LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

09/07/2008 | 05:00 AM

 | 

Ngày 21-11- 2008 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 12 đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

Ngày 21-11- 2008 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 12 đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được soạn thảo và xây dựng theo sáng kiến lập pháp của Ủy ban Ủy ban về các vấn đề Xã hội trên cơ sở tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình tại các ngành, địa phương, quốc gia ; nền văn hóa Việt Nam cùng với kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương để bổ sung những hạn chế và thiếu hụt của hệ thống pháp luật. Mục đích Luật nhằm bảo vệ và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc trong đó coi trọng ngăn ngừa bạo lực gia đình, hòa giải, phát hiện và xử lý sớm ngay tại cộng đồng

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 Chương và 45 Điều trong đó Chương I: Quy định chung gồm 8 điều; Chương II: Phòng ngừa bạo lực gia đình gồm 3 Mục, 9 điều; Chương III: Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (2 mục, 13 điều); Chương IV:Trách nhiệm cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình (11 điều); Chương V: Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và khiếu nại, tố cao ( 3 điều) và Chương VI: Điều khoản thi hành (1 điều).

Luật nêu rõ các loại hành vi bạo lực, trong đó có hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng là hành vi gây tai nạn thương tích. Chương 2 về phòng ngừa bạo lực, luật cũng đưa ra các biện pháp có hiệu quả bao gồm thong tin, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình, hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực.

Chương IV của Luật cũng quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các cơ quan liên quan như Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Toà án, Viện Kiểm sát. Trong đó trách nhiệm của Bộ Y tế là:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.