Nhà trẻ, mẫu giáo an toàn - Một số biện pháp phòng ngừa TNTT tại nhà trẻ, mẫu giáo

02/05/2005 | 05:00 AM

 | 

Nhà trẻ, mẫu giáo an toàn - Một số biện pháp phòng ngừa TNTT tại nhà trẻ, mẫu giáo

3.1. Phòng ngừa ngã

·        Cầu thang, ban công, cửa sổ và nơi chơi của trẻ cần đảm bảo an toàn để tránh trẻ bị ngã. Ví dụ: cầu thang có cửa chắn, cửa sổ không dễ trèo, ban công đủ cao ít nhất đến ngực trẻ;

·        Bàn ghế, giường cũi phải chắc chắn;

·        Sân trường, sân chơi của trẻ phải bằng phẳng, không trơn trượt;

·        Các thiết bị đồ chơi ngoài sân phải chắc chắn, an toàn.

3.2. Phòng ngừa thương tích do vật sắc nhọn

·        Dao, kéo và các vật dùng sắc nhọn và mảnh kính vỡ có thể gây cho trẻ những thương tích nghiêm trọng. Để ở nơi trẻ em không với tới được.

3.3. Phòng ngừa bỏng

·        Không để trẻ em đến gần các vật nóng như thức ăn nóng, nước sôi, đèn dầu, diêm và các thiết bị điện.

·        Đồ dùng đựng thức ăn nóng phù hợp.

3.4. Phòng ngừa đuối nước

·        Trẻ em có thể chết đuối trong vòng 2 phút ở những nơi có rất ít nước. Vì vậy ao hồ, hố vôi phải được rào. Giếng, bể, lu đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn.

3.5. Phòng ngừa điện giật

·        Cầu dao, ổ cắm điện phải đặt ở nơi trẻ không với tới.

3.6. Phòng ngừa hóc sặc

·        Trẻ em thích đưa các thứ vào miệng. Không cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật nhỏ để phòng ngạt thở.

·        Khi cho trẻ ăn các cô phải chú ý đề phòng sặc bột, cháo.

·        Thức ăn cho trẻ được chế biến phù hợp với lứa tuổi.

3.7. Phòng ngừa ngộ độc: Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh; không dùng các loại rau quả có tẩm hoá chất hoặc thu hái trong thời gian không đảm bảo về phun thuôc trừ sâu. Tăng cường cung cấp thực phẩm, rau sạch cho các cháu.

3.8. Về phía các cô giáo

·        Các cô phải để ý trông nom các cháu, không để các cháu chơi mộtmình.

·        Nhà trẻ mẫu giáo phải có tủ thuốc cấp cứu và các cô phải được hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ.