Chi phí cho tai nạn chết đuối và đuối nước miền Tây Autralia năm 2001 và 2002

02/05/2005 | 05:00 AM

 | 

Tại Australia, chết đuối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Theo ủy ban giám sát thương tích quốc gia, năm 1998 đuối nước chiếm 3,1% số tử vong do thương tích ở mọi nhóm tuổi.

Chi phí cho tai nạn chết đuối và đuối nước miền Tây Autralia năm 2001 và 2002



Tại Australia, chết đuối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Theo ủy ban giám sát thương tích quốc gia, năm 1998 đuối nước chiếm 3,1% số tử vong do thương tích ở mọi nhóm tuổi. Tại miền tây Australia, từ năm 1995 đến 2000, 186 trường hợp tử vong do chết đuối, trong đó có 45 trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, đuối nước cũng là nguyên nhân nghiêm trọng phải nhập viện, thường để lại di chứng lâu dài.

 

Gần đây, Trung tâmnghiên cứu thương tích- Khoa phòng chống thương tích y tế miền tây Australia đã hoàn thành bản nghiên cứu về chi phí do tai nạn chết đuối và đuối nước trong hai năm 2001 và 2002

Số liệu về các trường hợp tai nạn chết đuối và đuối nước được thu thập tại các khoa cấp cứu, số liệu tử vong và tàn tật trong bệnh viện. Các loại chi phí được tính đến bao gồm những chi phí trong hệ thống y tế, các lĩnh vực khác không thuộc chăm sóc y tế, mất mát về khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Để tính các chi phí, các trường hợp chết đuối được chia làm ba loại sau: tử vong, thương tích vừa phải hoặc nặng như tổn hại đến thần kinh dẫn đến tàn tật suốt đời, cuối cùng là hồi phục hoàn toàn.

 

Chết đuối và đuối nước là nguyên nhân của 27 trường hợptử vong; 52 trường hợp nhập viện và được cứu sống và 97 người khác vào cấp cứu được xuất viện. Đối với các trường hợp nằm viện, bản báo cáo ghi nhận 49 bệnh nhân khỏi hoàn toàn và ba trường hợp nằm lại do thương tích ở mức độ vừa phải hoặc trầm trọng do đuối nước.

 

Nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là trẻ em từ 0 đến 4 tuổi, chiếmtới 30% trường hợp tử vong, 46% phải điều trị tại viện và 63% vào khoa cấp cứu. Nếu xem xét tỉ lệ của nhóm tuổi trẻ nhất này trên 100.000 dân cho thấy: tỉ lệ tử vong là 6,4 trên 100.000 dân;20,6 trên 100.000 là tỉ lệ điều trị tại viện và 77 trên 100.000 dân là nhập khoa cấp cứu. Trong khi đó, các tỉ lệ tương ứng trên toàn quốc là 1/100000 dân, 3/100000 và 8/100000. Nam giới là đối tượng gặp nhiều rủi ro hơn, chiếm tới 78% trường hợp tử vong, 58% phải điều trị tại viện và 58% trường hợp vào khoa cấp cứu.

 

Tổng chi phí tai nạn liên quan tới chết đuối ước tính 46,5 triệu USD, với 264.300 USD cho mỗi trường hợp. Các chi phí chủ yếu do từ các hậu quả nghiêm trọng của đuối nước, trong đó tử vong chiếm tới 93% chi phí và 6% chi phí do thương tích vừa hoặc tàn tật do đuối nước. Ước tính số chi phí thiệt hại do mất đi một số năm sống chết đuối là 1,598 triệu USD. So sánh với các loại thương tích khác, tỉ lệ chi phí cuộc sống do chết đuối là quá cao. Trung bình, chi phí cho mỗi trường hợp bị thương hoặc tàn tật nghiêm trọng là 985.000 USD. Các trường hợp hồi phục hoàn toàn thì chi phí thấp hơn nhiều, khoảng 6.700 USD khi nằm viện và 850 USD nếu nhập khoa cấp cứu rồi xuất viện.

 

Bên cạnh đó, những tổn thất về khả năng lao động và giá trị của cuộc sống cũng chiếm phần lớn chi phí do tai nạn chết đuối, ước tính khoảng 45,5 triệu USD, chiếm 98% tổng chi phí tai nạn chết đuối và đuối nước. Trong hệ thống y tế, chi phí cho chết đuối và đuối nước khoảng 630.000 USD trong đó chi phí cho bệnh viện bao gồm chi phí điều trị tại khoa cấp cứu, chiếm 35%. Ngoài ra, những chi phí cho các khoản khác lại rất nhỏ, chủ yếu là chi phí cho điều trị chăm sóc lâu dài ở các trường hợp thương tích có tỉ lệ thương tích vừa hoặc nặng.

 

Sự phân bổ về chi phí giữa các nhóm tuổi và giới tính phản ảnh tỉ lệ giới và nhóm tuổi bị tai nạn liên quan tới chết đuối. Tổng chi phí cho trẻ từ 0 đến 4 tuổi chiếm 35% tổng chi phí tai nạn chết đuối và đuối nước khi chỉ chiếm 7% tổng dân số. Đây là tỉ lệ cao bởi tỉ lệ chi phí ở các nhóm tuổi khác đều thấp hơn so với tỉ lệ của họ trong tổng dân số. Trong các nhóm tuổi, nam giới chiếm 76% tổng chi phí.

 

Tai nạn đuối nước còn tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Chi phí này được tính trên những mất mát về tai nạn tử vong hoặc tàn tật và những chi phí khác liên quan tới đuối nước. Một thách thức với các nhà hoạch định chính sách, hoạt động phòng chống thương tích là xây dựng các chiến lược, chương trình giảm tai nạn và những chi phí liên quan tới chết đuối, đuối nước. Một nghiên cứu gần đây do trung tâm nghiên cứu thương tíchthực hiện cho thấy, chúng ta có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nếu các chương trình phòng chống tai nạn chết đuối được thực hiện thành công và hiệu quả. Bản nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí xã hội sẽ là gánh nặng đầu tiên nếu chương trình không được thực hiện thành công. Khi tiến hành quá trình lập kế hoạch và lựa chọn ưu tiên cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, kết quả của nghiên cứu này một trong những nguồn tư liệu quý giá cho thấy hiệu quả có được khi tiến hành chương trình phòng chống tai nạn chết đuối trong quá trình lập kế hoạch và thiết lập ưu tiên các hoạt động phòng chống thương tích.

 

( Nguồn: Bản tin nghiên cứu thương tích

Số 9tháng 10 năm 2004Đại học miền Tây Australia)