Thông tin phản ánh về quy trình chuyên môn

29/11/2018 | 18:47 PM

 | 

Bệnh nhân phản ánh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, tình trạng bệnh không đỡ mà xấu đi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 11 năm 2018, anh Từ Khắc Thoát đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 01 tháng 10 năm 2017, anh có đến Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, thành phố Hồ Chí Minh để mổ thoát vị đĩa đệm cổ. Bác sỹ Phạm Ngọc Anh trực tiếp phẫu thuật cho anh. Hiện nay bệnh của anh không thấy đỡ mà còn bị đau hơn. Anh không hài lòng về kết quả điều trị này và đề nghị Bệnh viện xử lý. Sau khi được Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển phản ánh của anh Từ Khắc Thoát về kết quả phẫu thuật đĩa điệm cổ, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: Trước khi được mổ cột sống cổ, Bệnh nhân Từ Khắc Khoát bị  đau nhiều, yếu tứ chi, đi lại không được phải dùng nạng. Bệnh nhân đã được mổ giải ép tủy cổ lối sau. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đau cổ ít, đi lại được, yếu nhẹ 2 tay, tình trạng đã cải thiện nhiều và ổn định nên Bác sỹ cho bệnh nhân xuất viện về điều trị ngoại trú. Sau đó Bệnh nhân xin chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu – Thần Kinh của Bệnh viện đã giải quyết theo yêu cầu của Bệnh nhân và làm các thủ tục để bệnh nhân chuyển viện. Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cho biết, Bệnh viện đã giải thích trực tiếp cho bệnh nhân, nếu Bệnh nhân có triệu chứng gì bất thường và muốn điều trị tại Khoa Ngoại Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu – Thần Kinh Bệnh viện Trưng Vương thì Khoa sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho Bệnh nhân.

 

Bệnh viện Sảnh Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người nhà bênh nhi về trường hợp trẻ bị sốc phẩn vệ do tiêm thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 11 năm 2018, anh Nguyễn Văn Biên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: cháu Lê Minh Đ. nhập viện điều trị viêm phổi từ ngày 2/11/2017 tại phòng B39 khoa hồi sức tích cực, BV Sản Nhi- Bắc Ninh. Trong quá trình điều trị bệnh tình bé không thuyên giảm, gia đình xin chuyển viện nhưng Bệnh viện không đồng ý. Ngày 16/11, sau khi tiêm thuốc trẻ bị sốc phản vệ. Người nhà bệnh nhi đã tra đổi với ban Giám đốc BV nhưng chỉ nhận được câu trả lời là chờ. Người  nhà bệnh nhi không hài lòng; đã yêu Cầu Sở Y Tế Tỉnh Bắc Ninh kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đã trả lời như sau: Ngay khi xảy ra diễn biến ca bệnh, bệnh viện đã báo cáo nhanh về Sở Y tế diễn biến ca bệnh và xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. Đồng thời bệnh viện cũng báo cáo và xin ý kiến của Trung tâm ADR quốc gia để xử trí. Liên hệ mời chuyên gia từ Bệnh viện Nhi trung ương về hỗ trợ cấp cứu hồi sức ca bệnh. Sau khi người nhà người bệnh có những phản ứng thắc mắc, bệnh viện đã mời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Ninh, Viện Kiểm sát thành phố Bắc Ninh đến phối hợp làm rõ sự việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã thành lập Hội đồng giám định pháp y và trưng cầu Viện khoa học hình sự Bộ Công an (C54) để giám định pháp y xác định nguyên tử vong. Công tác giám định kết thúc  hồi 23 giờ 30 phút ngày 16/11/2017. Hiện tại, đang chờ kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

 

Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ khám hơn 2 giờ đồng hồ:  Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 05 tháng 11 năm 2018, bệnh nhân Vũ Văn Hệ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 5 tháng 11 anh Vũ Văn Hệ đi khám bệnh tại Bệnh viện nột tiết trung ương. Bệnh nhân đang trong tình trạng đau nhưng phải đợi ở phòng số 2 hơn 2 giờ đồng hồ vẫn chưa được vào siêu âm. Bệnh nhân có vào xin được siêu âm trước vì đau nhưng bị đuổi ra. Bệnh nhân bức xúc đã gọi điện phản ánh đến Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, Bệnh viện đã kiểm tra xác minh sự việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh cơ sở Tứ Hiệp, bệnh viện đã yêu cầu Khoa tường trình sự việc  theo phản ánh của bệnh nhân. Trong bản tường trình của Khoa Chẩn đoán hình ảnh báo cáo: Ngày 05/11/2018 phòng siêu âm số 2 do bác sỹ Trần Thị Lan Anh và điều dưỡng Nguyễn Thị Mai. Khoảng hơn 11h sáng có bệnh nhân Vũ Văn Hệ có số thứ tự siêu âm 150 tại phòng siêu âm số 2 vào nhờ các bác sỹ phòng số 2 làm sớm với lý do đâu khớp, bác sỹ kiểm tra giấy siêu thì thấy bác sỹ chỉ định siêu âm ổ bụng và thấy tình trạng bệnh nhân khỏe mạnh nên giải thích với bệnh nhân đau khớp không phải là tình trạng cấp cứu và bệnh nhân chưa đến số làm siêu âm nên đề nghị bệnh nhân làm theo số thứ tự ( lúc đó phòng siêu âm số 2 làm đến số 105) nhưng bệnh nhân Vũ Văn Hệ không hợp tác và xúc phạm bác sỹ, điều dưỡng và bệnh viện với lời lẽ thô tục. Tại thời điểm đó trong phòng có 5 bệnh nhân đến số chứng kiến và yêu cầu chúng tôi không giải quyết cho bệnh nhân Vũ Văn Hệ. 5 bệnh nhân chứng kiến lúc đó: Bệnh nhân Dư Văn Quý sđt 0347104801; bệnh nhân trần Thị Nhạn sđt 0984590947; bệnh nhân Nguyễn Thị Hồi sđt 0988672980; bệnh nhân Nguyễn Thị Hương sđt 0365136297; bệnh nhân Trần Thị Linh sđt 0979213918.  Căn cứ vào kết quả làm việc với Khoa Chẩn đoán hình ảnh ngày 08/11/2018 ban kiểm tra xử lý phản ánh đường dây nóng  nhận thấy sự việc phản ảnh của anh Vũ Văn Hệ là yêu cầu không chính đáng. Bác sỹ và điều dưỡng phòng siêu âm số 2 đã làm đúng quy định của bệnh viện. Qua sự việc này ban kiểm tra xử lý phản ánh đường dây nóng bệnh viện đã nhắc nhở quán triệt toàn thể CBNV trong cuộc họp phải luôn luôn thực hiện tốt quy tắc ứng xử của nhân viên y tế đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ chịu các hình thức kỷ luật của bệnh viện.

 

Bệnh nhân phản ánh sau khi mổ bệnh nhân bị liệt: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 11 năm 2018, anh Ngụy Phan Cúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 27 tháng 7 năm 2017, anh Cúc nhập Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật thần kinh. Bác sỹ Nguyễn Văn No, Khoa ngoại thần kinh, đã trực tiếp phẫu thuật cho anh. Điều đáng nói là trước khi phẫu thuật, anh đi lại bình thường, nhưng sau phẫu thuật, anh không đi lại được, bị liệt phần chân dưới. Ngày 03 tháng 8 năm 2017, anh được các bác sỹ phẫu thuật lại, nhưng tình hình không có gì tiến triển. Anh có báo lại bệnh viện Chợ Rẫy về tình trạng của anh. Tháng 10 năm 2018, anh có đến Bệnh viện Chợ Rẫy để phản ánh về việc này. Giám đốc Bệnh viện đã giao Trưởng Khoa Ngoại thần kinh làm việc với anh, nhưng Trưởng Khoa Ngoại đi công tác nên Bệnh viện đã cử người đưa anh Cúc đi chụp MRI và cho thuốc điều trị. Anh Cúc cho biết, anh có đi khám tại Bệnh viện Thần kinh Quốc tế và được bác sỹ chẩn đoán là bị tổn thương thần kinh nặng, không phẫu thuật được nữa mà phải tập vật lý trị liệu. Anh Cúc đã đi tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Đồng Xoài được nửa năm nay. Anh Cúc muốn được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy giải thích về trường hợp của anh nên anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh.  Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của bệnh nhân. Đã hướng dẫn bệnh nhân nếu còn thắc mắc việc gì liên quan đến tình trạng bệnh của mình thì đề nghị bệnh  nhân viết lại bằng văn bản gửi đến bệnh viện, bệnh viện sẽ căn cứ vào văn bản để trả lời thắc mắc của bệnh nhân.

 

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trả lời trường hợp bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên phải chờ xong thủ tục hành chính mới được khám và điều trị: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 11 năm 2018, anh Đỗ Thành Công đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Đỗ Mạnh T. bị chấn thương cột sống được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Bệnh nhân được đưa vào Phòng Khám của Khoa Phẫu thuật cột của Bệnh viên, nhưng bệnh nhân đã phải nằm chờ làm xong thủ tục giấy tờ mới được khám và điều trị bệnh. Anh Công bức xúc đã phản ánh đến Đường dây nóng Bộ Y tế.  Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trả lời như sau: Theo đúng quy định cuả bệnh viện, khi người bệnh đến khám chữa bệnh phải làm đầy đủ theo đúng quy trình từ việc đăng ký vào khám, khám theo đúng chuyên khoa, Bác sỹ khám sau đó căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân sẽ cho các chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu... để có hướng điều trị cho người bệnh thì phải chờ có toàn bộ các kết quả chứ không phải cứ có giấy chuyển tuyến nên là đã có đầy đủ căn cứ để điều trị cho người bệnh.

 

Bệnh viện Thống Nhất trả lời ý kiến phản ánh của người nhà bệnh nhân bức xúc về việc Bệnh viện Thống Nhất không cho biết nguyên nhân bệnh nhân tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 11 năm 2018, chị Nguyễn Thị Tuyết đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Bệnh viện Thống Nhất gây phiễn nhiễu trong việc cung cấp hồ sơ của bệnh nhân đã tử vong. Theo chị Tuyết: sáng ngày 24 tháng 11 năm 2018, bệnh nhân Nguyễn Văn C. được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Thống nhất, đến tối cùng ngày bệnh nhân được đưa vào phòng cách ly và của Khoa Nội thận và gia đình ký giấy để bệnh nhân được lọc máu. Tuy nhiên đến hôm sau, tức là ngày 25/11,  bệnh nhân tử vong thì Bệnh viện lại yêu cầu gia đình ký giấy đưa bệnh nhân về nhà, không có giấy ra viện hay bất kỳ giấy tờ nào khác. Gia đình không hề được Bệnh viện giải thích và không cung cấp thông tin gì về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân C. Đến sáng ngày 28/11 gia đình đến Bệnh viện yêu cầu làm rõ nguyên nhân tử vong và yêu cầu Bệnh viện cung cấp hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thì Bệnh viện đùn đẩy trách nhiệm. Chị Tuyết yêu cầu Bệnh viện cung cấp hồ sơ của bố mình và làm rõ nguyên nhân khiến bệnh nhân C. tử vong đột ngột bất thường như vậy. Sau khi nhận được phản ánh của người nhà bệnh nhân, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, Bệnh viện đã kiểm tra và thông tin như sau: Người bệnh Nguyễn Văn C. sinh năm 1969, nhập Khoa cấp cứu lúc 6 giờ 20 phút ngày 24 tháng 11 năm 2018, sau đó chuyển lên Khoa Nội hô hấp lúc 7h40 phút cùng ngày, bệnh của bệnh nhân diễn tiến nặng nên bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc ngày 28 tháng 11 năm 2018. Chẩn đoán: Viêm phổi nặng biến chứng sốc nhiễm khuẩn, ARDS-Suy đa cơ quan (suy tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, rối loạn đông máu)- Nhiễm trùng đường tiểu do E.coli/ xơ gan do nghiện rượu. Người bệnh đã được kịp trực tại khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc hết sức nỗ lực điều trị với tất cả những phương pháp hiện đại nhất, nhưng do bệnh quá nặng không thễ cứu chữa được. Về cấp giấy ra viện: Do bệnh quá năng gia đình xin ra về gấp, kíp trực chưa thể quyết toán nhanh về chi phí điều trị trên máy tính, nên có giải thích với gia đình sẽ đến nhận giấy ra viện vào ngày hôm sau, và sau đó gia đình đã nhận được giấy xuất viện với đầy đủ thông tin.

 

Bệnh viện Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người bệnh về việc bác sỹ nhổ răng của bệnh nhân:  Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 08 tháng 11 năm 2018, chị Trương Thị Kim Xuyến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh vào ngày 25 tháng 7 năm 18, bác ỹ Lê Thị Hằng Mai làm việc tại phòng dịch vụ - Khoa răng hàm mặt - BV quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh, đã nhổ của bệnh nhân 5-6 cái răng lành, làm bệnh nhân bị cứng hàm dưới. Bệnh nhân đã đến Bệnh viện và khiếu nại thì được Bệnh viện phản hồi là bác sỹ đó có tay nghề tốt. Nhưng chị Xuyến không hài lòng vì chị được biết bác sỹ nhổ răng cho chị như vậy để thuận tiện cho việc làm răng giả. Sau khi nhận được phản ánh của chị Xuyến, Bệnh viện quận Tân Phú đã trả lời như sau:Ngày 03/7/2018, Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận bệnh nhân Trương Thị Kim Xuyến, sinh năm 1955 đến khám với nhu cầu nhổ răng để làm răng giả và được Bs Lê Thị Hồng Mai thăm khám, bác sĩ Mai nhận thấy bệnh nhân có 3 răng lung lay (răng R32, R34, R42), có 1 chân răng (R24), có 6 răng sâu vỡ lớn, trồi nhiều, mức độ chân răng còn trong xương ít gây ảnh hưởng đến khớp cắn (R21, R31, R33, R35, R43, R45). Bác sĩ Mai có tư vấn cho bệnh nhân: các răng này đã hư, sâu, bể lớn, sẽ gây sưng đau, nhiễm trùng và nếu làm hàm giả khi còn các răng này sẽ đau, nhiễm trùng, hàm lỏng lẻo, sai khớp cắn và không ăn nhai được. Để có khớp cắn tốt, sắp răng theo đúng tương quan tâm (tương quan lồi cầu – hõm khớp) và hàm giả tốt ăn nhai được nên nhổ các răng mục 1, 2, 3. Sau khi nhổ xong cái răng cuối cùng, chờ lành thương 2 tháng và làm lại răng giả. Bệnh nhân đồng ý và tiến hành nhổ lần lượt các răng vào ngày 04/7/2018, 11/7/2018, 25/7/2018, 31/7/2018, 03/8/2018, 21/8/2018, 29/8/2018 do các bác sĩ tại khu điều trị Khoa RHM (bệnh nhân ký cam kết đồng ý nhổ răng). Sau đó, bệnh nhân không quay lại bệnh viện mà làm hàm giả ở phòng khám tư nhân chỉ sau 1 tháng nhổ răng. Hiện tại, khi sử dụng hàm giả bệnh nhân không ăn nhai được, hàm giả bị lệch, đau (theo lời kể của con bệnh nhân). Ngày 17/10, đại diện ban lãnh đạo bệnh viện đã mời bệnh nhân Xuyến đến bệnh viện trả lời trực tiếp: Bs Lê Thị Hồng Mai đã thực hiện đúng quy định chuyên môn về việc thăm khám, tư vấn và chỉ định điều trị; Việc nhổ răng được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn và sự đồng ý cảu bệnh nhân; Việc bệnh nhân than phiền bị giảm sức khỏe là do hàm răng giả của bệnh nhân không sử dụng được, hàm bị lệch, ăn nhai đau. Việc này thuộc trách nhiệm của người đã làm răng giả cho bệnh nhân, chứ không phải do việc nhổ răng. Bệnh viện cho biết, bệnh nhân đã đồng ý với kết quả trả lời của bệnh viện. Ngày 08/11, bệnh viện nhận được thông tin phản ánh của bệnh nhân Xuyến qua Đường dây nóng Bộ Y tế, hiện nay bệnh viện đang tiến hành thành lập Hội đồng chuyên môn cấp liên viện theo quy định để giải quyết phản ánh của bệnh nhân. Xuyến.

 

Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc các nhân viên y tế chậm xử lý tình huống cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 11 năm 2018, anh Vinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh vào lúc 3h sáng ngày 18/11 anh đưa bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Nh. đến Bệnh viện Từ Dũ để cấp cứu, nhưng tại đây, bác sỹ Phòng cấp cứu không khám cho Nh. và cũng không cho bệnh nhân đi xét nghiệm, mà yêu cầu người nhà làm rất nhiều thủ tục giấy tờ gì đó. Anh Vinh cho biết trước khi đến Bệnh viện Từ Dũ, anh đã đưa bệnh nhân Nh. đến một bệnh viện tư nhân để khám. Ở bệnh viện tư nhân này bác sỹ đã khám và chẩn đoán bệnh nhân bị rò 3 lần trong 10p và yêu cầu cho bệnh nhân nhập viện. Vì không tin tưởng lắm vào bệnh viện tư nhân nên anh đã đưa bệnh nhân Nh. sang Bệnh viện Từ Dũ. Khi bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ, khi anh đưa kết quả khám của Bệnh viện tư nhân cho bác sỹ Phòng cấp cứu của Bệnh viện Từ Dũ nhưng bác sỹ bảo cứ ngồi chờ. Sau đó bác sỹ đi đâu đó, bệnh  nhân vẫn chưa được xét nghiệm hay khám gì hết. Rồi các điều dưỡng vẫn yêu cầu anh viết giấy và cam kết rất nhiều giấy tờ thủ tục. Anh Vinh không hài lòng với cách giải quyết của các bác sỹ và điều dưỡng ở đây, nên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận phản ánh, liên hệ người bệnh và người nhà bệnh nhân Nh. để xác minh, xử lý theo quy định. Kết quả sản phụ thai 31 tuần, dọa sanh non nên sau khi bác sĩ khám đã cho nhập viện điều trị, việc sản phụ dọa sinh non nên hạn chế di chuyển, các kết quả cận lâm sàng do sản phụ cung cấp có giá trị tham khảo nên không cần thiết phải cho làm các xét nghiệm không cần thiết. Do người nhà nóng lòng nên mong muốn được quan tâm hơn nên có phản ánh qua đường dây nóng. Sau khi được giải thích, người phản ánh đồng thuận không thắc mắc gì thêm. Qua việc này, Bệnh viện Từ Dũ cũng đã rút kinh nghiệm cho các nhân viên của mình, là cần tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để tránh sự hiểu lầm gây bức xúc. Nếu ngay từ đầu, nhân viên của Bệnh viện giải thích rõ ràng cho anh Vinh thì chắc chắn anh không lo lắng khi thấy vợ mình được chỉ định nằm yên và không di chuyển.

 

Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người nhà bệnh nhi về việc bệnh nhi được điều trị 2 tháng nhưng bệnh không thuyên giảm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 11 năm 2018, chị Bùi Thị Như Quỳnh, người nhà của bệnh nhân Bùi Nhật M., đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh, bệnh nhi Bùi Nhật M. điều trị tại Phòng 14, Khu nhà S, Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 06/09/2018 chị có đưa con nhỏ Bùi Nhật M. đến khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ Phạm Đặng Hoàng Giang cho cho biết cháu M. có dấu hiệu bị chảy mủ trong tai, mũi. Hôm đó, bác sỹ Vũ Huy Dũng trực tiếp nội soi cho bệnh nhi. Bác sỹ Giang kiểm tra rồi kết luận bệnh nhi bị "Tăng Sinh tổ chức khoa vòm" và cho thuốc uống. Đến nay bệnh nhi điều trị theo phác đồ của bác sỹ Giang đã 2 tháng, nhưng bệnh của cháu M. vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mà còn có biến chứng nặng hơn, Chị Quỳnh lo lắng đã gọi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế để hỏi. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho biết: Vào ngày 06/09/2018, phòng khám số 14 khoa Khám bệnh 1 tiếp nhận khám người bệnh Bùi Nhật M., 3,5 tuổi, cân nặng 25kg. Người bệnh đi khám với lý do: chảy nước tai, ho và sổ mũi. Trong quá trình thăm khám BS Giang đã chỉ định người bệnh làm nội soi tai mũi họng. Người bệnh đã được Bác sỹ Vũ Duy Dũng (Khoa Tai mũi họng) thực hiện nội soi và đưa ra kết luận “Sau cắt Amidan, nạo VA, đặt OTK hai bên/tăng sinh tổ chức lympho vòm”. Sau khi thực hiện khám và trên cơ sở kết quả nội soi ở trên, BS Giang đã đưa ra chẩn đoán: “Viêm mũi tiết dịch” và kê đơn thuốc, dặn dò khám lại sau 5-7 ngày, phù hợp với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh bao gồm ho, chảy mũi, không sốt, không chảy mủ tai và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh viện đã gặp gỡ bà Bùi Thị Như Quỳnh, ghi nhận nội dung phản ánh của bà. Bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn xem xét và có kết luận cuối cùng để trả lời người nhà người bệnh. 

 

Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời người dân về việc yêu cầu bệnh nhân chờ để được khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 11 năm 2018, anh Nguyễn Thanh Linh, bố của bệnh nhi Nguyễn Thành L., đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: con anh là cháu L. đang được điều trị tại Khoa Điều trị tự nguyện B, Phòng 206, Bệnh viện Nhi Trung ương. Khoảng 16h30 ngày 30/11, bệnh nhi L. đang được truyền nước có dấu hiệu bị sưng tay. Thấy vậy, anh đã báo cáo bác sỹ trực và đề nghị khám cho cháu, thì bác sỹ hướng dẫn anh chờ. Anh Liinh không hài lòng yêu cầu giải thích vì sao anh phải chờ trong khi con anh đang bị sưng tay. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bênh viện  trả lời như sau: Bệnh nhi Nguyễn Thành L. nhập viện vàp khoa Điều trị tự nguyện B lúc 19h40 ngày 28/11, chẩn đoán tiêu chảy do Rota Virus, có rối loại điện giải và co giật. Chiều ngày 30/11 người bệnh đang tiêm bù Kali, trong lúc tiên người bệnh quấy khóc nhiều, gia đình nghi là do hỏng ven báo điều dưỡng kiểm tra. Điều dưỡng kiểm tra thấy ven không hỏng và đã giải thích cho mẹ cháu nhưng cháu vẫn quấy khóc, khi đó bố cháu không được nghe giải thích, không thấy các cô thay ven liền nổi nóng lăng mạ điều dưỡng và gọi đường dây nóng. Khi thấy sự việc xảy ra, điều dưỡng trưởng đã cùng bảo vệ mời người nhà vào phòng hành chính khoa giải thích, sau đó bố người bệnh đã hiểu và không có ý kiến gì nữa. Hiện tại, người bệnh đã khỏi và ra viện. Khoa có gọi điện thăm hỏi, bố cháu vui vẻ và xin lỗi khoa vì lúc đó quá nóng tính.

 

Bệnh viện Sản Nhi An Giang trả lời phản ánh của người nhà bệnh nhi về trường hợp cấp cứu trẻ bị tay chân miệng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 10 năm 2018 anh Lê Văn Tấn, bố của bệnh nhi Lê Nguyễn Thúy V. đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang ngày 12/10/2018 bé V. được chuyển từ Bệnh viện thành phố Long Xuyên tới Bệnh viện Sản Nhi An Giang trong tình trạng bị tay chân miệng nặng, bé được chuyển lên khoa cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi An Giang nhưng Bệnh viện không cho vào cấp cứu mà yêu cầu làm hồ sơ nhập viện. Khoảng 22h- 24h nhân viên y tế cho bé uống thuốc viên màu hồng và cho uống hạ sốt - khoảng 2h sáng ngày 13 tháng 10 năm 2018 bé được chuyển lên khoa ICU, khoảng 15h45p tim bé ngừng đập, sau đó bác sỹ có tiến hành hồi sinh tim phổi, tim đập lại -ngày 14 tháng 10 năm 2018 tim bé ngừng đập lần 2, bác sỹ lại tiến hành hồi sinh tim phổi -ngày 25 tháng 10 năm 2018 bé Vy không qua khỏi. Bác sỹ điều trị chính cho bé là: bác sỹ Đinh Thị Bích Loan và bác sỹ Trung. Anh Tấn rất bức xúc trước cách điều trị và chăm sóc của bác sỹ nên đã gọi điện phản ánh lên đường dây nóng Bộ Y tế. Anh Tấn cho biết ngày 04 tháng 11 Bệnh viện có gửi công văn về nơi cư trú trong đó nói lý do con anh chết là do anh đưa về chứ ở trên Bệnh viện là con anh vẫn còn sống. Anh Tấn không hài lòng nội dung trả lời của Bệnh viện. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Sản Nhi An Giang cho biết: Bệnh viện Sản Nhi An Giang không gửii công văn về nơi cư trú của anh Tấn vào ngày 04 tháng 11 năm 2018. Trạm Y tế xã Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên có tổ chức điều tra ca tử vong do bệnh Tay Chân Miệng đối với bé Lê Nguyễn Thuý V. để chống dịch, nhưng không liên hệ xin thông tin của Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Trong nội dung trả lời ngày 03 tháng 11 năm 2018 của Bệnh viện Sản Nhi An Giang có ghi: “Đến ngày 25 tháng 10 năm 2018, bệnh mê, SpO2 95%, HA 95/52 mmHg, đường truyền TM phù thoát mạch. Thân nhân xin đưa bé về.” Khoa Cấp cứu nhi đã họp kiểm điểm Điều dưỡng Trần Minh Kỳ về việc “hướng dẫn người nhà qua phòng tư vấn khoa khám bệnh” và áp dụng các chế tài theo Quy tắc ứng xử do Bệnh viện ban hành.​ 


Thăm dò ý kiến