Thông tin đường dây nóng tháng 11.2021
1. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về về việc sửa thông tin trong Giấy chứng nhận tiêm chủng
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Văn Trí đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Trí mới tiêm 1 mũi nhưng trên App Sổ sức khỏe điện tử hiện lên 2 mũi tiêm. 14h ngày 20/11 anh đến Trung tâm Y tế Quận 8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu sửa cho đúng số lượng mũi tiêm, nhưng nhân viên y tế yêu cầu liên hệ Sở Y tế.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Văn Trí, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Trí một số vấn đề về tiêm phòng vắc xin và cách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của anh Trí tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin phản ánh của anh Nguyễn Văn Trí và thông tin, hướng dẫn như sau: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) đã triển khai kênh tiếp nhận thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của người dân TP. Hồ Chí Minh để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Bên cạnh đó, trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc-xin. Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vắc-xin, phân bổ vắc-xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng. Để gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, người dân thực hiện các bước như sau: Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report. Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố, … và lựa chọn loại phản ánh phù hợp. Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file “Giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. Lưu ý: Những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống. (537).
2. Sở Y tế thành phố Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin trên App PC Covid
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Lê Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về việc sai thông tin tiêm chủng trên App PC Covid. Cụ thể: anh đã tiêm 2 mũi nhưng trên App PC covid mới hiện có 1 mũi.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Lê Cường, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Cường một số vấn đề về tiêm phòng vắc xin và cách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân.
Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng chuyển thông tin phản ánh của anh Cường tới Sở Y tế Hà Nội. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Cường qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Người dân có thể sửa thông tin khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. (631)
3. Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc xin giấy xác nhận đã khỏi bệnh
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Cao Văn Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vợ anh Cường bị dương tính với Covid-19, tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên Trạm y tế phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, tỉnh Bình Dương không hướng dẫn cho những trường hợp F0 triệu chứng nhẹ, chữa trị tại nhà. Sau khi khỏi bệnh người dân khó khăn trong việc xin giấy xác nhận khỏi bệnh.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Cường, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân cần chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch; chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch tại địa phương; cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid; thường xuyên thực hiện các quy định về 5K - Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19; bình tĩnh, chủ động, không chủ quan lơ là, không hoang mang, lo lắng; không kỳ thị, xa lánh những người có liên quan đến vùng có dịch; không tích trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để đảm bảo ổn định tình hình trên địa bàn tỉnh. Thực hiện khai báo y tế đến Trạm Y tế nơi cư trú, Tổ Covid-19 cộng đồng khi có bất kỳ một trong các biểu hiện bất thường như ho, sốt, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác; tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 để được thực hiện sàng lọc Covid-19 chủ động. Chủ động tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho bản thân, gia đình để chủ động phòng, chống dịch bệnh; chỉ mua, sử dụng các sinh phẩm xét nghiệm đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Khi phát hiện kết quả xét nghiệm dương tính với test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, cần bình tĩnh, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác, tự cách ly tại nhà; đồng thời liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc thông báo ngay tới đường dây nóng tiếp nhận thông tin về dịch bệnh Covid-19 của ngành Y tế. Tuyệt đối không tự ý di chuyển ra khỏi nơi cư trú khi phát hiện bản thân có kết quả dương tính bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Cường tới Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Cao Văn Cường qua đường dây nóng, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã kiểm tra và hướng dẫn, trả lời người dân. Người dân đã hài lòng với xử lý của Sở Y tế Bình Dương và cơ sở y tế. (635)
4. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về giá xét nghiệm tại bệnh viện
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Vũ Quang Hoàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 21/11/2021 vợ anh Vũ Quang Hoàng đến xét nghiệm tại Bệnh viện Xuyên Á, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện thu phí xét nghiệm covid -19 bằng phương pháp PCR lên tới hơn 900 ngàn đồng. Anh Hòa thấy không đúng giá Bộ Y tế quy định.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Vũ Quang Hòan, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời chuyển phản ánh của anh tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Hòa qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 8-11-2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư áp dụng trong các trường hợp: Thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả và các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định bao gồm: Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9-5-2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ và nhân viên y tế. Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 được quy định như sau: Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 16.400 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 109.700 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 38.500 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 186.600 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Trường hợp mẫu đơn: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 166.800 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 518.400 đồng/xét nghiệm. Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương theo quy định cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định.
Tuy nhiên, theo Luật khám chữa bệnh thì bệnh viện tư nhân được thu theo giá xây dựng của bệnh viện, có công khai và kê khai giá. (649).
5. Trung tâm Y tế Đà Lạt trả lời phản ánh của người dân về công tác tiêm chủng
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Võ Quốc Quyên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Trạm y tế phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về công tác tiêm chủng và thái độ ứng xử của nhân viên y tế tại đây. Cụ thể: Anh Quyên đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 (vắc xin vero cell) tại quê nhà vào ngày 15/10, sang tháng 11 anh có đến Đà Lạt làm việc và để tránh bị lỡ mũi tiêm anh đã chủ động đến đăng ký tiêm chủng tại Trạm y tế phường 5, nhân viên y tế hướng dẫn anh khi nào đủ thời gian tiêm mũi thứ 2 thì mới đến đăng ký. Đúng 15/11 anh đến để đăng ký tiêm. Nhưng sau đó anh không thấy có bất cứ thông báo nào từ trạm y tế. Khi anh tới thì nhân viên y tế nói đã gọi điện báo cho anh, tại sao anh không theo dõi thông báo trên các phương tiện thông tin. Anh Quyên khẳng định anh không hề nhận được bất kỳ cuộc gọi hay tin nhắn hoặc giấy mời tiêm nào của trạm y tế, khi thắc mắc thì nhân viên y tế nói hết vắc xin, Trưởng trạm y tế thì cho biết còn vắc xin nhưng không thể bỏ một lọ ra sử dụng có 2 liều được. Anh Quyên không hài lòng với cách làm việc và tổ chức tiêm chủng của trạm y tế, yêu cầu thứ nhất hỗ trợ anh tiêm mũi 2 trong sớm nhất, và đặc biệt trấn chỉnh lại thái độ ứng xử của nhân viên y tế tại trạm vì trong suốt thời gian thời gian làm việc và tiếp xúc với nhân viên y tế tại đây có thái độ rất hống hách, ban ơn cho người từ tỉnh khác đến tiêm chủng.
Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của anh tới Trung tâm Y tế Đà Lạt. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Quyên qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế Đà Lạt đã trả lời như sau: Căn cứ nội dung phản ánh của anh Võ Quốc Quyên về lịch hẹn tiêm vắc xin covid-19 mũi 2 và thái độ ứng xử của nhân viên y tế tại Trạm Y tế phường 5. Trung tâm Y tế Đà Lạt đã gọi số điện thoại 0333205468 gặp anh Quyên; đã chia sẻ các thông tin phản ánh và mong anh thông cảm cho nhân viên y tế trong thời gian này. Qua kiểm tra hệ thống tiêm chủng vắc xin Covid-19: anh Võ Quốc Quyên đã tiêm vắc xin vero cell mũi 2 vào ngày 24/11/2021 tại điểm tiêm khoa YTDP (Điểm tiêm Trường tiểu học Mê Linh - 22 Bà Triệu- Phường 4 - Đà Lạt). Anh Quyên đã hài lòng với cách xử lý của Trung tâm Y tế Đà Lạt. (533)
6. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin tiêm chủng
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 11 năm 2021, chị Trương Thị Mỹ Trang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Người nhà của chị là Trương Võ Chân (sinh ngày: 12/06/2003), đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 tại Trạm y tế phường 4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sử dụng 2 số điện thoại khác nhau. Nay chị muốn sửa số điện thoại cùng về môt số nhưng trạm y tế từ chối sửa thông tin cho người dân.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Trương Thị Mỹ Trang, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị Trang một số vấn đề về quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của chị Trang tới Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin phản ánh chị, chị phản ánh tại đây để được hỗ trợ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report. Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/ , chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report. Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố … Lựa chọn 1 trong 3 loại phản ánh phù hợp với bạn: Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có Chứng nhận tiêm; Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có Chứng nhận tiêm mũi 1; Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có Chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2. Mục Địa điểm tiêm cách nhập như sau: bấm "Chọn" để vào mục Cơ sở tiêm chủng, tại đây có các thông tin về tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường đã chọn, để thuận tiện cho việc tìm kiếm địa điểm tiêm, nếu nơi xác nhận trên giấy xác nhận là Trạm Y tế thì nhấn chọn Trạm Y tế dưới mục Tìm kiếm, nếu nơi xác nhận trên giấy xác nhận KHÔNG phải là Trạm Y tế, tại mục "quận/huyện" chọn huyện/thành phố của cơ sở đã tiêm và chọn "Tìm kiếm" để hiển thị các cơ sở tiêm của huyện/thành phố đó, nhấn chọn cơ sở phù hợp (trường hợp không rỏ cơ sở tiêm trên giấy xác nhận ở xã/phường nào). Bước 3: Tải ảnh chụp hoặc file “GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. (518)
7. Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc trả kết quả xét nghiệm
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 11 năm 2021, anh Bùi Xuân Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Perfect. Cụ thể: Ngày 21/11 anh Thắng đưa vợ và con đi lấy mẫy xét nghiệm PCR (mẫu gộp) thì được bệnh viện hẹn muộn nhất là 18h ngày 22/11 có kết quả, nếu có kết quả sớm hơn thì sẽ thông báo. Nhưng đến 19h ngày 21/11 anh Thắng đến bệnh viện hỏi kết quả thì được nhân viên bệnh viện thông báo có 1 mẫu bị dương tính nên không trả kết quả xét nghiệm. Anh Thắng không hài lòng với quy trình làm việc của bệnh viện, khi có kết quả dương tính mà không thông báo ngay cho bệnh nhân.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Bùi Xuân Thắng, trong giai đoạn cả nước đang phòng, chống Covid-19, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Thắng một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện… Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Bùi Xuân Thắng tới Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn và trả lời cho người dân. (509)
8. Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) trả lời phản ánh của người dân về việc vào thăm bệnh nhân
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 11 năm 2021, anh Phan Văn Thành đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 22/11 anh Thành có vào thăm vợ và làm thủ tục chuẩn bị sinh con nhưng bảo vệ Trung tâm Y tế nhất quyết không cho vào.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Phan Văn Thành, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh Thành một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ. Chuyên viên Đường dân nóng Bộ Y tế cũng khuyến cáo anh Thành cùng nâng cao ý chí quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, bằng cách tuân thủ khuyến cáo 5K để hạn chế tối đa khả năng lây lan của virus và chủ động tiêm vaccine khi đến lượt. Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển thông tin anh Thành phản ánh đến Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành. Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành đã giải thích cho người nhà và người bệnh, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hạn chế người vào thăm bệnh nhân, mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người chăm sóc. Anh Thành đã hiểu và thông cảm với các quy định của ngành, của Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành. (510)
9. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc không được hồ trợ khi bị Covid-19
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 11 năm 2021, anh Phạm Ngọc Viện đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh và chị Hồ Thị Huyền, Phạm Hồ Ngọc Hà (Địa chỉ: Ấp 5- Hòa Phú - Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh) đều dương tính với covid-19, đã liên hệ Trạm Y tế Hòa Phú, liên hệ trưởng trạm nhiều ngày nhưng không được hỗ trợ.
Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Phạm Ngọc Viện, Đường dây nóng Bộ tế cũng đã tư vấn cho anh Viện một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Trong khi tỉ lệ bao phủ vaccine đang được đẩy nhanh nhưng chưa đạt độ bao phủ toàn dân và các loại thuốc điều trị COVID-19 đang được phát triển, đưa vào sử dụng nhưng chưa có thuốc đặc trị; nhằm đảm bảo sự thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện… Trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Viện tới Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin phản ánh của anh Phạm Ngọc Viện và trả lời như sau: Người dân liên hệ số điện thoại Phòng chống dịch của Trạm Y tế: 0977009029; Trung tâm Y tế huyện Củ Chi: 0969176053 để được hỗ trợ. (627)
10. BV Nhi Trung Ương - Khoa Chống độc (Cấp III) trả lời phản ánh của người dân về việc mua phiếu phẫu thuật
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị Phương Nhung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 9/11 chị Nhung cho con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được chỉ định mua phiếu khám. Sau khi khám xong, bác sĩ Tuấn Anh bảo khi nào có điều kiện và thời gian thì quay lại để phẫu thuật. Ngày 23/11 chị Nhung đưa con quay lại để mổ thì bác sĩ lại bảo mua lại phiếu khám mới thì mới tiến hành xét nghiệm và phẫu thuật được. Chị Nhung không đồng ý với cách giải quyết trên.
Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch ở Hà Nội đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Nguyễn Thị Phương Nhung, Đường dây nóng Bộ tế cũng đã tư vấn cho chị Nhung một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện… Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.
Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Nhung tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngay sau khi nhận được phản ánh của chị Nhung từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Người bệnh Nguyễn Bảo An Nhiên (địa chỉ Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Ngày 09/11/2021, người bệnh đến khám tại khoa Khám bệnh, được chẩn đoán Co gấp cò súng ngón tay. Bác sĩ đã giải thích, tư vấn về chỉ định phẫu thuật. Ngày 23/11/2021 người bệnh đến khám lại và đăng ký mổ phiên. Người bệnh phải mua phiếu khám là đúng với quy định của bệnh viện. Bác sĩ đã giải thích lại cho người nhà người bệnh thông hiểu và không thắc mắc gì thêm. (574)
11. Sở Y tế Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về sai thông tin trên App PC Covid.
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, anh Hồ Hùng Cường (Địa chỉ: Khu phố 10, Phường Phước Hội, Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh tiêm mũi 1 ngày 13/09/2021 vaccine AstraZeneca, mũi 2 ngày 31/10/2021 vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, trên App PC covid chỉ hiển thị mũi tiêm 1.
Đường dây nóng Bộ Y tế cũng chuyển thông tin phản ánh của anh Cường tới Sở Y tế Hà Nội. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Cường qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân (562).
12. Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân xung quanh việc test xét nghiệm
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Công Trí (Địa chỉ: Xã Lai Hưng, huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Trí và các công nhân khác test nhanh Covid-19 tại xã Lai Hưng nhưng giá test nhanh là 150k/người; sau khi test xong không đưa biên lai.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Công Trí, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã tư vấn cho anh Trí một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 và xét nghiệm: Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện… Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Trí tới Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ghi nhận thông tin, hướng dẫn và trả lời cho người dân; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân. (426)
13. Trung tâm Y tế Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trả lời phản ánh của người dân về việc gia đình có người là F1
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, chị Phạm Thị Thu Thảo Địa chỉ: Ấp Bình Lâm, xã Bình Phú, Huyện Cao Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Gia đình chị Thảo hiện đang có 4 F1 nhưng không liên hệ được với CDC, Sở Y tế.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Phạm Thị Thu Thảo, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã tư vấn cho chị Thảo một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19. : Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại. Với các trường hợp F1 cần chấp hành nghiêm các quy định nhằm đảm bảo không lây lan dịch bệnh, như: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Luôn thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế. Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác. Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày… Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Trí tới Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế Huyện Cai Lậy đã ghi nhận thông tin, đã liên hệ giải thích với người dân hiểu rõ là phải liên hệ trạm y tế hoặc trung tâm y tế nơi cư trú để được giải đáp (539).
14. Sở Y tế Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về sai thông tin trên App PC Covid.
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị Lệ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị tiêm mũi 1 ngày 06/09/2021, mũi 2 ngày 08/10/2021, vắc xin vercell. Tuy nhiên, trên App PC covid chưa hiển thị mũi tiêm nào.
Đường dây nóng Bộ Y tế tư vấn cho chị Lệ một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc xin, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của chị Lệ tới Sở Y tế Hà Nội. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của chị Lệ qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân. (567).
15. Sở Y tế tỉnh Long An trả lời phản ánh của người dân về việc không liên hệ được nhân viên y tế
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2021, anh Trường Đình Minh Tân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh xét nghiệm có kết quả dương tính nên đến Trạm y tế xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An để khai báo y tế lấy thông báo cách ly tại nhà nhưng không liên hệ được trạm y tế.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Trường Đình Minh Tân, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã tư vấn cho anh Tân một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 và cách ly tại nhà: Các trường hợp F1 cần chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà và cam kết với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo không lây lan dịch bệnh. F1 cần tuân thủ một số điều trong thời gian cách ly y tế tại nhà như sau: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi. Luôn thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD (VietNam Health Declaration) – phần mềm quản lý, giám sát cách ly y tế tại nhà hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly. Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly. Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác. Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày. Tự phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt. Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày theo quy định. Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly…
Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển thông tin phản ánh của anh Tân tới Sở Y tế Long An. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Tân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Long An yêu cầu Lãnh đạo TTYT Đức Hoà kiểm tra Trạm Y tế Đức Hoà Hạ và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân. (606).
16. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc không được ở lại chăm sóc bệnh nhân
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Đức Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cụ thể: anh là người nhà bệnh nhân đến chăm sóc, tuy nhiên bệnh viện không cho ra ngoài và cũng không được ở tại phòng bệnh để ngủ lại. Theo bệnh viện trả lời, nếu ở phòng dịch vụ thì mới được ngủ lại, còn không phải phòng dịch vụ thì không được. Anh rất bức xúc và phản ánh có nhiều người cũng gặp tình trạng này và không được bệnh viện giải quyết thoả đáng.
Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Đức Anh, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã thông tin cho anh Nguyễn Đức Anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.
Đồng thời Đường dân nóng Bộ Y tế đã chuyển thông tin anh Nguyễn Đức Anh phản ánh đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Đức Anh qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã liên hệ với anh Nguyễn Đức Anh: xác nhận khách hàng điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương; khách hàng không điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.