều Trạm y tế cho người xuống kiểm tra từ 15-17h. Tuy nhiên, đến chiều, Trạm Y tế báo chưa về kịp, công nhân công ty  không được về, phải ở lại để ngày mai test, hoặc trạm y tế cấp dung cụ tự test, nhưng Trạm y tế cho biết ''Không biết có đủ dụng cụ không”. Khi gọi cho Trạm trưởng y tế xã Văn Miếu Hà Văn Chức để hỏi cụ thể thì lại có thái độ cáu gắt rồi tắt máy. Chị My rất bức xúc về cách làm việc tắc trách cũng nhưng thái đội làm việc của Trưởng trạm y tế xã Văn Miếu - Thanh Sơn - Phú Thọ.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Phùng Thị My, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị Phùng Thị My một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Vấn đề phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Phùng Thị My tới Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đã tiếp nhận thông tin và trả lời như sau: Ngày 22/11 sau khi có người dân test nhanh covid nghi ngờ (+) trạm đã triển khai lấy mẫu test nhanh toàn bộ khu vực có bn nghi ngờ trong đó có cả công ty của chị My đóng trên địa bàn. Ban chỉ đạo của xã và TYT đã thông báo tới lãnh đạo công ty thời gian lấy mẫu nhưng do đối tượng lấy mẫu đông nên không triển khai kịp. (591)

5. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc cập nhật thông tin số lô vắc xin

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, chị Thư đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Người thân của chị là Lee Jun Kiat đã tiêm 2 mũi vắcxin AstraZeneca ở Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (địa chỉ Phường 12 - Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh), mũi 1 vào ngày 29/07/2021 và mũi 2 ngày 14/10/2021. Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật thông tin, đơn vị tiêm không cập nhật số lô Vắcxin. Do nhu cầu phải xuất cảnh sang nước Malaysia, bên cơ quan yêu cầu phải có thông tin số Lô vắcxin, chị đã liên hệ tới cơ sở y tế thì lại được hướng dẫn liên hệ lại UBND và không giải quyết nhu cầu của chị. Điều này gây khó khăn cho công việc và kế hoạch sắp tới của chị.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Thư, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị một số vấn đề về Giấy chứng nhận tiêm chủng, Sổ sức khỏe điện tử và việc phòng, chống dịch Covid-19. Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Vấn đề phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Thư tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân từ Đường dây nóng Bộ y tế, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin. Người dân liên hệ với đơn vị tổ chức tiêm vắc xin để bổ sung thêm thông tin. (632).

6. Bệnh viện Phổi Thanh Hóa trả lời phản ánh của người dân về việc kê đơn thuốc

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, chị Lê thị Nhung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Người thân của chị là bệnh nhân Nguyễn Thị Hay vào ngày 16/11/2021 được xác định là F1 và được đưa đi cách ly. Đến ngày 17/11/2021 có kết quả dương tính với Covid-19, được chuyển tới Bệnh viện Phổi Thanh Hoá và hiện đang điều trị tại Phòng 1B7 khu nhà E. Trong quá trình nằm viện, bệnh viện yêu cầu bệnh nhân phải mua thuốc chống đông ở bên ngoài và tự chi trả, nhưng tìm bên ngoài không có loại thuốc này và phải nhờ một nữ bác sĩ ở bệnh viện mua giúp với giá 1.200.000. Trong khi theo quy định nhà nước thì bệnh nhân F0 sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Lê thị Nhung, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế, như: Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Lê thị Nhung tới Bệnh viện Phổi Thanh Hóa. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân từ Đường dây nóng Bộ y tế, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa đã tiến hành xác minh thông tin phản ánh và có kết luận cụ thể như sau: Bệnh nhân Nguyễn Thị Hay, 90 tuổi, mắc Covid-19 nằm điều trị tại Khoa HSTC 1, trong quá trình điều trị bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc chống đông, bác sĩ đã tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân về các lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc chống đông, vì vậy người nhà trao đổi mong muốn được bác sĩ kê đơn mua thuốc ngoài. Bệnh viện xác nhận tại thời điểm đó bệnh viện có đầy đủ thuốc chống đông, khi có thông tin phản ánh bệnh viện cũng đã tiến hành xác minh, gặp gỡ, giải thích cho người nhà bệnh nhân hiểu, và nhắc nhở các cá nhân liên quan và toàn bộ cán bộ nhân viên bệnh viện không tự ý kê đơn thuốc cho người bệnh. (560).

7. Bệnh viện K Cơ sở Tân Triều trả lời phản ánh của người dân về một số quy định liên quan đến test Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, cô Phạm Thị Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: cô bị ung thư giai đoạn 3, được Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy (Quảng Ninh) viết giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện K Tân Triều ngày 24/11/2021, nhưng khi đến Bệnh viện K Tân Triều thì được hướng dẫn là phải tự ra ngoài thuê trọ, tự cách ly 14 ngày, sau đó test có kết quả âm tính với Covid-19  thì mới tiếp nhận làm thủ tục nhập viện. Cô Hà không hài lòng với quy định của bệnh viện. 

Quá trình tiếp nhận phản ánh của cô Phạm Thị Hà, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho cô một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế, như: Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của cô Hà tới Bệnh viện K Cơ sở Tân Triều. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân từ Đường dây nóng Bộ y tế, Bệnh viện đã liên hệ, xác minh thông tin phản ánh của người nhà người bệnh Phạm Thị Hà. Ngày 24/11/2021 người bệnh tới Bệnh viện K cơ sở Tân triều, sau khi khai thác dịch tễ được biết người bệnh hiện thường trú tại Tổ 3 Khu Dốc Đỏ 1, Phường Phương Đông, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - địa điểm đang thuộc nhóm 1 và đang điều tra dịch tễ, người bệnh chưa có xét nghiệm Covid. Bác sĩ tại phòng khám cách ly thuộc Khoa Ngoại Lồng Ngực, sau khi thăm khám cho người bệnh, xác định: tình trạng người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, có thể trì hoãn điều trị. Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước, Bệnh viện K là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành ung bướu, người bệnh của bệnh viện đa phần là người bệnh ung thư, hệ miễn dịch kém và nếu không may nhiễm Covid-19 thì nguy cơ diễn biến nặng của họ rất cao. Bác sĩ đã giải thích và hướng dẫn người bệnh vào khu cách ly của bệnh viện hoặc quay về bệnh viện tuyến tỉnh để được điều trị tiếp cho tới khi nơi người bệnh ở được điều tra dịch tễ rõ ràng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cũng như đảm bảo chuyên môn. Bệnh viện đã liên hệ giải thích và mong người nhà người bệnh thông cảm, phối hợp với bệnh viện trong công tác phòng chống dịch Covid-19, với mục đích tiên quyết là đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sau khi được bệnh viện giải thích, người nhà người bệnh đã thông cảm và không thắc mắc gì thêm. (553)

8. Sở Y tế Thái Nguyên trả lời phản ánh của người dân về việc chưa cập nhật thông tin tiêm chủng trên PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, chị Triệu Thị Thu Trang (Địa chỉ: xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị tiêm mũi 1 ngày 21/11/2021, vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, trên App PC covid chưa hiển thị mũi tiêm nào.

Đường dây nóng Bộ Y tế tư vấn cho chị Triệu Thị Thu Trang một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc xin, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của chị Triệu Thị Thu Trang tới Sở Y tế Thái Nguyên. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của chị Trang qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Thái Nguyên đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân. (587).

9. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc hướng dẫn bệnh nhân Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 11 năm 2021, anh Hải (Địa chỉ: 49/2C, tổ 4, ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: gia đình anh hiện tại có 5 người nhiễm Covid-19 (3 người lớn và 2 trẻ em). Anh báo qua Trạm y tế xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn nhưng chưa được hỗ trợ. Anh liên hệ tới Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn thì có nhân viên Trạm y tế xuống cấp thuốc nhưng không hướng dẫn gì thêm. Anh Hải không hài lòng cách làm việc của Trạm y tế xã Bà Điểm. Anh muốn được hỗ trợ test và hướng dẫn chi tiết cách điều trị tại nhà vì có trẻ em.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Hải, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Hải một số vấn đề trong xử lý khi bị nhiễm Covid-19, cách ly tại nhà và một số cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19: Các trường hợp F1 cần chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà và cam kết với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo không lây lan dịch bệnh. F1 cần tuân thủ một số điều trong thời gian cách ly y tế tại nhà như sau: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi. Luôn thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD (VietNam Health Declaration) – phần mềm quản lý, giám sát cách ly y tế tại nhà hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly. Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly. Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác. Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày. Tự phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt. Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày theo quy định. Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly…

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển thông tin phản ánh của anh Hải tới Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Hải qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân. Người dân liên hệ với Trạm trưởng trạm Y tế Bà Điểm: 0977193020 (690).

10. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thông tin phản ánh của người dân về việc hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 11 năm 2021, anh ND (không cung cấp tên) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đang là FO và điều trị tại nhà (Địa chỉ: Bình Thọ - Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 22-11 đến nay. Anh ND có đọc Công văn số 8728/SYT TP.HCM về việc hướng dẫn gói chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho F0. Trong công văn báo các trường hợp F0 triệu chứng nhẹ sẽ được cấp gói C: thuốc kháng virut. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Trạm y tế không phát thuốc này cho anh ND. Anh hỏi thì báo hết thuốc, đã liên hệ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cũng báo hết thuốc. Anh thắc mắc tại sao hết thuốc mà vẫn ra công văn trong khi không đảm bảo được vấn đề phát thuốc cho bệnh nhân.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh ND, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh ND một số vấn đề trong xử lý khi bị nhiễm Covid-19, cách ly tại nhà, như: Mang khẩu trang thường xuyên (trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân,…); thay khẩu trang 02 lần/ngày hoặc khi cần; sát khuẩn tay bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang. Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo,…Đo thân nhiệt, SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/mỗi ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe (nhịp thở, thân nhiệt, SpO2). Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến lúc khát mới uống nước; không bỏ bữa ăn; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả,…và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. Có số điện thoại nhân viên y tế của Trạm Y tế, Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ. Tất cả các thành viên ở cùng gia đình với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm “Khai báo y tế điện tử” ít nhất 01 lần/ngày hoặc khi cần…

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển thông tin phản ánh của anh ND tới Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin phản ánh của người dân qua Đường dây nóng. (524)

11. Qua Đường dây nóng Bộ Y tế, người dân cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội)

Trước thực trạng dịch Covid-19 bùng phát, từ tháng 2-2020, Bộ Y tế đã kịp thời đưa Đường dây nóng 1900-9095 vào hoạt động để tư vấn, hỗ trợ, cuộc giải đáp các gọi người dân liên quan dịch Covid-19. Đây là một trong số những kênh thông tin trọng yếu trong hệ thống phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam.

Sau 4 đợt dịch thì có đến 10 triệu cuộc gọi, có 99% liên quan đến Covid-19, cao điểm đợt dịch thứ 4 có tới 350 ngàn cuộc gọi/ 1 ngày. Đơn vị cung ứng dịch vụ Tập đoàn Viettel đã phải huy động lên đến 300 cán bộ trực tổng đài giải đáp các cuộc gọi người dân. Có những thời điểm, tổng đài nhận đến 50.000 cuộc gọi mỗi ngày.

          Không chỉ phục vụ người Việt Nam, Đường dây nóng Bộ Y tế còn phục vụ người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Đường dây nóng trở thành những thông dịch viên trong suốt hành trình của người có nguy cơ mang bệnh. Người nước ngoài ở Việt Nam được tư vấn cách phòng, chống dịch cũng như sử dụng công nghệ trong suốt thời gian tiêm chủng phòng Covid-19 hoặc khi có thông tin cần giải đáp. Đối với cơ quan quản lý, Đường dây nóng còn là một kênh thông tin hữu ích, giúp nắm các thông tin liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ Y tế.

Đặc biệt, ngoài giải đáp thông tin, xử lý phản ánh của người dân về các vấn đề dịch bệnh, tư vấn cho người dân biết cách phòng bệnh, địa chỉ khám để xác nhận F0, góp phần nâng cao khả năng nhận biết triệu chứng, cách phòng chống dịch Covid-19, cách thực hiện khai báo y tế, tố giác hành vi khai báo gian dối, không trung thực, trốn tránh cách ly... Đường dây nóng Bộ Y tế còn là cầu nối để người dân gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ, các cơ sở y tế. Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Văn Tương thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế gửi lời cảm ơn tới nhân viên y tế khoa Tai mũi họng và các bộ phận khác tại Bệnh viện Xanh Pôn, đặc biệt là bác sĩ Ngô Văn Trọng và một khác sĩ khác cùng phòng nội soi với bác sĩ Trọng. Ngày 25/11/2021 bệnh nhân Tương tới Bệnh viện Xanh Pôn thăm khám, cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện đặc biệt hai bác sĩ ở phòng nội soi đã hỗ trợ rất tận tình cho bệnh nhân.

Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển lời cảm ơn của anh Nguyễn Văn Tương đến tập thể y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Xanh Pôn. (513).

12. Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Phạm Phương Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc có thái độ thờ ơ, không khám chữa bệnh cho bệnh nhân (bệnh nhân là trẻ em, nằm trong diện được khám ưu tiên và đang bị sốt nặng), trong khi bác sĩ rảnh rỗi ngồi sử dụng điện thoại cá nhân.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Nguyễn Phạm Phương Thanh, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế, như: Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Thanh tới Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân từ Đường dây nóng Bộ y tế, Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã yêu cầu Trưởng khoa Khám bệnh tổ chức họp giải trình sự việc, kết quả xác minh như sau: Ngày 25/11/2021, chị Nguyễn Phạm Phương Thanh có đưa người nhà là bệnh nhân Nguyễn Viết Lãm vào khoa Khám bệnh – Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc khám bệnh. Lúc đầu bệnh nhân được nhập vào phòng số 3 bác sĩ ngày hôm đó thuộc đối tượng F1 bị cách ly do trực ở khoa HSCC có F0 (Do sự việc mới nên nhân viên phòng nhập tên chưa nắm rõ lịch). Sau đó được hướng dẫn nhập vào phòng số 10 Bs Mai Văn Tuyết phụ trách khám. Về nội dung: “Thái độ thờ ơ, không khám chữa bệnh cho bệnh nhân”: Do bệnh nhân đang bị sốt nên người nhà lo lắng, sốt ruột mà xông thẳng vào phòng khám bệnh, không tuân thủ quy trình (trong tình hình hiện nay dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp). Trong khi đó bác sĩ Tuyết đang khám cho bệnh nhân khác. Lúc đó, bác sĩ Tuyết mời bệnh nhân và người nhà ra ngoài chờ, nhưng mẹ bệnh nhân có nói số khám là số ưu tiên số 2, vì đang có bệnh nhân khác ở đó nên bác sĩ bảo bệnh nhân ra ghế đợi gọi số ưu tiên rồi vào. Nhưng người nhà bệnh nhân sốt ruột nên cho con đi Bệnh viện Bà Rịa khám luôn chứ không vào khám sau đó. Về nội dung “bác sĩ rảnh rỗi ngồi sử dụng điện thoại cá nhân”: Lúc đó bác sĩ đang sửa toa cho bệnh nhân khám trước bị lỗi nên gọi điện nhờ mở khoá để sửa toa chứ không có làm việc riêng. Vì vậy, chị Nguyễn Phạm Phương Thanh phản ánh bác sĩ ngồi chơi điện thoại là không đúng. Qua sự việc trên đơn vị xin ghi nhận phản ánh của người dân và đề nghị tất cả nhân viên y tế cần rút kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử khi tư vấn cho người bệnh; giải thích cặn kẽ hơn cho người bệnh hiểu và hợp tác; thái độ giao tiếp cần đúng mực để không gây khó chịu cho người bệnh. (613)

13. Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về sửa thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 11 năm 2021, anh Bùi Văn Vui đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Trạm y tế Hắc Dịch (Địa chỉ: Hắc Dịch - Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu). Cụ thể: Ngày 8/10 anh tiêm vacxin astra zenca tại Trạm y tế, sau đó về cập nhật thông tin ở Sổ sức khỏe điện tử thì bị sai ngày sinh thành 1/1/1994 (ngày sinh đúng là 15/02/1994). Anh lên trực tiếp nhờ nhân viên y tế cập nhật lại nhưng không được hỗ trợ.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Bùi Văn Vui, nhân viên Đường dây nóng cũng đã tư vấn cho anh Vui một số vấn đề về tiêm vắc xin và phòng, chống dịch Covid-19: Một là: Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc-xin. Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vắc-xin, phân bổ vắc-xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng. Hai là, Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vấn đề phòng bệnh là chủ yếu, nó được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Vui tới Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận thông tin phản ánh của anh Vui. Đơn vị đã tiếp nhận thông tin và cập nhận sổ sức khỏe điện tử cho người dân. Người dân hài lòng và không ý kiến gì thêm. (562)

14. Trung tâm Y tế huyện Liên Chiểu trả lời phản ánh của người dân về việc hết vắc xin phòng Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Phan Quang Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh nhận được tin nhắn đi tiêm ngày 23/11 do Trung tâm Y tế Liên Chiểu, Đà Nẵng tổ chức. Nhưng khi đến theo đúng lịch hẹn thì Trung tâm báo hết thuốc, hẹn ngày 24, 25/11 đến tiêm lại, tuy nhiên những ngày đó cũng đều hết thuốc, làm mất thời gian của người dân.

Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Tuấn tới Trung tâm Y tế huyện Liên Chiểu. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Liên Chiểu đã ghi nhận thông tin phản ánh của anh Tuấn và kiểm tra, kết quả cụ thể như sau: Ngay khi tiếp nhận điện thoại của anh Phan Quang Tuấn, bác sĩ Bùi Tiến phụ trách đường dây nóng đã nhanh chóng kiểm tra sự việc, tiếp nhận thông tin trực tiếp từ Anh Phan Quang Tuấn và bộ phân phụ trách tiêm chủng của Trung tâm Y tế Liên Chiểu. Bộ phận phụ trách tiêm chủng đã giải đáp thắc mắc của anh Phan Quang Tuấn: Trung tâm Y tế Liên Chiểu triển khai Kế hoạch số 5722/KH-SYT ngày 20/11/2021 của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, triển khai tiêm vắc xin COVID – 19 Astrazeneca cho các đối tượng tại thành phố Đà Nẵng năm 2021. Đối tượng tiêm chủng: Tiêm mũi 2 cho đối tượng đã tiêm mũi 1 vaccin phòng Covid – 19 AstraZeneca theo Kế hoạch số 4406/KH-SYT ngày 18/9/2021 của Sở Y tế và các đối tượng hoãn tiêm mũi 2 các đợt trước (Tiêm mũi 2 AstraZeneca cho những đối tượng tiêm mũi 1 trước ngày 22/09/2021). Trường hợp của anh Phan Quan Tuấn tiêm mũi 1 ngày 24/9/2021. Thực tế khi triển khai Kế hoạch tiêm chủng: Trung tâm Y tế Liên Chiểu nhận được 225 lọ Vacine Astrazeneca (2479 liều), rà soát đối tượng tiêm từ ngày 22/9/2021 trở về trước chưa được tiêm có khoảng 2000 người nên chúng tôi có mời thêm 500 người tiêm ngày 23 và 24/9/2021 để tiêm hết Vaccin có trong kho của Liên Chiểu để bà con được tiêm sớm đảm bảo phòng chống dịch tốt nhất cho nhân dân. Cuối buổi chiều ngày 23/9 khoảng 30 người chưa được tiêm trong đó có anh Tuấn, do vaccine thiếu hụt nên phải hẹn đợt tiêm gần nhất Astrazeneca đoàn tiêm sẽ gửi tin nhắn đến các anh chị được tiêm, tất cả mọi người đều đồng ý ra về. Ngày 25 và 26/11/2021 Trung tâm Y tế Liên Chiểu triển khai tiêm Mũi 1 Pfizer cho học sinh và tiêm trả mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 Pfizer đã tiêm trước đó. Trong kế hoạch tiêm này, Trung tâm Y tế Liên Chiểu không mời và không gửi tin nhắn cho 30 người trong đó có anh Tuấn. Từ ngày 1/12 đến ngày 4/12/2021 Trung tâm Y tế Liên Chiểu đã triển khai Kế hoạch tiêm trả mũi 2 AstraZeneca, sáng ngày 01/12/2021 Trung tâm Y tế Liên Chiểu đã gửi tin nhắn mời 30 người đến tiêm mũi 2 trong đó có anh Phan Quang Tuấn và anh Tuấn đã được tiêm. Bộ phận phụ trách đường dây nóng (Bs Bùi Tiến) đã điện thoại trao đổi, giải thích cùng anh Phan Quang Tuấn. Anh Phan Quang Tuấn đã hiểu và hài lòng.


Thăm dò ý kiến