Điểm tin y tế ngày 10/4/2019

11/04/2019 | 05:00 AM

 | 

I. Thông tin trong nước

1.Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xã giao Bộ trưởng Bộ Lao động, xã hội, y tế, phụ nữ bang Thüringen, CHLB Đức

Sáng ngày 09/4/2019 tại trụ sở Bộ Y tế, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp xã giao bà Heike Werner, Bộ trưởng Bộ Lao động, xã hội, y tế, phụ nữ bang Thüringen, CHLB Đức.

Tham dự Buổi tiếp có đại diện một số lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế; các lãnh đạo chính quyền bang Thüringen CHLB Đức.

Tại các Buổi làm việc, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ vui mừng việc phái đoàn của Bang Thüringen do Bà Heike Werner, Bộ trưởng Bộ Lao động, xã hội, y tế, phụ nữ bang Thüringen, CHLB Đức làm Trưởng Đoàn và đánh giá cao tầm quan trọng của  buổi làm việc này. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hy vọng Bộ Y tế Việt Nam và Bang Thüringen, CHLB Đức phối hợp đạt kết quả cao nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, quan hệ hợp tác truyền thống trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và CHLB Đức nói chung, Việt Nam với bang Thüringen và giữa bang Thüringen với các địa phương của Việt Nam nói riêng. Giữa Việt Nam và CHLB Đức đã có sự hợp tác, phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lao động và dạy nghề và y tế thực phẩm.

Phát biểu tại Buổi làm việc, Bà Heike Werner, Bộ trưởng Bộ Lao động, xã hội, y tế, phụ nữ bang Thüringen, CHLB Đức về lĩnh vực y tế, Bà Heike Werner  cho biết: Nghiên cứu thực tế tại Bang cho thấy, nhu cầu đào tạo và bổ sung nhân lực đối với thị trường lao động của Đức (trong đó có bang Thüringen) là rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, nguồn cung cấp lao động trẻ của Việt Nam dồi dào với phần lớn các bạn trẻ đã tốt nghiệp phổ thông trong học, nhiều trong số đó đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về y tế, điều dưỡng - có nhu cầu muốn sang Đức để đào tạo và làm việc. Do đó, nhu cầu bổ sung lao động của bang Thüringen phù hợp với nguồn lực lao động trẻ của Việt Nam. Tại Bang .

Phát biểu tại ý kiến tại Buổi làm việc, đại diện các công ty, doanh nghiệp có nhiều ý tưởng đóng góp cho sự phát triển kinh tế bang, tuy nhiên, các công ty của Bang Thüringen đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng.

Bà Heike Werner đánh giá cao nguồn nhân lực trẻ từ Việt Nam, nhất là nhìn nhận của họ về môi trường lao động ở Đức, ngày càng có nhiều người trẻ muốn được sang Đức làm việc. Trong vài năm qua, Bang Thüringen đã phối hợp với các địa phương của Việt Nam thực hiện các dự án đào tạo nghề trong lĩnh vực điều dưỡng, hiện đang đào tạo hơn 200 học viên.

Buổi làm việc chính thức với Bộ Y tế Việt Nam là cơ hội tốt cho sự hợp tác hai bên và chính quyền bang sẽ tạo mọi điều kiện về khung pháp lý để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam. Về nhu cầu lao động của bang, đại diện Bộ Kinh tế và Phòng Thương mại và công nghiệp Nam Thüringen nói rằng, đến năm 2035, Thüringen cần bổ sung 270.000 lao động, thiếu nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng và mong muốn hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam.

Bà Heike Werne khẳng định, Chính quyền Bang và các doanh nghiệp rất quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các học viên sớm làm quen với môi trường văn hóa, cuộc sống, học tập và đào tạo tại Đức. Kết quả đào tạo với các học viên cho thấy sự đúng đắn với hướng đào tạo hiện tại và họ mong muốn tiềm năng hợp tác sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong tương lai.

Tại Buổi làm việc, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh về hợp tác trong lĩnh vực y tế Bộ Y tế Việt Nam sẽ tạo điều kiện hết sức có thể và giao các đơn vị Vụ, Cục, liên quan của Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp thúc đẩy phát triển mạnh mạnh mẽ trong tương lai.

  1. Còn nhiều ý kiến khác nhau quanh dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Đó là ghi nhận tại hội nghị khu vực phía Bắc lấy ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 9/4/2019 tại Hà Nội.

Đến nay, dự thảo luật này đã qua 5 lần chỉnh lý bổ sung qua một loạt các hội thảo và dự kiến sẽ được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kỳ họp thứ 33 vào ngày 12/4/2019. Tuy nhiên, một số nội dung cơ bản của dự án luật liên quan đến tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Luật, chính sách của Nhà nước trong phòng chống tác hại của rượu, bia và các hành vi bị nghiêm cấm vẫn còn đang trong quá trình thảo luận.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động, gây ra những tác hại về sức khỏe và nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác. "Thiệt hại mang lại hơn rất nhiều so với một số lợi ích do rượu, bia mang lại như nguồn thu ngân sách, lao động việc làm”, đại diện Bộ Y tế - cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo Dự án Luật nêu quan điểm.

Trong khi đó bà Trần Đỗ Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), cho biết, giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng về lượng tiêu thụ rượu bia được dự đoán ở mức 6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2015 với mức 2 con số.

Bà Quyên lý giải, sở dĩ có mức giảm này là do chính sách hạn chế tiêu thụ bia, rượu và chất kích thích của Chính phủ cùng mối lo ngại của người dân. Trên thực tế ngành sản xuất bia rượu ở Việt Nam giữ vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội trong việc giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 200.000 người và hàng triệu lao động gián tiếp, hàng năm đóng góp từ 45.000-50.000 tỷ đồng cho ngân sách.

Một trong những vấn đề nan giải nhất trong quản lý bia rượu ở Việt Nam liên quan đến rượu thủ công. Theo đó, khoảng 270 triệu lít rượu thủ công không đăng ký vẫn đưa ra bán trên thị trường. Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia còn cho phép người dân tự nấu rượu. Trong khi đó, cả 3 nghị định của Chính phủ về kinh doanh rượu trước đây đều không kiểm soát được rượu thủ công. Gần đây nhất Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ mới chỉ điều chỉnh đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Do vậy, việc kiểm soát sản lượng đối với sản phẩm này chưa được thực hiện dẫn đến nguy cơ gây các tác hại không mong muốn.

Trong khi đó, một nghiên cứu độc lập được công bố tại hội nghị cho thấy, cấm sản xuất rượu tự nấu không phải là giải pháp hiệu quả, không phù hợp với định hướng phát triển tích cực của các làng nghề truyền thống. Vấn đề là cần một chiến lược toàn điện giáo dục người tiêu dùng về đồ uống không được kiểm soát và thay đổi thái độ cũng như nhận thức sử dụng rượu bia và rượu tự nấu.

Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, sau khi có các luật kiểm soát rượu, bia đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông và tiết kiệm được hơn 6 tỷ USD chi phí khắc phục hậu quả. Trong khi đó Việt Nam hiện còn một khoảng trống rất lớn liên quan đến các quy định mang tính phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của rượu bia.

Dự kiến nếu được xem xét thông qua thì Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

3.Sở Y tế TP Hồ Chí Minh: Chưa thanh tra về hoạt động kiểm dịch y tế

Đó là một trong những tồn tại được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chỉ ra tại kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh.

Kết quả thanh tra của Cục Y tế dự phòng cho thấy, thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều tồn tại.

Cụ thể, một số Hồ sơ kiểm tra phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu đường thủy đơn vị chưa cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin danh sách hành khách, ngày tháng và chữ ký vào Giấy khai báo y tế hàng hải theo quy định tại mẫu số 3, phụ lục I và Hồ sơ kiểm tra phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu đường hàng không chưa thực hiện đầy đủ Tờ khai chung hàng không theo quy định của Chính phủ quy định một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Một số mẫu Báo cáo giám sát máy bay do đơn vị thiết kế chưa ghi chép đầy đủ các thông tin như giờ báo đại diện hãng, ý kiến của đại diện hãng, thiếu chữ ký của kiểm dịch viên.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, mặc dù sổ sách theo dõi, quản lý các hoạt động chuyên môn, thực hiện giá dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 240/2016/TT-BTC đã được thông báo đến chủ các phương tiên thực hiện đúng. Tuy nhiên, một số phiếu chuyển thanh toán kèm theo hóa đơn bán hàng của năm 2018 về kiểm tra y tế chưa ghi chép đầy đủ số lượng hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

Bên cạnh đó, tài liệu truyền thông đối với các bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu chủ yếu tiếng Việt và chưa đầy đủ.

Đặc biệt, trong thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/10/2018, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện thanh tra về hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế.

Cục Y tế dự phòng cho biết, trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã nhắc nhở và hướng dẫn các đơn vị được thanh tra, kiểm tra, xác minh khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiên các quy định về kiểm dịch y tế biên giới, không có hành vi vi phạm phải xử lý.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế. Xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra đối với hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về kiểm dịch y tế quốc tế nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan có triển khai hoạt động xét nghiệm triển khai thực hiện việc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn sinh học phòng xét nghiệm, tập huấn lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo chất lượng.

4.Hà Nam: Bắt quả tang 5 cán bộ y tế 'chia chác' tiền khám chữa bệnh

Ngày 9/4, ông Đỗ Trung Đông, Giám đốc BV Đa khoa Hà Nam cho biết, 5 cán bộ nhân viên y tế của BV đã bị tạm giam để điều tra do cấu kết để tư lợi.

Theo đó, ngày 29/3 có 4 bệnh nhân đến phòng khám của BV gặp bác sĩ Trương Thị Phương Lan, Phó khoa Khám bệnh để thăm khám. Tại đây, bác sĩ Lan đã yêu cầu 4 bệnh nhân chụp cộng hưởng với số tiền 1,7 triệu đồng/người. Tuy thực hiện kỹ thuật trên nhưng các bệnh nhân không có phiếu chỉ định chụp, không nộp tiền tại quầy thu tiền của BV. Số tiền mỗi bệnh nhân này phải nộp cho đội ngũ nhân viên y tế này là 1,7 triệu đồng/người. Tổng bốn người nộp là 6,8 triệu đồng.

Ngoài bác sĩ Lan, còn sự trợ giúp của 4 nhân viên y tế khác của Khoa Chẩn đoán hình ảnh là bác sĩ Hoàng Xuân Nam, Phó khoa; kỹ thuật viên trưởng Tạ Minh Châu; kỹ thuật viên Phạm Tuấn Anh và một nhân viên khác.

Khi hai bên đang đang thực hiện hành vi sai phạm thì cơ quan Công an tỉnh Hà Nam đã bắt quả tang.

Cũng theo ông Đông, trước đó ngày 20/2, nhóm nhân viên y tế này cũng đã tiến hành chụp “chui” cho một vài bệnh nhân. Khi người nhà bệnh nhân có ý kiến, họ đã nộp lại tiền cho BV.

Được biết, hiện cơ quan công an sau ba lần tạm giữ năm nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã tiến hành tạm giam để phục vụ công tác điều tra.

  1. Bộ Y tế lên tiếng vụ xuất khẩu huyết tương từ chế phẩm máu toàn phần

Đại diện Bộ Y tế cho biết bộ này đang xem xét một số đề xuất của các cơ sở về việc xuất khẩu huyết tương từ chế phẩm máu toàn phần

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 9-4, một quan chức Bộ Y tế cho biết bộ này có nhận được đề xuất của một số cơ sở về việc việc xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài. Hiện Bộ Y tế đang xem xét các đề xuất này. 

Trả lời câu hỏi "tại sao Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu máu trầm trọng mà lại tiến hành xuất khẩu huyết tương", đại diện Bộ Y tế cho biết huyết tương chỉ là một trong những thành phần của chế phẩm máu. Sau khi nhận máu toàn phần từ người hiến, cơ sở y tế sẽ tiến hành tách chiết và sản xuất ra các thành phần máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các yếu tố đông máu và huyết tương). Huyết tương là một trong những thành phần còn lại của máu sau khi sản xuất ra các chế phẩm máu phục vụ công tác điều trị người bệnh.

Việc chế huyết tương để tiếp tục phục vụ người bệnh phải sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc sẽ phải tiêu huỷ với một số sản phẩm máu bệnh lý. 

Tuy nhiên, để có thể sử dụng nguồn huyết tương này, một số cơ sở đề xuất được nghiên cứu, điều chế ra các sản phẩm khác để phục vụ cho y học. "Hiện ở một số nước phát triển họ đã điều chế nguyên liệu huyết tương thừa để phục vụ điều trị và một phần trong chế phẩm huyết tương có thể bào chế ra một trong những thành phần của vắc-xin viêm gan B"- vị quan chức Bộ Y tế này giải thích.

Giải thích thêm về việc này, một chuyên gia về huyết học cho biết tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các chế phẩm từ máu cao nhất là hồng cầu, tiểu cầu... còn nhu cầu sử dụng huyết tương thấp hơn. Điều này cũng tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Trong thành phần huyết tương có abimin và một số yếu tố miễn dịch. Tuy nhiên, để tách chiết được thành phần này đòi hỏi công nghệ cao mà các cơ sở y tế ở Việt Nam chưa làm được. Do đó, một số cơ sở có ý định thuê nhà máy nước ngoài gia công tiếp sau đó nhập trở lại Việt Nam để phục vụ điều trị. Để có thể xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài thì cơ sở đó cũng phải đạt tiêu chuẩn GMP châu Âu.

Trước đó, Báo Người Lao Động có thông tin về việc Bệnh viện Truyền máu Huyết học công bố ngân hàng máu của bệnh viện này đạt chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practice - thực hành sản xuất tốt) châu Âu. Với tiêu chuẩn này, bệnh viện có thể hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách GMP tại Việt Nam, xuất khẩu huyết tương sang châu Âu, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ. Về thông tin này dư luận cho rằng việc Việt Nam xuất khẩu huyết tương trong bối cảnh nhiều cơ sở y tế vẫn đang thiếu máu điều trị và chưa hợp lý.

1,6% dân số Việt Nam hiến máu

Năm 2018, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận trên 323.000 đơn vị máu. Trong đó, 65,3 % lượng máu của viện tiếp nhận từ Hà Nội, phần còn lại là từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, thậm chí nhiều thời điểm khan hiếm viện phải tiếp nhận máu từ các tỉnh khu vực miền Trung Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên... để đáp ứng nhu cầu máu cho điều trị của các bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Từ nguồn máu hiến này đã có hàng trăm ngàn người bệnh được cứu sống. Hiện tỉ lệ hiến máu đạt khoảng khoảng 1,6% dân số. Đối tượng sinh viên hiến máu vẫn chiếm tới hơn 50% những người hiến máu.

6.Bộ Y tế lên tiếng việc 'thiếu máu sao đem đi xuất khẩu?'

Đại diện Bộ Y tế cho biết đang xem xét một số đề xuất của các cơ sở về việc xuất khẩu huyết tương từ chế phẩm máu toàn phần.

Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động ngày 9/4, một quan chức Bộ Y tế cho biết bộ này có nhận được đề xuất của một số cơ sở về việc việc xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài. Bộ Y tế đang xem xét các đề xuất này.

Trả lời câu hỏi "Tại sao Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu máu trầm trọng mà lại tiến hành xuất khẩu huyết tương", đại diện Bộ Y tế cho biết huyết tương chỉ là một trong những thành phần của chế phẩm máu.

Sau khi nhận máu toàn phần từ người hiến, cơ sở y tế sẽ tiến hành tách chiết và sản xuất ra các thành phần máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các yếu tố đông máu và huyết tương). Huyết tương là một trong những thành phần còn lại của máu sau khi sản xuất ra các chế phẩm máu phục vụ công tác điều trị người bệnh.

Việc chế huyết tương để tiếp tục phục vụ người bệnh phải sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc sẽ phải tiêu huỷ với một số sản phẩm máu bệnh lý.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng nguồn huyết tương này, một số cơ sở đề xuất được nghiên cứu, điều chế ra các sản phẩm khác để phục vụ cho y học.

"Hiện ở một số nước phát triển họ đã điều chế nguyên liệu huyết tương thừa để phục vụ điều trị và một phần trong chế phẩm huyết tương có thể bào chế ra một trong những thành phần của vắc-xin viêm gan B", vị quan chức Bộ Y tế này giải thích.

Giải thích thêm về việc này, một chuyên gia về huyết học cho biết tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các chế phẩm từ máu cao nhất là hồng cầu, tiểu cầu... còn nhu cầu sử dụng huyết tương thấp hơn. Điều này cũng tương đồng với các quốc gia trên thế giới.

Thành phần huyết tương có abimin và một số yếu tố miễn dịch. Tuy nhiên, để tách chiết được thành phần này đòi hỏi công nghệ cao mà các cơ sở y tế ở Việt Nam chưa làm được.

Do đó, một số cơ sở có ý định thuê nhà máy nước ngoài gia công tiếp sau đó nhập trở lại Việt Nam để phục vụ điều trị. Để có thể xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài thì cơ sở đó cũng phải đạt tiêu chuẩn GMP châu Âu.

Trước đó, báo có thông tin về việc Bệnh viện Truyền máu Huyết học công bố ngân hàng máu của bệnh viện này đạt chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practice - thực hành sản xuất tốt) châu Âu.

Với tiêu chuẩn này, bệnh viện có thể hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách GMP tại Việt Nam, xuất khẩu huyết tương sang châu Âu, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ. Về thông tin này, dư luận cho rằng việc Việt Nam xuất khẩu huyết tương trong bối cảnh nhiều cơ sở y tế vẫn đang thiếu máu điều trị và chưa hợp lý.

Thực hư phương pháp 'ma cà rồng' truyền máu thanh niên để trẻ lâu ở Mỹ Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA vừa khuyến cáo, liệu pháp "ma cà rồng" tiêm huyết tương từ máu của người trẻ tuổi để chống lão hóa là hoàn toàn không có căn cứ.

1,6% dân số Việt Nam hiến máu

 Năm 2018, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tiếp nhận trên 323.000 đơn vị máu. Trong đó, 65,3 % lượng máu của viện tiếp nhận từ Hà Nội, phần còn lại là từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, thậm chí nhiều thời điểm khan hiếm viện phải tiếp nhận máu từ các tỉnh khu vực miền Trung Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên... để đáp ứng nhu cầu máu cho điều trị của các bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Từ nguồn máu hiến này có hàng trăm nghìn người bệnh được cứu sống. Hiện tỷ lệ hiến máu đạt khoảng khoảng 1,6% dân số. Đối tượng sinh viên hiến máu vẫn chiếm tới hơn 50% những người hiến máu.

7. Khai giảng khóa VI chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngành Y tế

Ngày 08/04/2019, tại Viện Y tế Cộng Cộng Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai giảng khóa 6 Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế Việt Nam cho khoảng 120 học viên. Đối tượng tham dự các khóa học bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm, cán bộ được quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Giám đốc bệnh viện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng các đơn vị y tế dự phòng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế - HPET” – Bộ Y tế.

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham dự chỉ đạo và giảng bài về Tổng quan Hệ thống y tế Việt Nam và Những đổi mới chính sách y tế Việt Nam, phát triển và hội nhập.

Mục tiêu của khóa đào tạo là trang bị và cập nhật kiến thức về quản lý y tế, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo quản lý ngành y tế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được ứng dụng các nguyên lý và phương pháp đào tạo dựa trên năng lực để trang bị cho học viên những kiến thức và các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong hệ thống y tế, chính sách, định hướng chiến lược phát triển ngành y tế, quản lý các nguồn lực, quản lý các hoạt động và cung cấp dịch vụ y tế. Để xây dựng Chương trình đào tạo này, Bộ Y tế giao cho Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với các chuyên gia trong nước và đặc biệt là các chuyên gia của Trường Đại học Y tế công cộng Rennes – Pháp để xây dựng 03 chương trình đào tạo bồi dưỡng về quản lý y tế cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế. Quá trình xây dựng các chương trình đào tạo này đã được thực hiện công phu, bài bản với nhiều lần hội thảo xin ý kiến góp ý của cán bộ quản lý y tế như lãnh đạo Vụ, Cục của Bộ Y tế, các Sở Y tế, các bệnh viện và các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước; đồng thời có sự tham vấn của các chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế. Chương trình đã được Bộ Y tế thẩm định vào tháng 8/2017 và cho phép triển khai từ năm 2018.

Với phương pháp đào tạo dựa trên năng lực, chương trình đào tạo được cấu trúc thành 4 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 học tập trung trên lớp kéo dài 3 tuần cung cấp kiến thức và kỹ năng tổng hợp, đồng thời thông qua thảo luận tình huống để cập nhật và nâng cao các năng lực cần thiết cho công tác lãnh đạo quản lý; Giai đoạn 2 đi tìm hiểu thực tế 1 tuần tại địa phương nhằm đối chiếu và so sánh kiến thức đã học với thực tiễn tại các cơ sở y tế; Giai đoạn 3 ứng dụng thực hành trong công tác lãnh đạo, quản lý tại cơ quan công tác của học viên trong 7 tuần; Giai đoạn 4 cập nhật và báo cáo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng trong 1 tuần.

Giảng viên của khóa học là cán bộ lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan, các chuyên gia của các Bộ ngành để cập nhật, hướng dẫn học viên thực hiện các văn bản quản lý về y tế; đại diện một số tổ chức quốc tế được mời để chia sẻ kinh nghiệm của quốc tế. Bên cạnh đó, các giảng viên của Trường Đại học Y tế Công cộng và Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cùng phối hợp giảng dạy, hệ thống hóa lý thuyết và các nguyên lý lãnh đạo, quản lý.

Với việc triển khai các khóa đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế, Bộ Y tế cam kết thực hiện đúng Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, với các mục tiêu:

Bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi dưỡng theo quy định; Đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

8. Bạc Liêu: Vượt quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cả trăm tỷ đồng

"Kê đơn nhiều loại thuốc, trong đó có những loại thuốc không cần thiết, có trường hợp kê thêm tên bệnh vào chẩn đoán để chỉ định thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng…" là những đánh giá của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu về nguyên nhân vượt quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của tỉnh này.

Tại hội nghị tổng kết công tác khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức mới đây, theo Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bạc Liêu, năm 2018, tỉnh được giao dự toán quỹ BHYT là 733,018 tỷ đồng, nhưng chi đến 919,460 tỷ đồng, vượt quỹ đến 146,442 tỷ đồng. 

Ông Lê Danh Đấu - Giám đốc BHXH tỉnh Bạc Liêu cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vượt quỹ BHYT, trong đó một số cơ sở KCB chưa xây dựng kế hoạch kiểm soát chi KCB BHYT, còn thờ ơ trong việc phối hợp với cơ quan BHXH quản lý quỹ, dẫn đến việc cung ứng, chỉ định thuốc không tiết kiệm, sử dụng dịch vụ kỹ thuật rộng rãi làm gia tăng chi phí KCB BHYT.

Tromg khi đó, ông Trần Hoài Đảo- Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu đánh giá, trong hàng loạt chuyên môn có liên quan đến thanh, quyết toán quỹ BHYT, thì chi phí bình quân cho một lần điều trị (7 danh mục: giường, thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật thủ thuật, vật tư y tế, khám), tỷ lệ chi thuốc chiếm hơn 40,6% tổng chi phí KCB. “Thuốc nhiều quá thì chúng ta sẽ mất đi tiền bảo hiểm rất nhiều”, ông Đảo nói.

Trong nguyên nhân chủ quan vượt KCB BHYT, ông Trần Hoài Đảo chỉ rõ những bất thường trong hoạt động chuyên môn tại các cơ sở KCB, như: Khám bệnh, kê đơn điều trị không phù hợp với chẩn đoán; kê đơn nhiều loại thuốc, tập trung kê đơn thuốc đắt tiền, trong đó có những loại thuốc không cần thiết,…

“Có thể lãnh đạo cơ sở không có chủ trương này nhưng từng anh bác sĩ kê đơn có những biểu hiện, suy nghĩ khác nhau. Có những anh kê đơn vô tội vạ. Tại một hội nghị, phía Bảo hiểm xã hội báo cáo có nhiều đơn kê từ 10-12 loại thuốc. Cái này lâu lâu có một bệnh thì không nói, còn kê thường xuyên như vậy thì không thể chấp nhận được. Lãnh đạo cơ sở y tế phải quan tâm để sớm phát hiện ai kê bất thường thì chấn chỉnh”, ông Đảo lưu ý.

Một nguyên nhân nữa theo ông Trần Hoài Đảo là chỉ định thực hiện cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) không cần thiết; có trường hợp kê thêm tên bệnh vào chẩn đoán để chỉ định thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng.

“Cái này giữa bác sĩ với người bệnh, nếu bác sĩ cho người bệnh làm thêm xét nghiệm thì bác sĩ kê thêm tên bệnh vào trong chẩn đoán, cái này thật sự khó kiểm soát, do tự giác của bác sĩ thôi”, ông Đảo băn khoăn.

Phó Giám đốc Trần Hoài Đảo cũng nhìn nhận trách nhiệm của Sở Y tế khi chưa thực hiện tốt chức năng thanh, kiểm tra định kỳ, cũng như đột xuất đối với việc KCB BHYT tại các đơn vị; chưa theo dõi, phát hiện kịp thời những đơn vị có chi phí KCB BHYT cao bất thường để kiểm tra, xử lý.

Ông Mã Quốc Thiện - Giám đốc BVĐK tỉnh Bạc Liêu, nêu ra hàng loạt yếu tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí KCB BHYT, đó là: Việc khám bệnh nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tiền công khám bệnh ngoại trú, do đó làm sao để người dân ít đi khám bệnh; thời gian nằm viện của bệnh nhân nếu kéo dài sẽ làm tăng chi phí, bởi nằm càng lâu thì càng tốn; điều trị nội trú tăng; chuyển tuyến trên nhiều;…

“Tất cả các yếu tố trên khi gia tăng thì chi phí bình quân sử dụng điều trị cho bệnh nhân sẽ tăng theo. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể kiểm soát các yếu tố trên mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám, điều trị bệnh và quyền lợi của người tham gia BHYT là thách thức đối với các cơ sở KCB”, ông Thiện trăn trở.

Còn lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai cho biết, việc vượt quỹ KCB BHYT chủ yếu do đa tuyến đi ngoại tỉnh, đa tuyến đi nội tỉnh khá cao (chiếm trên 80% quỹ được sử dụng). Vấn đề này do một số bệnh mãn tính, hiểm nghèo, cơ sở không có điều kiện phục vụ cũng như do quy định thông tuyến nên người bệnh được quyền KCB các BV tuyến III nằm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

  1. Người lính Hà Nội hiến giác mạc sau khi qua đời vì ung thư

Thiếu tá Lê Văn Sáu 49 tuổi bị ung thư máu qua đời hôm 7/4 đã tặng giác mạc, mang lại ánh sáng cho hai người.

Chiều 7/4, bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương nhận được cuộc điện thoại từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, thông báo có một gia đình ở xã Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội, muốn hiến giác mạc người thân qua đời.

Bác sĩ Hoàng cùng các đồng nghiệp lập tức đến nhà. Người hiến giác mạc là Thiếu tá Lê Văn Sáu, công tác tại Kho K5, Cục Kỹ thuật quân khu 2, đóng quân ở Phú Thọ.

Sau khi thắp nén hương cho người vừa khuất, các bác sĩ làm biên bản, trao đổi với gia đình về ý nghĩa ghép tạng, hiến giác mạc. Không khí trầm mặc, chị Nguyễn Thị Hải Yến 37 tuổi, vợ anh Sáu là giáo viên mầm non, nắm lấy tay chồng, nén đau thương, nói sẽ thực hiện tâm nguyện cao cả này của chồng để giúp anh trọn vẹn.

Bác sĩ lấy giác mạc của anh Sáu. Xung quanh anh có đầy đủ vợ con, anh em ruột thịt, đồng đội, không một tiếng động, chỉ còn tiếng dụng cụ y tế chạm vào nhau. Chị Yến ôm chặt hai con, bàn tay run run, không tiếng khóc, chị kìm nén cảm xúc vì sợ ảnh hưởng đến công việc của các bác sĩ.

30 phút lặng lẽ trôi qua. Khi bác sĩ Hoàng thả dụng cụ lấy giác mạc xuống cũng là lúc chị Yến và người thân khóc òa. Chị khóc vì thương anh, vì đã giúp anh thực hiện được tâm nguyện cuối cùng.

Thượng tá Hoàng Văn Giáp, Phó chủ nhiệm chính trị, Cục kỹ thuật quân khu 2, cho biết anh Sáu phát hiện mắc bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát ác tính từ tháng 5/2016. Ai hay tin cũng sốc, song anh an nhiên, vui vẻ điều trị, hy vọng bệnh sẽ lui.

Bền bỉ điều trị suốt hơn 2 năm, sau mỗi đợt điều trị, anh Sáu quay lại đơn vị, vẫn hăng say làm việc. Do đặc thù công việc, mỗi chiến sĩ phải trực 2 ngày cuối tuần nên anh Sáu thường xin trực 2 tuần liên tiếp để có thời gian vượt quãng đường hơn 150 km về quê thăm vợ con.

Đầu tháng 2, bệnh nặng anh phải nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau 2 tháng điều trị tích cực, bệnh viện thông báo tình hình bệnh tật không thể cứu chữa, anh Sáu được đưa về nhà và qua đời ngày 7/4.

Khi còn sống, anh Sáu làm đơn tình nguyện được hiến nội tạng của mình cho Trung tâm Hiến tạng Quốc gia để giúp đỡ những trường hợp không may mắn. 

"Anh Sáu là người đầu tiên trong đơn vị hiến mô tạng, nghĩa cử cao đẹp này sẽ nhân rộng trong toàn quân khu", Thượng tá Giáp nói.

Bác sĩ Hoàng cho biết giác mạc của anh Sáu được lấy ra rất tốt, hiện được lưu trữ. Bệnh viện đang tiến hành tìm bệnh nhân phù hợp, dự tính sẽ tiến hành ghép trong tuần này.

10. Việt Nam quyết tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng dịch tả lợn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Khoa học và Công nghệ kêu gọi sự phối hợp của Bộ Y tế, Viện hàn lâm… nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi... 

Hiện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân lập thành công vi-rút dịch tả lợn châu Phi với 14 chủng vi-rút từ ổ dịch của 14 địa phương, giải trình tự gen được 20 chủng vi-rút, là bước tiến quan trọng nhằm tiến tới việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin.

Đây là thông tin được lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra tại buổi họp bàn đề xuất nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi vừa được tổ chức.

Theo đó, báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước, làm hàng chục nghìn con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy.

Đến nay, ba ổ dịch tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. 

Cục Thú ý cho rằng, đây là loại bệnh do vi-rút có độc tính rất cao lây lan nhanh, tỷ lệ lợn chết nhiều. Bệnh dịch này đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có vi-rút phòng, chống dịch bệnh này. Hiện trên thế giới có khoảng 60 quốc gia đang xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện học viện này đã phân lập thành công vi-rút dịch tả lợn châu Phi với 14 chủng vi-rút từ ổ dịch của 14 địa phương, giải trình tự gen được 20 chủng vi-rút... Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tiến tới việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, hiện Việt Nam đã có 9 cơ sở sản xuất vắc-xin đủ điều kiện, sẽ là tiền đề để nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống dịch bệnh này.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, không chỉ cấp thiết với ngành chăn nuôi, mà còn là nhiệm vụ vì sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Từ đó, Bộ Nông nghiệp và Bộ khoa học và Công nghệ kêu gọi sự phối hợp của Bộ Y tế, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế cùng nghiên cứu, sản xuất tiến tới tương lai gần có thể chủ động được vắc-xin, hoàn thiện giải pháp an toàn sinh học, tập trung cùng với việc ứng phó tức thì với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng giao Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Cục Thú y xây dựng Đề án tổng thể nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trình Thủ tướng Chính phủ.

11. Nhiều cơ sở hành nghề y ngang nhiên hoạt động không phép

Chưa được cấp phép, không bằng cấp, không chuyên môn nhưng hàng loạt cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh.

Nhiều cơ sở hành nghề không phép

Khảo sát thực tế tại một số điểm trên địa bàn TP. Sầm Sơn, rất nhiều phòng khám không có giấy phép hoạt động như: Phòng khám nha khoa Hoàn Mỹ; nha khoa Nam Anh, đường Trần Hưng Đạo (phường Quảng Tiến); nha khoa Vĩnh Ngân (khu phố Minh Cát, phường Quảng Cư); nha khoa Vĩnh Ngân (đường Lê Thánh Tông, phường Trung Sơn)… Tất cả các phòng khám trên đều không nằm trong danh sách đã được Sở y tế cấp phép hoạt động....

Đáng nói, những phòng khám nha khoa này đều trên đường trục chính, biển bảng lớn treo ngang nhiên trong một thời gian rất dài nhưng lại không bị cơ quan chức năng xử lý.

Theo Thông tư số 41 năm 2011 của Bộ Y tế thì mỗi phòng khám phải hội tụ đủ những tiêu chí như: có diện tích tối thiểu khoảng 40m2, được phân thành 3 khu vực riêng biệt để tránh “lây nhiễm chéo” (gồm phòng chờ, khu khám bệnh và khu vực làm các thủ tục nha khoa). Đó là chưa kể phòng khám phải có các thiết bị chuyên dùng và đặc biệt phải có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề... Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phòng khám không đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, trang phục cho nhân viên, thậm chí có cơ sở hết sức sơ sài, diện tích chật hẹp...

Cơ sở nha khoa Nam Anh, nằm trên trục đường chính Trần Hưng Đạo (phường Quảng Tiến) ngay ngã tư lớn, quy mô rộng, khách ra vào luôn đông đúc. Tuy vậy, phòng khám này lại chưa được cấp phép nhưng vẫn công khai hoạt động hơn hai năm nay mà không gặp bất cứ trở ngại gì.

Bà Nguyễn Thị Vui - chủ cơ sở phòng khám nha khoa Nam Anh cho biết: “Tôi làm chung với anh Toan – anh ấy đứng tên đăng ký, cơ sở hiện chưa có giấy phép hoạt động, đang trong thời gian chờ anh Toan làm thủ tục”.

Tại huyện Hậu Lộc, tình trạng phòng khám tư nhân hoạt động "chui" cũng diễn ra hết sức rầm rộ. Theo ghi nhận thì huyện này có 4 cơ sở không phép trong đó 3 phòng khám nha khoa tại xã Hoa Lộc và 1 phòng khám tại thị trấn Hậu Lộc. 

Tại danh sách các phòng khám tư nhân hoạt động có phép lưu tại Sở Y tế cho thấy,  ngoài TP. Sầm Sơn, Hậu Lộc thì các địa bàn như huyện Thạch Thành, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Yên Định... rất nhiều phòng khám chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên hoạt động.

Chính quyền biết nhưng … bất lực!

Ông Trịnh Tứ Vân, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Sơn - TP Sầm Sơn xác nhận, trên địa bàn có một số cơ sở không có giấy phép hành nghề. “Một vài cá nhân đứng đầu các cơ sở y tế tư nhân đồng thời cũng là cán bộ tại các cơ sở y tế công lập chưa làm tròn trách nhiệm của mình khi tiến hành khám, chữa bệnh tại phòng khám. Vẫn còn tình trạng y, bác sĩ tại các cơ sở y tế tư nhân hành nghề không đúng chuyên môn, chưa đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu, chạy theo lợi nhuận” – ông Vân nói.

Ông Vân cũng phân trần: “Do công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, nguồn nhân lực làm công tác này còn thiếu. Một số cơ sở chưa hợp tác với cơ quan quản lý; hoạt động kiểm tra liên ngành đạt hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, trạm y tế phường một năm thay 3 lần trưởng trạm nên công tác quản lý còn bỏ ngỏ, dù có kiểm tra nhắc nhở, lập biên bản vẫn chưa chấm dứt được tình trạng các cơ sở hành nghề không phép. Tới đây phường có kế hoạch ra quân chấn chỉnh nghiêm, chấm dứt tình trạng này”.

Còn Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc (huyện Hậu Lộc) thì cho rằng không dẹp được tình trạng trên là do các phòng khám này đều hoạt động lén lút, ngoài giờ hành chính.

Tuy nhiên, trái ngược với những gì PV ghi nhận thì các phòng khám trên ngang nhiên trưng biển và hoạt động trong giờ hành chính nhưng không có bất cứ động thái nào từ cơ quan chức năng.

Được biết, nhằm chấn chỉnh hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, ngày 27/4/2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 07 yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.

Chỉ thị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Sở Y tế, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã, phường và các đơn vị liên quan về việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở và người hành nghề y dược. Đồng thời, chủ động kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các sai phạm trong hành nghề y, dược ngoài công lập. Đơn vị nào, địa phương nào không hoàn thành chức trách thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó sẽ phải chịu trách nhiệm. 

12. Lần đầu tiên bệnh viện cấp tỉnh phẫu thuật nội soi bệnh lõm ngực bẩm sinh

Với sự giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thực hiện thành công phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh.

Bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là em L.V.T, 18 tuổi, ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. T nhập viện trong tình trạng khó thở nhẹ khi hoạt động mạnh, được chẩn đoán lõm ngực bẩm sinh. 

Bệnh nhân T. được kíp mổ phẫu thuật nội soi lồng ngực nâng xương ức (còn gọi là kỹ thuật Nuss). Phương pháp này đạt tỷ lệ thành công cho người bệnh tới 95-97%. Bệnh nhân ít đau, ít tai biến, thời gian nằm viện ngắn hơn, kết quả sau mổ rất tốt về phương diện chức năng và thẩm mỹ. 

Đến nay, bệnh nhân đã tỉnh, huyết động ổn định, lồng ngực cân đối, thanh đỡ đúng vị trí, vết mổ khô.

Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại lần đầu tiên được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả này mở ra triển vọng mới cho các bệnh nhân bị lõm ngực nặng sẽ được điều trị ngay tại tỉnh nhà mà không cần phải chuyển tuyến.

Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành tuyến trên, các bệnh viện tuyến dưới ngày càng tự tin làm chủ kỹ thuật, khẳng định được năng lực đội ngũ cán bộ y tế khi được chuyển giao các kỹ thuật khó. Điều này giúp người dân giảm chi phí khi đến khám, chữa bệnh ở tuyến dưới, góp phần giải quyết tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương.

Các bác sĩ cho biết, lõm ngực hay dị dạng lồng ngực là bệnh lý bẩm sinh xuất hiện từ nhỏ do xương ức không phát triển với biểu hiện lồng ngực ở giữa bị lõm sâu xuống. 

Bệnh có tỷ lệ biến chứng cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.

Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có những bất thường vùng lồng ngực, cùng biểu hiện khó thở, mệt mỏi trong các hoạt động gắng sức, cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, phát hiện và xử lý kịp thời. 

13. TP HCM: Ứng dụng phần mềm trong công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm

TTTĐ - Nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm diễn ra trên địa bàn TP, mới đây UBND TP HCM đã ban hành các Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019. Theo đó, trong thời gian sắp tới, TP HCM sẽ tăng cường đẩy mạnh và phát huy các tiện ích của ứng dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm vào trong công tác giám sát, phát hiện, theo dõi, xử lý ca bệnh, ổ dịch.

Theo kế hoạch, UBND TP HCM đặt mục tiêu chủ động phòng, chống các bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, tăng cường kiểm soát, phát hiện và khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

Cụ thể, trong năm 2019, TP đã đề xuất mục tiêu là phấn đấu với con số khống chế tỷ lệ người bệnh mắc bệnh tay chân miệng là dưới 100 ca/100.000 dân và tỷ lệ tử vong/số ca mắc bệnh là 0,01%. Các tỷ lệ này ở bệnh sốt xuất huyết là từ 316 ca trở xuống/100.000 dân và 0,05%. Tỷ lệ mắc/100.000 dân đối với bệnh sởi là từ 2 ca trở xuống, bệnh bạch hầu và sốt rét là từ 0,01 % trở xuống, bệnh ho gà từ 0,2% trở xuống…

Để thực hiện các mục tiêu trên, TP sẽ triển khai nhiều giải pháp, trong đó có nhấn mạnh đến việc phát huy các tiện ích của ứng dụng công nghệ thông tin (báo cáo trực tuyến, phần mềm GIS) để phát hiện sớm sự xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch; phát triển các công cụ tiện ích trên các phần mềm, ứng dụng sẵn có phục vụ việc phát hiện, theo dõi, xử lý ca bệnh, ổ dịch.

Mặt khác, TP cũng sẽ thực hiện công tác xây dựng và phát triển hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm nhằm giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và đáp ứng nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch nguy hiểm không để xâm nhập vào Việt Nam.

Đồng thời, UBND cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị tập trung củng cố hoạt động giám sát chủ động các bệnh trong chương trình tiêm chủng, trao đối thông tin giám sát bệnh lây truyền giữa người và động vật với cơ quan thú y. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị quản lý duy trì giám sát trọng điểm 3 bệnh Dengue - Chikungunya - Zika tại 5 bệnh viện: Hùng Vương, Bệnh nhiệt đới, Nhân dân Gia Định, quận 2 và quận 12…

Ngoài ra, TP HCM cho biết thêm, theo kế hoạch trên, sắp tới TP cũng sẽ tập trung đẩy mạnh và nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm cho các y bác sỹ tại các bệnh viện quận, huyện để góp phần phát hiện sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, giảm biến chứng và giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối.

14. Xác định nguyên nhân trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin ở Lào Cai

NDĐT- Liên quan vụ việc một trẻ ba tuổi tử vong sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, chiều 9-4, Sở Y tế Lào Cai cho biết, đã có kết luận chuyên môn về nguyên nhân cháu bé tử vong.

Theo văn bản của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, kết quả kiểm tra của đoàn công tác gồm nhiều thành phần, do ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc Trung tâm cho thấy, vắc-xin được bảo quản, vận chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đến các điểm tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế (có phiếu xuất, nhập, có tủ lạnh bảo quản, có nhiệt kế theo dõi). Quá trình tổ chức tiêm chủng được thực hiện đúng kế hoạch, có phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, thông báo đầy đủ thời gian, địa điểm, đối tượng, vắc-xin được sử dụng để tiêm chủng,

Đối với trường hợp của cháu bé tử vong, cán bộ y tế tại Trạm Y tế Phú Nhuận đã thực hiện tiêm mũi 3 vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản, liều lượng 0,5ml, vị trí dưới da mặt ngoài cánh tay, lô vắc-xin JM-121217E, hạn sử dụng đến hết ngày 30-11-2019, do Công ty TNHH MTV vắc-xin và sinh phẩm số 1 (VAVIOTECH) sản xuất, được Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cung cấp.

Hai mũi tiêm phòng viêm não Nhật Bản trước đó được thực hiện lần lượt vào ngày 4-3-2018 và ngày 14-3-2018.

Từ kết quả kiểm tra, đoàn công tác kết luận trường hợp tử vong của cháu bé loại trừ nguyên nhân do vắc-xin, vì vắc-xin đã được xác minh nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản, theo dõi nhiệt độ và sử dụng đúng đối tượng; tiêm cùng bàn, cùng thời điểm, cùng lọ vắc-xin với cháu bé tử vong còn có năm trẻ khác, nhưng các cháu này sức khỏe bình thường.

Trước đó, vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 4-4, tại nhà văn hóa thôn Phú An 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Trạm Y tế xã Phú Nhuận tổ chức tiêm vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 cho cháu Phạm Bích Trâm, sinh ngày 3-6-2016 (34 tháng tuổi), trú tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng (Lào Cai).

Sau khi tiêm, đến 15 giờ, ngày 5-4, cháu Trâm có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, hạ thân nhiệt, được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa Bảo Thắng; sau năm tiếng điều trị tiến triển không tốt, được đưa tiếp đến Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai. Các bác sĩ tại đây chẩn đoán, bệnh nhân bị suy tim cấp, sau 11 tiếng điều trị kết quả không tiến triển tốt, gia đình đã đề nghị chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, sau 30 phút cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi, tử vong vào lúc 16 giờ ngày 6-4.

  1.  Phát hiện đàn lợn ở Nghệ An dương tính với dịch tả lợn cổ điển

 

Đàn lợn ở khu chăn nuôi của một đơn vị quân đội bị ốm chết, âm tính với dịch tả lợn Châu Phi nhưng dương tính với dịch tả lợn cổ điển.

Đây là kết quả xét nghiệm ngày 8/4 tại đàn lợn ở Tiểu đoàn 17, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Hiện 5 con lợn trong số tổng đàn lợn 65 con của Tiểu Đoàn 17 đã được tiêu hủy.

Địa bàn Tiểu Đoàn 17 đóng quân là nơi giáp ranh với xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, nơi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Ít ngày trước, lợn ở đây bị ốm, chết.

Theo ông Võ Đình Khoa - Trạm trưởng Trạm thú y Đô Lương, trước lúc xảy ra 30 con lợn bị ốm trong số tổng đàn 65 con ở Tiểu Đoàn 17, đàn lợn này không được tiêm phòng theo đúng quy trình chăn nuôi.

Sáng 8/4, Trạm Thú y Đô Lương đã chỉ đạo tiêm vắc xin toàn bộ đàn lợn của Tiểu Đoàn 17. Đồng thời tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại và các vùng phụ cận.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ năm 1921, dịch tả lợn cổ điển xuất hiện từ thời xa xưa. Riêng dịch tả lợn cổ điển đã có vắc xin phòng ngừa, tuy nhiên, nếu lợn bị bệnh chết phải tiêu hủy đúng quy trình. Đặc điểm của lợn bị bệnh dịch tả lợn cổ điển và dịch tả lợn châu Phi giống nhau, như sốt cao, bỏ ăn, nước mắt nước mũi chảy, xuất huyết lấm chấm hình đinh ở vùng da mỏng.

Đến nay, sau 5 ngày xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Minh Sơn, trên địa bàn huyện Đô Lương không xuất hiện thêm ổ dịch phát sinh. Tại 2 điểm chốt chặn trên địa bàn xã đã thực hiện đúng quy trình, thường xuyên rải vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng khi có phương tiện tham gia giao thông đi qua. Số người luân phiên trực tại 2 điểm chốt chặn gồm có 3 người, 2 công an xã, 1 cán bộ thú y.

Bệnh dịch tả lợn cổ điển gây ra bởi vi rút có khả năng truyền nhiễm và lây bệnh cao, tạo thành dịch rất khó kiểm soát đối với ngành chăn nuôi. Nuôi lợn ngoài vấn đề cho lợn ăn gì nhanh lớn, các dịch bệnh virus như dịch tả lợn cổ điển được xếp vào nhóm các bệnh phải thông báo dịch với cơ quan kiểm soát thú y khi có dấu hiệu dịch xuất hiện.

Mức độ nghiêm trọng cũng như những thiệt hại mà dịch tả lợn cổ điển gây ra cho ngành chăn nuôi là rất lớn, vì vậy, khâu phòng bệnh cho lợn cần được thực hiện nghiêm túc và bài bản, tránh trường hợp dịch bùng phát do khâu phòng bệnh kém. Từ những kiến thức chuyên ngành cho biết, đây là loại bệnh gây nhiều trở ngại cho các hộ nhà nông mong muốn làm giàu từ nuôi lợn.     

  1.  Hà Nội: Đình chỉ phòng khám tư gây tử vong nữ công nhân

GD&TĐ - Ngày 7/4, một nữ công nhân do mệt mỏi đã đến khám tại một Phòng khám chuyên khoa Nội tư nhân ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi được bác sĩ khám và chỉ định truyền đạm, nữ bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng tím tái sau đó tử vong.

Sáng 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã nhận được báo cáo nhanh về vụ việc đã xảy ra từ UBND quận Thanh Xuân. Theo đó, khoảng 18 giờ 30 phút, chiều 7/4, bệnh nhân Phạm Thị Hòa (SN 1986), hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạm trú tại phường Khương Đình đã đến khám bệnh tại Phòng khám chuyên khoa Nội Kết Châu, số 21, hẻm 35/69/95 phố Khương Hạ do ông Dương Văn Kết, bác sĩ chuyên khoa I Nội phụ trách chuyên môn.

Bệnh nhân được chẩn đoán suy nhược cơ thể, huyết áp thấp và được ông Kết truyền một chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) do công ty TNHH B.Braun Việt Nam sản xuất. Sau khi truyền hết 1 chai thì tình trạng bệnh có khá hơn.

Sau khi xem xét tình trạng bệnh nhân, ông Kết tiếp tục truyền 1 chai Alvesin 40 (250 ml) sản xuất tại CHLB Đức.

Thế nhưng, sau truyền dung dịch này khoảng 5 phút bệnh nhân thấy ngứa. Ông Kết dừng truyền đạm ngay, chuyển sang chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) để duy trì đường truyền đồng thời tiến hành cấp cứu bệnh nhân: Tiêm bắp 1 mũi Dimedrol 10 mg/ml, đồng thời cho bệnh nhân thở oxy 4 - 5 lít/phút.

Bệnh nhân tiếp tục có dấu hiệu tức ngực, khó thở, nôn 3 lần. Ông Kết tiến hành tiêm bắp 1 ống Adrenalin 1mg/1ml; tình trạng bệnh nhân không tiến triển; ông Kết tiêm tiếp 1/2 ống Adrenalin, đồng thời pha 10ml tráng ống Adrenalin tiêm tĩnh mạch, tiêm Solu-Medrol 40 mg qua đường truyền. Đồng thời gọi cấp cứu 115 hỗ trợ.

Ông Kết tiến hành ép tim kết hợp với bóp bóng Ambu, tỷ lệ 4:1. Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân xấu đi. Ông Kết tiếp tục tiêm Adrenalin, tổng số Adrenalin đã dùng là 22 ống, nhưng bệnh nhân tím tái và ngừng thở, ngừng tim vào lúc 20 giờ 30 phút.

Xe cấp cứu 115 đến tiếp tục cấp cứu trong thời gian 30 phút và xác định bệnh nhân đã tử vong.

Sáng 8/4, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội đã có mặt tại phòng khám chuyên khoa Nội Kết Châu để xác minh thêm thông tin.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết: Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của phòng khám để phục vụ việc phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ vụ việc.

Hiện vụ việc được cơ quan công an điều tra thụ lý. Toàn bộ giấy tờ, giấy phép cũng như cơ sở vật chất của phòng khám đã được công an niêm phong. Khi có kết luận của cơ quan điều tra, sở Y tế Hà Nội sẽ có hướng xử lý về vụ việc này. Ông Trung cho biết thêm, phòng khám này có đủ giấy tờ hợp lệ.

17. Sở Y tế Bình Định báo cáo nhanh vụ thai nhi tử vong trong lúc sinh

Liên quan vụ thai nhi 5,1kg tử vong trong lúc sinh, ngày 9-4 Sở Y tế tỉnh Bình Định đã có báo cáo nhanh gửi đến Bộ Y tế.

Theo báo cáo, sản phụ Trần Thị Ngọc Y (Sn 1986) trú ở xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn được người thân đưa đến Trung tâm y tế thị xã An Nhơn 2h34’ ngày 23-3 khi đang đau bụng sinh và đã ra nước ối, nên các bác sĩ chỉ định xét nghiệm huyết học, nhóm máu, nước tiểu và theo dõi dấu hiệu chuyển dạ mỗi lần 30 phút. 

Đến 5h30’, sản phụ đau bụng mót rặn, cổ tử cung mở 10cm, ngôi đầu lọt thấp, sổ đầu với tư thế chỏm chậu trái trước, sau 1 phút chậm sổ vai, phải làm nghiệm pháp sổ vai nhưng sau 5 phút rặn sổ vai vẫn không thành công.

 Trong cuộc hội chẩn cấp 3 ngay sau đó, các bác sĩ xác định kẹt vai do thai to, nên phải  chuyển sản phụ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

6h25’, sản phụ Trần Thị Ngọc Y được đưa vào Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khi tim thai không nghe được, mặt thai nhi tím toàn bộ, không thấy thai cử động. 

Các bác sĩ sản khoa xử lý tình huống bằng thao tác kỹ thuật cắt tầng sinh môn, dùng tay kéo đầu thai nhi ra ngoài và hạ vai. Mặc dù kết quả sản phụ sinh thường bé gái  5,1kg, nhưng đã tử vong.

Trong cuộc họp hội đồng chuyên môn Trung tâm y tế thị xã An Nhơn ngày 3-4 đã kết luận quy trình khám lâm sàng, cận lâm sàng tương thích với dự đoán thai nhi khoảng 3,5kg nên chỉ định sinh bằng đường âm đạo đối với sản phụ Trần Thị Ngọc Y là phù hợp. 

Quy trình tiếp nhận sản phụ, theo dõi dấu hiệu chuyển dạ, đỡ đẻ, chuyển viện…các nữ hộ sinh, điều dưỡng viên, bác sĩ sản khoa ca trực đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, chẩn đoán phụ hợp, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên việc tiên lượng trường hợp này còn khó, ngoài dự đoán so với kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng nên đã xảy ra tai biến. Các bác sĩ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong quy trình thực hiện chuyên môn khám, chữa bệnh.

Nội dung nêu trên là báo cáo nhanh theo yêu cầu của Bộ Y tế, Sở Y tế Bình Định sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để kiểm tra xem xét toàn bộ quy trình tiếp nhận, chẩn đoán, theo dõi, điều trị và chuyển tuyến đối với sản phụ Trần Thị Ngọc Y, nếu phát hiện sai phạm về chuyên môn sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Theo ông Nguyễn Ngọc Mai - chồng của sản phụ Trần Thị Ngọc Y, chiều 22-3, sản phụ đã được một cơ sở y tế tư nhân ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn siêu âm, ghi nhận thai nhi nặng 3,5 kg, đầu đang thế thuận, thai khoảng 39 tuần tuổi, không có dấu hiệu bất thường

. Ông Lê Thái Bình – Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn cho biết, sản phụ Trần Thị Ngọc Y đã hai lần sinh con năm 2009 nặng 3,9 kg, năm 2015 nặng 4,2 kg. Lần thứ ba sản phụ nhập viện khi thai đủ tháng, đau bụng sinh, có ra nước ối, ca trực ghi nhận mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ…sản phụ bình thường. 

Từ kết quả siêu âm của cơ sở y tế tư nhân và tiền sử hai lần sinh con trước đó, các bác sĩ Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn tiên lượng trường hợp này, nhưng không siêu âm lại mà chỉ định tiếp tục theo dõi để sinh thường.

18. Vụ thai nhi 5,1 kg chết khi sinh thường: Kíp trực có trách nhiệm cao!?

(NLĐO) – Theo kết luận của Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn (Bình Định), kíp trực xử lý vụ việc thai nhi 5,1 kg chết khi sinh thường đã làm đúng nhiệm vụ, có trách nhiệm cao

Ngày 9-4, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã có báo cáo nhanh về quá trình tiếp nhận, theo dõi, chăm sóc, xử trí của các cơ sở y tế liên quan đến trường hợp tử vong của thai nhi là con sản phụ T.T.N.Y (33 tuổi; ngụ xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn).

Cụ thể, chị Y. nhập viện tại Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn lúc 2 giờ 34 phút ngày 23-3 với lý do thai đủ tháng, đau bụng sinh, ra nước ối. Các bác sĩ đã cho tiến hành xét nghiệm huyết học, nhóm máu, Rh, nước tiểu và theo dõi dấu chuyển dạ.

Đến 5 giờ 30 phút, sản phụ Y. đau bụng mót rặn, cổ tử cung mở trọn 10 cm, ngôi đầu lọt thấp. Sổ đầu với tư thế chỏm chậu trái trước, sau 1 phút chậm sổ vai, làm nghiệm pháp sổ vai nhưng sau 5 phút rặn sổ vai vẫn không thành công, phải mời hội chẩn cấp 3. Kết quả hội chẩn xác định kẹt vai do thai to nên chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định lúc 5 giờ 37 phút.

Đến 6 giờ 25 phút, sản phụ Y. được chuyển vào Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định nhưng lúc này tim thai đã không nghe được, mặt thai nhi tím toàn bộ, không thấy có cử động thai. Các bác sĩ tại khoa đã cắt tầng sinh môn, dùng tay kéo đầu thai nhi ra ngoài và hạ vai. Kết quả, sản phụ sinh thường ra một bé gái nặng 5,1 kg nhưng đã tử vong.

Xảy ra vụ việc trên, Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn đã họp hội đồng chuyên môn và kết luận quá trình khám lâm sàng, cận lâm sàng tương thích với dự đoán thai nhi khoảng 3,5 kg nên chỉ định sinh bằng đường âm đạo đối với sản phụ Y. là phù hợp.

Quá trình tiếp nhận, theo dõi, đỡ đẻ đến lúc chuyển viện, bác sĩ và nữ hộ sinh ca trực thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Quy trình tiếp đón người bệnh là đúng và đủ theo quy định, việc thăm khám chẩn đoán phù hợp.

Tuy nhiên, về tiên lượng đối với trường hợp này còn khó, ngoài dự đoán so với kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng nên đã xảy ra tai biến. Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình thực hiện chuyên môn khám, chữa bệnh.

Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, đây chỉ là báo cáo nhanh theo yêu cầu của Bộ Y tế. Hiện Sở Y tế đã thành lập hội đồng chuyên môn để kiểm tra, xem xét về chuyên môn tiếp nhận, chẩn đoán, theo dõi, điều trị, chuyển tuyến đối với trường hợp sản phụ Y.

Theo anh Nguyễn Ngọc Mai (chồng sản phụ Y.), chiều 22-3, gia đình đưa chị đến một cơ sở y tế tư nhân ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn để siêu âm thai. Kết quả siêu âm ghi nhận thai nhi nặng 3,5 kg, đầu đang thế thuận, thai khoảng 39 tuần… và không có dấu hiệu bất thường.

Trong khi đó, ông Lê Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn, cho biết sản phụ Y. từng sinh 2 con nặng 3,9 kg vào năm 2009 và 4,2 kg vào năm 2015. Lần này, chị vào viện với tình trạng thai đủ tháng, đau bụng sinh, có ra nước ối. Ghi nhận của kíp trực cho thấy mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ… của sản phụ đều bình thường.

Qua khám thai, trung tâm chẩn đoán là thai con rạ đủ tháng, ngôi đầu, chuyển dạ và cho tiến hành các xét nghiệm huyết học, nhóm máu, nước tiểu. Ngoài ra, dựa vào kết quả siêu âm của phòng khám tư, khả năng tiên lượng của bác sĩ chuyên khoa và yếu tố tiền sử 2 lần sinh con trước đó, kíp trực không cho siêu âm lại mà chỉ định tiếp tục theo dõi thường xuyên để sinh thường.

19. Cảnh báo những rủi ro, tai biến khi truyền dịch tại phòng khám tư

TTTĐ- Thời gian qua liên tiếp các ca tử vong do truyền dịch tại phòng khám tư, mới đây, một trường hợp nữ bệnh nhân tử vong tại Phòng khám Kết Châu (ngõ 481 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội), trước đó cũng có trường hợp trẻ nhỏ bị sốc sau khi truyền dịch dẫn đến tử vong.

Tâm lý người bệnh đang lạm dụng quá nhiều vào việc truyền dịch, coi việc này như thứ thuốc bổ "thần thánh", người mệt mỏi, đau đầu do ảnh hưởng thay đổi thời tiết,  sốt cần hạ nhanh cũng cần muốn truyền dịch. Thậm chí, nhiều người còn tự ý truyền dịch tại nhà. 

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: "Đúng là hiện nay nhiều người đang lạm dụng truyền dịch, đặc biệt là tuyến dưới, chưa nói đến truyền dịch tại gia đình. Việc lạm dụng cũng xuất phát từ phía người bệnh. Khi vào viện thấy bệnh nhân bên cạnh truyền dịch cũng đòi truyền vì họ quan niệm truyền là hết mệt, dịch truyền không hại cho sức khỏe, ai cũng truyền được".

PGS.TS Dũng phân tích, về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể lạm dụng. Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể bệnh, dịch được truyền, liều lượng, tốc độ…Theo các bác sĩ, truyền dịch là tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi cơ thể... Truyền dịch phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện tại bệnh viện.

Việc dùng dịch truyền bừa bãi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt. Rối loạn điện giải là một biến chứng do truyền dịch. Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém, dẫn đến cơ thể thiếu trầm trọng các vitamin và khoáng chất; Phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí gây tử vong.

Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng máu, nhiễm viêm gan virut. Thậm chí, nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể lại bị mất nước ưu trương, teo tế bào não rất nguy hiểm.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực... Sưng chỗ kim tiêm hoặc lan tỏa ra xung quanh khiến vùng da đó bị viêm tấy đỏ, nặng hơn là bị hoại tử nhất là khi truyền dịch cung cấp chất dinh dưỡng.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, truyền dịch cũng như các loại thuốc khác cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Người bệnh không nên lạm dụng dịch truyền.

20. Cứu bệnh nhân bị lõm ngực bẩm sinh

Ngày 9/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cứu bệnh nhân L.V.T (18 tuổi, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị lõm ngực bẩm sinh.

Từ nhỏ, cứ mỗi khi vận động mạnh, T. đều bị khó thở nhẹ. Thấy cơ thể trở nên bất thường, T. được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Tại đây, T. được chẩn đoán mắc dị dạng lồng ngực bẩm sinh (căn bệnh xuất hiện khi xương ức không phát triển, lồng ngực ở giữa bị lõm sâu xuống, khiến bệnh nhân bị khó thở). Bệnh lõm ngực bẩm sinh rất nguy hiểm, có tỉ lệ biến chứng cao. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ, mà còn gây nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.

Vì vậy, T. được chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực nâng xương ức tại Bệnh viện. Ca mổ có sự hỗ trợ của PGS.TS Nguyễn Hữu Ước -Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả, sau mổ vài ngày, T. đã tỉnh táo, vết mổ khô và đang phục hồi sức khỏe.

Mổ nội soi lồng ngực nâng xương ức là một kỹ thuật hiện đại, có tỷ lệ thành công cao (từ 95% đến 97%), giúp bệnh nhân ít đau, ít tai biến, thời gian nằm viện ngắn hơn và sau mổ bệnh nhân phục hồi tốt. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh áp dụng kỹ thuật này.

Ca mổ thành công đã mở ra một triển vọng mới cho các bệnh nhân bị lõm ngực. Từ nay, bệnh nhân sẽ được điều trị ngay tại tỉnh mà không cần phải chuyển tuyến, giúp người dân giảm chi phí khi đến khám, chữa bệnh ở tuyến dưới, góp phần giải quyết tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành, các bệnh viện tuyến dưới tự tin làm chủ kỹ thuật, khẳng định được năng lực đội ngũ cán bộ y tế khi được chuyển giao các kỹ thuật khó.

21. BV Đà Nẵng học "mẫu chuẩn" cấy ghép tế bào gốc và ghép tạng của Nhật

Sáng 9/4, GS.BS Kohei Shiota, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Shiga (Nhật Bản) đã ký với TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ máy móc, thiết bị, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc và ghép tạng cho BV Đà Nẵng

TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cho đây, từ năm 2006, BV đã được TS.BS Yoshihisa Suzuki, chuyên gia phẫu thuật tạo hình và tế bào gốc của BV Kitano (Nhật Bản) hỗ trợ rất tích cực cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu cấp bộ về “cấy ghép tế bào gốc ở các bệnh nhân bị liệt tủy” và đã được Bộ Y tế thẩm định, xác nhận đủ điều kiện, năng lực.

TS.BS Yoshihisa Suzuki đã liên hệ với Đại học (ĐH) Y khoa Kyoto (Nhật Bản) hỗ trợ máy móc, thiết bị cho BV Đà Nẵng, đồng thời tiếp nhận các bác sĩ của BV này sang đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cấy ghép tủy xương cho các bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không đi lại được. Vốn trước đó “bó tay” với các trường hợp này, nhưng với sự hỗ trợ của phía Nhật Bản, BV Đà Nẵng đã đạt được tỉ lệ hồi phục cho các bệnh nhân được đánh giá là rất ngoạn mục

Sau đó, TS.BS Yoshihisa Suzuki đem toàn bộ các kết quả mà BV Đà Nẵng đã đạt được để liên hệ với ĐH Y khoa Shiha chuyên về điều trị tế bào gốc rất nổi tiếng của Nhật Bản cũng như trên thế giới. Qua quá trình tìm hiểu, đặt biệt là sau khi cử thư ký qua thực tế, GS.BS Kohei Shiota, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Shiga đã trực tiếp sang thăm và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường đại học này với BV Đà Nẵng.

“Họ nhận thấy số lượng bệnh nhân bị liệt tủy cần cấy ghép tế bào gốc ở Đà Nẵng cũng như các địa phương trong khu vực rất đông, BV Đà Nẵng đã làm được rất nhiều thứ nhưng chưa được hỗ trợ nhiều để thực hiện các nghiên cứu. Vì vậy trong thỏa thuận hợp tác vừa ký kết, ngoài cấy ghép tủy xương thì ĐH Y khoa Shiga sẽ hỗ trợ BV Đà Nẵng thực hiện cấy ghép tế bào gốc đối với các bệnh lý khác như tim mạch, hô hấp…” – TS.BS Lê Đức Nhân cho hay.

Cũng theo thỏa thuận hợp tác vừa ký kết, ĐH Y khoa Shiga sẽ tiếp nhận BS của BV Đà Nẵng sang đào tạo, chuyển giao kỹ thuật; đồng thời các BS, chuyên gia của trường ĐH này sẽ qua BV Đà Nẵng để tìm hiểu, khảo sát các khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện cấy ghép tế bào gốc, từ đó xây dựng đề án hỗ trợ cho BV Đà Nẵng một cách hiệu quả nhất.

“Riêng về đề án về tế bào gốc, trước đây ĐH Y khoa Shiga dự định hỗ trợ BV Đà Nẵng xử lý đối với 30 bệnh nhân, nhưng nay thì họ đồng ý gia hạn số lượng bệnh nhân tế bào gốc được hỗ trợ cho đến khi nào đủ hiệu lực để BV Đà Nẵng báo cáo có hiệu quả và có thể tự làm.

Đồng thời ĐH Y khoa Shiga cũng sẽ hỗ trợ thêm các trang thiết bị về cấy ghép tế bào gốc. Để có được một tế bào gốc trưởng thành, tinh nhuệ đưa vào bệnh nhân thì mức độ sàng lọc, đánh giá là cực kỳ quan trọng. ĐH Y khoa Shiga sẽ hỗ trợ BV Đà Nẵng các trang thiết bị chuyên sâu để nhận biết, lựa chọn tế bào gốc tốt nhất đưa vào bệnh nhân!” – TS.BS Lê Đức Nhân cho biết.

Đặc biệt, theo TS.BS Lê Đức Nhân, trong thỏa thuận hợp tác với ĐH Y khoa Shiga thì BV Đà Nẵng còn hết sức chú trọng đề án hình thành Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc (dự kiến khởi công xây dựng ngày 2/9/2019 với tổng mức đầu tư 495,68 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Đà Nẵng – Infonet đã đưa tin).

TS.BS Lê Đức Nhân cho hay, trong việc hợp tác với ĐH Y khoa Shiga hình thành Trung tâm ghép tạng, BV Đà Nẵng hết sức lưu tâm vấn đề ghép tủy cho bệnh nhân ung thư. Ghép tủy cho bệnh nhân ung thư thì ở Hà Nội và TP.HCM đã làm, nhưng cái khác của Đà Nẵng là việc này sẽ nằm trong chuỗi của một Trung tâm ghép tạng, có sự phối hợp giữa tạng ghép với các vấn đề liên quan tới tế bào gốc.

“GS.BS Kohei Shiota, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Shiga nhận thấy mô hình này rất hay nên sẽ mời chuyên gia giúp thêm cho BV Đà Nẵng trong việc thiết kế, hình thành trung tâm ghép tạng. Lồng ghép được trung tâm ghép tạng sắp tới của BV Đà Nẵng với ĐH Y khoa Shiga sẽ là một điều rất tuyệt vời!” – TS.BS Lê Đức Nhân nói.

Giải thích thêm về sự tuyệt vời đó, ông cho biết, để hình thành trung tâm ghép tạng thì cùng lúc phải đào tạo quá nhiều ê-kip. Đến thời điểm này, mỗi ê-kip đào tạo một nơi, nên khi ráp vào đòi hỏi phải có thời gian dài mới kết nối được. Trong khi đó, ĐH Y khoa Shiga đã có sẵn hết. Với sự hỗ trợ của họ thì BV Đà Nẵng “chỉ việc” cử BS sang đào tạo, chuyển giao công nghệ, lấy mẫu chuẩn từ đây về áp dụng, vừa nhanh, vừa hiệu quả và đồng bộ.

22. Nhà thuốc số 8 của BV Bạch Mai bị tố bán thuốc rởm: Bệnh viện nói gì?

Thuốc ngoại nhập khẩu (mỗi viên thuốc 40.000 đồng) khi bóc ra viên con nhộng bám đầy bột, khẽ động vào tách làm đôi, bệnh nhân đem đến nhà thuốc xin đổi nhưng không được đáp ứng. 

Bệnh nhân nghi ngờ thuốc rởm

Chiều ngày 8/4, anh Nguyễn Văn Thoại (sinh năm 1977, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc phản ánh về việc nhà thuốc số 8 của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bán thuốc rởm cho bệnh nhân.

Theo bệnh nhân, từ năm 2018, anh được bác sĩ chẩn đoán u gan máu, kê đơn gồm hai loại thuốc là Urdoc và Provini 500mg. Trong đó, thuốc Provini 500mg là dạng viên nhộng. Cả hai loại thuốc được anh mua ở nhà thuốc số 8 của Bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, mới đây, bệnh nhân đem thuốc lên cơ quan uống, khi bóc thuốc Provini 500 mg ra khỏi vỉ, viên thuốc bị nát, vữa. Sau đó, người đàn ông này đã đem tới nhà thuốc số 8 trả lại. Tại đây, anh Toại được hoàn lại tiền thuốc Provini 500mg, còn Urdoc thì không được nhận lại.

"Tôi mua thuốc chữa bệnh tại nhà thuốc thuốc số 8, Bệnh viện Bạch Mai, hơn một năm nay mỗi tháng hết 5 triệu đồng. Thuốc ngoại nhập khẩu (mỗi viên thuốc 40.000 đồng) vậy mà bóc ra viên con nhộng bám đầy bột, khẽ động vào tách làm đôi", anh Thoại phản ánh.

Bệnh nhân bức xúc nói thêm: "Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ kê cho tôi hai loại và phải kết hợp với nhau mới có tác dụng, tuy nhiên khi nghi một loại giống như là rởm thì tôi phải trả lại cả hai, làm sao có thể tiếp tục uống. Nhưng họ không chịu nhận và bắt tôi phải qua nhiều thủ tục, rồi hẹn đi hẹn lại nhiều lần".

Bệnh viện nói gì?

Trước sự việc trên, sáng 9/4, trao đổi với PV, TS Dương Đức Hùng (trưởng phòng KHTH Bệnh viện Bạch Mai - người phát ngôn của bệnh viện) xác nhận, đây là trường hợp bệnh nhân đã mua thuốc ở bệnh viện nhiều lần.

Ngày 8/4 bệnh nhân đến quầy thuốc nói rằng bán thuốc kém chất lượng, hết date (hạn sử dụng)... Bên quầy thuốc chứng minh rằng đó là thuốc còn hạn sử dụng.

"Nói thật bệnh viện không bán thuốc hết date đâu. Thật sự một mã thuốc đó không hề có ý nghĩa về mặt doanh số đối với cả hệ thống quầy thuốc ở Bệnh viện Bạch Mai. Bây giờ làm ăn ai chẳng muốn giữ thương hiệu, uy tín. Hơn nữa, đối với hệ thống nhà thuốc lớn như ở viện thì 1 mã hàng, một mặt hàng thuốc không có ý nghĩa gì về mặt doanh số cả. Vì thế, động cơ nhà thuốc bán như người bệnh phản ánh là không có", ông Hùng nói.

Theo TS Dương Đức Hùng, trong ngày hôm nay bệnh viện sẽ cho kiểm tra lại và sẽ có báo cáo trong ngày. Hôm qua, khi xảy ra sự việc bệnh viện đã mời bệnh nhân đó vào làm việc cùng với đại diện quầy thuốc và cả công an để cùng nhau xem xét.

Với quan điểm của bệnh viện, khi xác định sự việc phải làm nghiêm túc, phải làm rõ chứ không thể làm cho qua, ông Hùng phân tích:

- Thứ nhất là phải xem lại mã hàng, code, seri có phải lô mà bệnh viện nhập không. Ví dụ cũng là tên loại thuốc đó, nhưng không phải là code, seri mà bệnh viện nhập từ nhà phân phối.

- Không thể loại trừ trường hợp họ mua thuốc đó ở đâu, xong giờ bỏ ra rồi mang đến cho bệnh viện nói là bệnh viện chẳng hạn. Vì thế phải xem xét kỹ lưỡng. Tôi tin hệ thống nhà thuốc Bạch Mai không làm như vậy.

- Còn một trường hợp khác có thể xảy ra ở tất cả hệ thống bán lẻ. Đơn giản như việc 1 lọ thuốc 40 viên, nhưng bệnh nhân mua lẻ 10 viên họ cũng bán và khi đó bao bì bảo quản đã bị xé ra mất.

- Ngoài ra, trong trường hợp này bệnh nhân mua thuốc từ hồi tháng 1, sau 3 tháng mới đem đến phản ánh.

Khi đó nếu bảo quản đúng cách thì sẽ xảy ra tình trạng ẩm mốc ngay, dù hạn vẫn còn. Đó là chưa kể, 1 vỉ thuốc sẽ được dập chìm date sử dụng ở góc, vỉ thuốc có 10 viên nhưng khi mua chỉ lấy 4 viên và nhân viên bán lẻ cắt vỉ thuốc.

Vậy khi cắt cho người này phần date thì người mua sau sẽ không có. Những trường hợp đó chỉ có thể xảy ra ở khối bán lẻ ngoài bệnh viện. Còn trong bệnh viện, theo quy định mới của Bộ Y tế, hệ thống nhà thuốc ở trong bệnh viện cũng phải đấu thầu như thuốc điều trị nội trú.

23.  Phạt 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp dùng hình ảnh nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm

ANTD.VN - Với hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân, Phục Thần Công, Đào thi... có tác dụng như thuốc chữa bệnh, các doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt nặng.

Sáng nay, 9-4, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết, chỉ trong khoảng nửa tháng, từ 18-3 đến nay, đơn vị này đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về ATTP với 8 cơ sở có vi phạm, tổng tiền phạt lên tới hơn 577 triệu đồng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) bị xử phạt 60 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân trên website: thuocdantoc.org gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Trí Tâm (Đống Đa, Hà Nội) bị phạt 60 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục Thần Công trên website http://phucthancong.comhttp://phucthancong.vnhttp://phucthancong.com.vn gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Công ty TNHH Dược phẩm Cẩm Tú (quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị xử phạt 60 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe CALSEA BONE trên website: camtuvn.com mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, đồng thời quảng cáo không phù hợp với 1 trong các tài liệu theo quy định.

Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Ribeto kết nối Nhật-Việt (Đống Đa, Hà Nội) bị phạt 35 triệu đồng vì quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hahagokoro, IQ No.1 và The gouto trên các website: http://ribeto.com.vn/  mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Công ty Cổ phần Latigg (quận 4, TP Hồ Chí Minh) bị phạt 35 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiền đình hoàng trên website http://latigg.com và http://roiloantiendinh.commà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Công ty Cổ phần Thảo Mộc Đường (Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt 25 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR 1h trên website http://suckhoe.top/ không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Đặc biệt, Công ty CP thương mại dược Hoàng Long (quận 2, TP Hồ Chí Minh) bị phạt tới hơn 202 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm: Nhập khẩu lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Golden life – Multivitamin & Minerals Women’s Formula, số lô: 41005, NSX: 10/2015, HSD: 10/2018 không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; bán hàng hóa là lô sản phẩm nêu trên có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bị phạt tới 100 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm: Quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website http://Kvoimen.com và http://daothi.com dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần sản phẩm; Sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website http://Kvoimen.com và http://daothi.com.

Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục ATTP đã buộc các cơ sở thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.

24. BẮC NINH: KHÔNG KHỞI TỐ CỤ U70 “XÂM HẠI” BÉ GÁI MẮC BỆNH TÂM THẦN

Sau hơn nửa năm điều tra vụ ông Nguyễn Văn H. sinh năm 1948 ở Đào Xá phường Phong Khê, TP Bắc Ninh bị “tố” xâm hại tình dục nhiều lần em Nguyễn Thị H sinh năm 2001 bị tâm thần, ngày 05/03, Công an TP Bắc Ninh đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nghi can.

Cháu bé tâm thần bị lợi dụng tình dụng nhiều lần…?

Như chúng tôi đã đưa tin, vào khoảng đầu tháng 7/2018 Tòa soạn báo Đời sống & Pháp luật nhận được đơn thư của chị Diêm Thị Nhung trú tại khu Đào Xá phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. Trong nội dung đơn, chị Nhung đã tố cáo ông Nguyễn Văn Hoàn là người cùng khu, có hành vi xâm hại tình dục con gái bà là Nguyễn Thị H sinh ngày 12/11/2001.

Đơn của chị Nhung đã tố cáo ông Nguyễn Văn H. có hành vi xâm hại tình dục cháu H. 2 lần trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2018. Lần thứ nhất vào khoảng tháng 4/2018, khi cháu H. đang đi sửa quần áo ngang qua nhà ông H. thì bị ông H. gọi vào nhà và chốt cửa. Sau đó, ông Hoàn dùng vũ lực khống chế, xâm hại cháu H. Quá hoảng sợ và bất ngờ, H. đã la lớn kêu cứu nhưng vì tiếng máy giấy quá ồn nên không ai nghe thấy.

Sau khi giở trò đồi bại với H., ông H. còn đe dọa không được kể với ai sau đó mới thả H. ra. Vì sự việc xảy ra quá kinh khủng đối với một cô bé 17 tuổi nên H. đã không dám nói lại sự việc trên với gia đình.

Lần thứ 2 ông H. xâm hại bé H. là vào 13h ngày 7/7/2018. Trong giờ nghỉ trưa, ông H. có đưa cho H, một mảnh giấy hẹn ra khu Chùa Đống. Không hề nghi ngờ hành động của ông H., em H. đã đi ra điểm hẹn. Đến nơi, ông H. gửi xe đạp của em H. và chở em H. ra nhà nghỉ Sao Mai (phường Vạn An) và bắt cháu lên phòng. Tại đây, một lần nữa, ông H. tiếp tục khống chế và xâm hại em H. Thấy H. kêu cứu, ông H. đã bịt miệng cháu lại và thực hiện hành vi đồi bại.

Sau đó ông H. có đưa cháu về và dặn không được nói với ai. Thấy em H. đứng khóc ở bờ đê, người dân khu vực đó đã hỏi han và báo lại cho gia đình. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành xảy ra với con gái, chị Nhung đã gặng hỏi cháu nhiều lần thì được H. kể lại sự việc như trên.

Vụ việc được cho là xảy ra vào buổi trưa tại Nhà nghỉ trên địa bàn. Chủ cơ sở Nhà nghỉ sau đó cũng đã khẳng định với cơ quan chức năng và gia đình bị hại về việc họ có thấy ông H. cùng cháu H. vào Nhà nghỉ trên trùng với thời gian mà cháu H. và địa điểm em H. kể lại sự việc.

Đáng chú ý, người bị hại trong trường hợp này theo tìm hiểu của của PV Báo Đời sống & Pháp luật và ghi nhận ý kiến của gia đình, những người sống xung quanh thì trước khi xảy ra vụ việc em H. có biểu hiện tâm thần không bình thường. Sau những cú sốc về thể xác và tinh thần nêu trên tình hình bệnh tật của cháu trở nên tồi tệ hơn.

Kết luận “chậm trễ” và “bất ngờ”…!

Vụ việc gây rúng động dư luận và sự phẫn nộ của những người dân phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Những tưởng sẽ được các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra và trả lại sự công bằng cho những người có liên quan. Nhưng phải mất tới 08 tháng, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Bắc Ninh mới có quyết định không khởi tố đối với nghi can.

Theo đó, Thông báo số 52 và Quyết định số 52 ngày 05/03/2019 của Công an Thành phố Bắc Ninh khẳng định“không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn trình báo của bà Diêm Thị Nhung sinh năm 1973, HKTT: Khu Đào Xá, phường Phong Khê, Thành phố Bắc Ninh tố cáo ông Nguyễn Văn H. sinh năm 1948 ở cùng khu có hành vi hiếp dâm con gái bà là Nguyễn Thị H, sinh ngày 12/11/2001…”. Lý do “không khởi tố hình sự” đối với vụ việc nói trên, cơ quan chức năng không được giải thích cụ thể.

Đáng chú ý, trong kết luận số 397/KLDG ngày 27/11/2018 của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương – Bộ Y tế phúc đáp quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan CSĐT – Công an thành phố Bắc Ninh cũng đã khẳng định cháu Nguyễn Thị H. “bị giao cấu trái ý muốn” và bị “tâm thần nhẹ” nên “hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”.

25.  Hải Dương: Bệnh viện đa khoa Hòa Bình bị tố có dấu hiệu tiêu cực trong khám chữa bệnh

CLXH) - Phó Giám đốc BV Đa khoa Hòa Bình (Hải Dương) sau khi tố cáo tiêu cực trong khám chữa bệnh diễn ra ở bệnh viện đã bị cho nghỉ việc. Điều khuất tất gì phía sau sự hào nhoáng của bệnh viện Đa khoa Hòa Bình?

Theo nội dung đơn tố cáo gửi các cơ quan thông tấn, báo chí của anh Vũ Văn Quang (SN 1985, trú tại xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), bố anh là ông Vũ Đình Sang (SN 1958, trú cùng địa chỉ), bị ngã xe, phải nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ninh Giang. Sau đó, được các bác sĩ tư vấn là chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương để điều trị. Sau đó, các bác sĩ tiếp tục tư vấn cho ông Sang lên Bệnh viện Việt Đức để mổ và điều trị.

Chia sẻ với PV, anh Quang cho biết, do có người quen giới thiệu, có người họ hàng làm bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức cũng về Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình để tham gia vào mổ cho các bệnh nhân.

Sau khi nghe thông tin giới thiệu, ngày 9/8/2018, ông Sang được đưa vào nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Sau đó, ông Sang được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bị gẫy mấu chuyền xương đùi phải. Để hoàn tất thủ tục nhập viện, gia đình đã tạm ứng tiền tại phòng kế toán là 72.000.000 đồng. Đồng thời, được đặt lịch mổ vào ngày 10/8/2018 do Tiến sĩ Vũ Văn Khoa của Bệnh viện Việt Đức mổ.

Trước khi mổ, gia đình được các bác sĩ Nguyễn Bá Thao và 1 y tá tư vấn có 2 loại xương, một loại giá 60.000.000 đồng và một loại 90.000.000 đồng. Sau khi nghe tư vấn, gia đình đã chọn loại 60.000.000 đồng và ký văn bản thỏa thuận chữa bệnh chênh lệch BHYT bao gồm: Chọn bác sĩ Vũ Văn Khoa giá 5.000.000 đồng, phẫu thuật đặc biệt 2.000.000 đồng.

Tổng kết lại, cộng tất cả chi phí trọn gói từ lúc mổ cho đến điều trị, gia đình được Tiến sĩ Vũ  Văn Khoa  giải thích hết 78.000.000 đồng.

Sau khi mổ xong, gia đình lại được Tiến sĩ Vũ Văn Khoa thông báo, phải nộp thêm 8.000.000 đồng, do thay xương dài hơn. Gia đình cho rằng Tiến sĩ Khoa giải thích không rõ ràng, nên không đồng ý nộp số tiền 8 triệu phát sinh thêm.

Ngày ông Sang ra viện, được phía bệnh viện thông báo ngoài số tiền đã tạm ứng 72.000.000 đồng, gia đình còn phải thanh toán thêm 16.300.000 đồng. Tuy nhiên gia đình không đồng ý, và chỉ chấp nhận thanh toán tổng số tiền 78.000.000 đồng, như ban đầu được Tiến sĩ Khoa tư vấn. Do bức xúc, gia đình đã làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, thì nhận được yêu cầu, gia đình phải thanh toán số tiền 16.300.000 đồng. Gia đình tiếp tục không đồng ý, do buổi chiều muộn nên gia đình đã xin phép đưa ông Sang về nhà để nghỉ ngơi và hẹn phía bệnh viện sáng hôm sau sẽ lên thanh toán nốt tiền.

“Ngày hôm sau, gia đình tôi có chút việc bận, nên không thể lên sớm để nộp tiền được. Chưa kịp lên, thì một người phụ nữ tên Hường, dẫn theo 3 người đàn ông lạ mặt, tướng mạo dữ tợn, xăm trổ đến gia đình tôi để đe dọa, đòi tiền. Thậm chí, họ còn nói đến 10h mà gia đình không cho người mang tiền lên thanh toán nốt, thì sẽ cho người đưa bố tôi trở lại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình để mổ lấy lại xương. Sau đó, họ chửi bới, đe dọa gia đình tôi rất nhiều, khiến người nhà tôi hoang mang, sợ hãi”, anh Quang kể trong đơn.

Trong khi làm thủ tục thanh toán tiền, anh Quang bị 7 người đàn ông xăm trổ, tướng mạo dữ tợn đến hỏi và đe dọa tại bệnh viện. Khi anh Quang thanh toán xong, thì nhóm người này cũng bỏ đi.

Sau đó vài hôm, phía bệnh viện Đa khoa Hòa Bình có gọi điện thông báo gia đình đưa ông Sang lên để thăm khám lại. Tuy nhiên, do vẫn sợ hãi từ vụ “xã hội đen”, đến nhà đòi tiền nên gia đình không dám lên. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của ông Sang vẫn chưa phục hồi, chân đi khập khễnh, 2 chân lệch nhau khoảng 5cm.

Từ những sự việc trên, gia đình đã làm Đơn tố cáo gửi đến Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hải Dương, Công an tỉnh Hải Dương và các cơ quan Thông tấn, báo chí để làm sáng tỏ vụ việc.

Phó Giám đốc bệnh viện bị buộc nghỉ việc sau khi tố cáo tiêu cực

Ông Phạm Hải Dương - PGĐ Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (tỉnh Hải Dương) đã làm đơn tố cáo, gửi tới cơ quan chức năng về dấu hiệu tiêu cực của sự việc.

Theo thông tin trên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương- ông Phạm Mạnh Cường vừa ban hành Quyết định số 160/QĐ-SYT, về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn xác minh tố cáo đối với ông Vũ Văn Khoa, Phó trưởng khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) và Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình).

Nội dung được thụ lý tố cáo gồm: Hành vi khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được cấp phép. Cụ thể: Việc phẫu thuật điều trị gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 25/9/2018 khi Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chưa được phê duyệt thực hiện kỹ thuật này.

Trước đó, bác sĩ Phạm Hải Dương và một số cổ đông phát hiện một số hành vi có dấu hiệu tiêu cực, gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của bệnh viện nên đã làm đơn tố cáo, gửi tới Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Sở Y tế tỉnh Hải Dương và một số cơ quan chức năng, báo chí.

26. Bộ Y tế lý giải vì sao Nhật Bản cấm axit benzoic trong tương ớt

 (Công lý) - Đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, tùy từng nước có thể đưa ra các quy định khác so với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm của Liên Hợp Quốc với điều kiện đầy đủ bằng chứng khoa học.

Mới đây, lô 18.000 sản phẩm tương ớt Chinsu của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã bị Nhật Bản thu hồi do chứa axit benzoic - một chất bị cấm sử dụng trong sản phẩm của Nhật Bản. 

Bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, axit benzoic (INS 210) là phụ gia thực phẩm chống nấm mốc được Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Ủy ban Codex) cho phép sử dụng. Hiện 189 nước dùng theo tiêu chuẩn Codex, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.

Theo thông tư quy định về quản lý về quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, axit benzoic được phép sử dụng trong tương ớt với hàm lượng 1g/1kg sản phẩm. Đây cũng là quy định của Ủy ban Codex với axit benzoic.

“Chúng tôi khẳng định các quy định về phụ gia thực phẩm Bộ Y tế ban hành hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban Codex”, bà Nga khẳng định và cho biết thêm, các phụ gia thực phẩm có trong danh mục của Ủy ban Codex phải trải qua rất nhiều các bước đánh giá về độ an toàn, hướng dẫn sử dựng rất nghiêm ngặt, thông thường qua 8 bước, 5-7 năm, thậm chí cả chục năm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, việc quy định sử dụng phụ gia thực phẩm cũng sẽ khác nhau, trên cơ sở thói quen sử dụng sản phẩm, công nghệ sản xuất.

Không loại trừ việc một chất được chấp nhận tại quốc gia này nhưng không chấp nhận ở quốc gia khác; và ngay cả khi cùng cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng tại mỗi nước có thể quy định khác nhau về hàm lượng sử dụng hoặc đối tượng sử dụng. Khi cơ quan quản lý thực phẩm quyết định thu hồi thì có thể do việc sử dụng chất đó không phù hợp tại quốc gia đó.

Vì vậy, khi Nhật Bản hoặc quốc gia nào khác không cho phép sử dụng phụ gia đó tại thị trường của họ nhưng Việt Nam vẫn chấp nhận sử dụng thì không có nghĩa sản phẩm trong nước không an toàn hay được chấp nhận dễ dàng, mà vấn đề là quy định cụ thể về phụ gia thực phẩm được đưa ra căn cứ theo mức độ sử dụng sản phẩm thực phẩm của mỗi nước.

Cũng theo bà Nga, hiện nay theo quy định mới nhất của Nhật Bản, axit benzoic cũng được cho phép là phụ gia thực phẩm trong một số nhóm thực phẩm như nước tương, các loại đồ uống không cồn, siro, bơ thực vật, trứng cá,… với các hàm lượng khác nhau.

Cho đến thời điểm này, Cục An toàn thực phẩm vẫn chưa nhận được thông tin chính thống từ Nhật Bản về việc thu hồi 18.000 chai tương ớt Chinsu; đồng thời chưa nhận được thông tin chính thức từ Masan. Bộ Y tế vẫn đang chỉ đạo các bộ phận chức năng nhanh chóng xác minh, làm rõ vụ việc hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu nhập từ Việt Nam bị thu hồi tại Nhật Bản vì chứa chất cấm. Trước mắt, phải làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi và nguồn gốc hàng hóa lô hàng bị thu hồi kể trên.

“Người dân cần bình tĩnh lắng nghe các ý kiến của cơ quan nhà nước. Khi chúng tôi đã ban hành thì hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tôi khẳng định, nếu phụ gia có trong danh mục của Ủy ban Codex với hàm lượng đúng thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe”, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

  1.  Không chủ quan với tiêm phòng bệnh sởi

Ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, địa bàn vừa xuất hiện 5 ca trẻ em mắc bệnh sởi nhưng phụ huynh vẫn còn chủ quan, không đưa con đi tiêm phòng. Một số phụ huynh bỏ qua các mũi tiêm để chờ tiêm dịch vụ, điều này khiến nguy cơ bùng phát dịch tăng cao.

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, từ đầu năm 2019 đến nay đã có 16 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và đã lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó có 5 trường hợp đã có kết quả dương tính với bệnh sởi. Các ca bệnh sởi trên nằm rải rác tại huyện Phú Ninh, Tiên Phước, TP Tam Kỳ. Quảng Nam vẫn chưa công bố ổ dịch vì số ca bệnh này không nằm tập trung, hiện có 4 ca bệnh đã xuất viện an toàn. Để ngăn chặn sự bùng phát của sởi, yếu tố tiên quyết là trẻ em trong độ tuổi phải được tiêm vaccine đầy đủ. Các bà mẹ cần đưa trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi đến cơ sở y tế để được tiêm vaccine phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Trường hợp đã được tiêm phòng nhưng phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi tiêm trong các chiến dịch tiêm bổ sung. Hiện bệnh sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, các ca bệnh chỉ điều trị theo phương pháp hỗ trợ bệnh như: cách ly bệnh, hạ sốt, vệ sinh mắt miệng, dùng vitamin A liều lượng cao và theo dõi biến chứng.

Những ca bệnh sởi mới được phát hiện thời gian gần đây nằm trong chu kỳ của bệnh sởi, thường là 4-5 năm. "Sởi là một dạng của sốt phát ban vì vậy khi không có dịch cũng có thể mắc sởi. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Hiện nay trên cả nước đang có nhiều nơi phát hiện sởi, để chủ động khống chế, ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát, ngành Y tế tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các trung tâm y tế ở các địa phương tăng cường công tác khám, nhất là các ca sốt phát ban cần phải phân loại để đảm bảo phát hiện đúng bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài cách ngăn ngừa xử lý bệnh sởi tốt nhất vẫn là cho trẻ tiêm phòng, nâng cao số lượng trẻ được tiêm phòng để đảm bảo cộng đồng dễ mắc sởi không gia tăng qua các năm. Theo khảo sát chung thì phần lớn những người mắc sởi là người dân lao động lúc nhỏ không được tiêm chủng, một số phụ huynh có hiểu biết nhưng ngại tiêm cho con vì nhiều lý do hoặc bỏ tiêm nhưng không có điều kiện tiêm dịch vụ. Điều này là rất nguy hiểm", ông Hai nói. Cũng theo ông Hai, ngoài số lượng người lớn lúc nhỏ không được tiêm thì cũng có một bộ phận nhỏ mũi tiêm cho trẻ không đạt yêu cầu, vì vậy Bộ Y tế có tổ chức tiêm nhắc lại sởi - rubella đối với đối tượng trên 15 tuổi để đảm bảo an toàn. Theo thống kê năm 2018 Quảng Nam có gần 27 nghìn trẻ được tiêm vaccine sởi mũi 1 (từ 9 đến 12 tháng tuổi), đạt 94%; tỷ lệ trẻ tiêm sởi mũi 2 (từ 18 tháng) đạt 88,6%. Ngoài ra, trong chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubelle cho trẻ 1 - 5 tuổi ở 6 huyện miền núi (Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My), tỷ lệ trẻ được tiêm đạt 92,2%.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng vừa có văn bản khuyến cáo phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch. Bệnh sởi rất dễ lây, khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo.

28. Vi phạm an toàn thực phẩm, 8 công ty bị phạt hơn 570 triệu đồng

VietTimes -- Sáng 9/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố danh sách 8 công ty vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, tổng cộng số tiền phạt là 577.735.814 đồng.

Trong đó, Công ty cổ phần thương mại dược Hoàng Long (quận 2, TP Hồ Chí Minh) chịu mức tiền phạt cao nhất (hơn 200 triệu đồng) do nhập khẩu và bán lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Golden life – Multivitamin & Minerals Women’s Formula (số lô: 41005, NSX: 10/2015, HSD: 10/2018) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Medicom (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận mức phạt 100 triệu đồng do liệt kê công dụng của từng thành phần, sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng Kvoi men và Đào thi trên các website http://Kvoimen.com và http://daothi.com.

Nhận mức phạt tiền thấp nhất là Công ty Cổ phần Thảo Mộc Đường (Hoàng Mai, Hà Nội) với 25 triệu đồng, do quảng cáo thực phẩm chức năng MR 1h trên website http://suckhoe.top/ không phù hợp.

Bên cạnh đó, có 2 công ty bị phạt 60 triệu đồng do quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Đó là Công ty Cổ phần nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng Mãnh Lực Trường Xuân trên website: thuocdantoc.org, Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Trí Tâm vi phạm quảng cáo sản phẩm Phục Thần Công trên website http://phucthancong.com, http://phucthancong.vn, http://phucthancong.com.vn.

Cũng nhận mức phạt 60 triệu đồng là Công ty TNHH Dược phẩm Cẩm Tú (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh). Công ty này đã quảng cáo sản phẩm CALSEA BONE trên website: camtuvn.com mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước, quảng cáo không phù hợp theo quy định.

Cuối cùng, 2 đơn vị cùng nhận mức phạt 35 triệu đồng là Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Ribeto kết nối Nhật-Việt (Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội) và Công ty cổ phần Latigg (quận 4, TP Hồ Chí Minh) do sử dụng nội dung không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận để quảng cáo sản phẩm Hahagokoro, IQ No.1, The gouto và Tiền đình hoàng trên website.

Theo Cục An toàn thực phẩm, các cơ sở trên không chỉ bị phạt tiền mà còn phải thu hồi, tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo sai và cải chính thông tin theo quy định.

29. Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học được công nhận chuẩn GMP Châu Âu

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Y tế thuộc Bộ Y tế nước Cộng hòa Áo (Austrian Agency for Health and Food Safety – AGES) vừa chính thức công nhận Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) - châu Âu (European GMP). Đây cũng chính là Ngân hàng máu đầu tiên tại Việt Nam được công nhận chuẩn GMP.

Sở Y tế TP HCM cho biết, sau gần 5 năm, cùng với những quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo cùng với các y, bác sĩ của Bệnh viện (BV) Truyền máu Huyết học, ngày 4/3/2019 vừa qua, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Y tế Áo thuộc Bộ Y tế Cộng hòa Áo đã chính thức trao giấy chứng nhận GMP châu Âu cho Ngân hàng máu của BV Truyền máu Huyết học. Trước đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Y tế Áo đã thực hiện chuyến thẩm định lần 1 tại Ngân hàng máu – BV Truyền máu Huyết học vào năm 2017.

Được biết, Ngân hàng máu của BV Truyền máu Huyết học được chính thức đi vào hoạt động ngày 2/2/2010, địa chỉ tại 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5. Với sự đầu tư trong nguồn lực và nhiều trang thiết bị chuyên ngành hiện đại của bệnh viện, đây được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng máu ra đời đã đáp ứng được nhiều yêu cầu quan trọng cho hoạt động khám, chữa bệnh không chỉ cho người dân thành phố mà cả người dân các tỉnh khu vực phía Nam.

Với sự đầu tư lớn từ nguồn lực nhằm phấn đấu đạt các chuẩn mực quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên khoa là định hướng của ngành Y tế thành phố đối với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành của thành phố và đang được các bệnh viện nỗ lực, quyết tâm chuyển thành hiện thực, hướng đến phát triển các kỹ thuật chuyên sâu có chất lượng ngang tầm các nước trong khu vực, nhằm hạn chế người Việt ra nước ngoài khám, chữa bệnh và thu hút người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt đang sinh sống tại nước ngoài sử dụng các dịch vụ y tế của Việt Nam.

Có thể nói, hiện nay Ngân hàng máu BV Truyền máu Huyết học TP HCM là một trong 5 ngân hàng lớn nhất cả nước, cung cấp máu cho các bệnh viện tại thành phố và một số tỉnh lân cận. Năm 2018, nơi đây tiếp nhận 230.000 lượt người hiến máu (tương đương trên 260.000 đơn vị máu) và điều chế ra hơn 700.000 đơn vị chế phẩm máu.

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, không chỉ dừng lại khi Ngân hàng máu đạt chuẩn Việt Nam, BV Truyền máu Huyết học đã quyết tâm và đầu tư nguồn lực, không ngừng cải tiến các quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt châu Âu (GMP), với mong muốn tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn cho người bệnh khi sử dụng máu và các sản phẩm của máu tại bệnh viện.

Việc Ngân hàng máu của BV Truyền máu Huyết học đã chính thức được công nhận đạt chuẩn GMP Châu Âu đã trở thành một cột mốc vô cùng quan trong đối với ngành Y tế Việt Nam và mang ý nghĩa rất đặc biệt vì điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho chính bệnh viện mà còn cho tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế khác khi sử dụng máu và các sản phẩm của máu cho người bệnh.

Đồng thời, BV Truyền máu Huyết học cũng cho biết, với chứng nhận GMP châu Âu, BV có thể hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách GMP tại Việt Nam, hỗ trợ các trung tâm truyền máu trong cả nước xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và mở ra cơ hội hợp tác quốc tế. Hướng tới việc Việt Nam sẽ xuất khẩu huyết tương sang các nước châu Âu, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ, phù hợp người bệnh tại Việt Nam.

  1.  Nâng cao kiến thức về y tế lao động

Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm việc thực hiện các quyền lợi về chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động cho các cán bộ y tế đối với mỗi doanh nghiệp trong lao động sản xuất, sáng 9-4, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phối hợp với Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai giảng khoá huấn luyện y tế lao động cho những người làm công tác y tế tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong các ngày từ 9 đến 11-4, các học viên được các chuyên gia cao cấp của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trang bị những kiến thức đại cương về an toàn lao động; các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chăm sóc sức khỏe cho người lao động; quản lý bệnh nghề nghiệp; điều kiện lao động, quan trắc các yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp phòng ngừa; quản lý tai nạn lao động; thông tin giáo dục tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động; hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện cộng tác y tế lao động tại cơ sở; hướng dẫn thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động…

Khóa huấn luyện sẽ giúp các học viên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về y tế lao động. Cuối khoá huấn luyện, các học viên sẽ làm bài kiểm tra đầu ra và được cấp chứng chỉ theo qui định.

  1.  Hà Nội: Ban hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh không được BHYT thanh toán

(HNMO) - Ngày 9-4, Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ tám.

Tại tờ trình của UBND thành phố, lý giải về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2018/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1.390.000 đồng, có hiệu lực từ ngày 1-7-2018, nên phải xem xét điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho phù hợp.

Bên cạnh đó, ngày 30-11-2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 37/2018/TT-BYT kèm theo mức tối đa của khoảng 1.937 dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, việc ban hành quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước bằng mức giá quy định mức tối đa khung giá tại Thông tư 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế là phù hợp với quy định của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế.

Hiện nay, Hà Nội có 86,7% dân số trên địa bàn đã tham gia BHYT (gồm các đối tượng người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội…), số chưa tham gia là 13,3% thuộc các đối tượng có mức sống ổn định và thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện. Việc thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ y tế tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT. Việc điều chỉnh giá sẽ tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT và càng rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm Quỹ BHYT bền vững hơn.

“Với tỷ lệ người chưa tham gia BHYT không cao (13,3%), việc tăng giá dịch vụ y tế có thể được kiểm soát an toàn, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của thành phố cũng như không tạo sự biến động quá lớn về thị trường và giá cả trên địa bàn”, ông Nguyễn Khắc Hiền nói.

Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Theo Nghị quyết, đối tượng áp dụng là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã/phường/thị trấn; người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.Nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế như sau: 

Các bệnh viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến thành phố có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.

Với trạm y tế xã, phường, thị trấn, mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại tại Thông tư 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.
Nghị quyết cũng quy định cụ thể danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc Quỹ BHYT gồm: 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện. Nghị quyết của HĐND thành phố có hiệu lực từ ngày 1-5-2019.

32. DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ MEDICOM BỊ XỬ PHẠT HÀNG LOẠT SAI PHẠM

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom do doanh nghiệp này đã vướng vào một loạt các sai phạm.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom với số tiền 100 triệu đồng vì loạt hành vi sai phạm. Công ty trụ sở tại tầng 4, tòa nhà Vimeco Lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo nội dung quyết định xử phạt 2 hành vi vi phạm của doanh nghiệp là:

Hành vi 1: Quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website http://Kvoimen.com và http://daothi.com dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần sản phẩm.

Hành vi 2: Sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website http://Kvoimen.com và http://daothi.com.

Song song với việc xử phạt, công ty này cũng buộc phải tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Hiện nay các sản phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe ngày càng đa dạng, các sản phẩm này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chứ không thể thay thế cho các loại thuốc đặc trị. Hơn nữa những sản phẩm này thường có giá thành cao, người tiêu dùng cần phải có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, tránh gặp phải trường hợp "tiền mất, tật mang".

33. Đắk Nông: Sai phạm đầu tư tại bệnh viện, giám đốc thoát tội!?

Kiểm toán Nhà nước vừa đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông xử lý những tập thể, cá nhân liên quan đến việc lắp đặt 5 thang máy có giá trị gần 7 tỷ đồng, nhưng "đắp chiếu" nhiều năm qua, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Đắk Nông.

Sai phạm lớn

Theo Kiểm toán Nhà nước thì UBND tỉnh Đắk Nông phải tổ chức kiểm điểm và xử lý các tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm trong việc mua, lắp đặt 5 thang máy tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Đắk Nông để vận chuyển bệnh nhân, nhưng đã hư hỏng từ nhiều năm trước, không sử dụng được, đến nay chưa được phê duyệt quyết toán.

Được biết, hệ thống thang máy này có xuất xứ Đài Loan, do Công ty TNHH năng lượng sáng Ban Mai (TP.HCM) lắp đặt, với tổng kinh phí hơn 6,9 tỉ đồng.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Đắk Nông cũng đã có kết luận, chỉ ra nhiều vi phạm trong việc quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị y tế, quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế tại BVĐK tỉnh Đắk Nông.

Thanh tra tỉnh Đắk Nông cũng kết luận rằng, trách nhiệm chính đối với những sai phạm này thuộc về ông Nguyễn Mạnh Cường-Giám đốc BVĐK Đắk Nông giai đoạn 2004-2011.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Nga, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán của BVĐK tỉnh Đắk Nông cũng liên đới trách nhiệm, khi không giữ lại 5% giá trị hợp đồng tại 5 gói thầu để ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu. Hiện ông Nga đã được điều chuyển công tác đến nơi khác. 

Năm 2018, Công an tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Mạnh Cường để điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến những sai phạm tại BVĐK tỉnh Đắk Nông.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, lực lượng chức năng xác định: Do ông Nguyễn Mạnh Cường không có chuyên môn và đã thuê một đơn vị khác tư vấn giám sát, nên không xử lý trách nhiệm hình sự liên quan đến những sai phạm tại BVĐK tỉnh Đắk Nông.

Còn theo đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông, trong quá trình điều tra, ông Cường đã khắc phục thiệt hại đối với việc làm mất một số thiết bị y tế bằng số tiền tương ứng là 100 triệu đồng từ năm 2017. Ở các lĩnh vực khác, ông Cường không phạm tội mà chỉ chịu trách nhiệm liên đới với người đứng đầu.

Hơn thế, trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng cũng không chứng minh được các hành vi phạm tội khác của ông Nguyễn Mạnh Cường. Ngoài ra, ông Cường có các tình tiết giảm nhẹ như: Đạt danh hiệu “Lương y như từ mẫu”; được Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Y tế, UBND tỉnh Đắk Nông tặng bằng khen trong quá trình công tác…

Do đó, VKSND tỉnh Đắk Nông đã quyết định, đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can liên quan đến ông Cường.

Nhiều hạng mục khác xuống cấp nặng nề

Được biết, vào tháng 10/2004, UBND tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt dự án xây dựng BVĐK tỉnh Đắk Nông với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 176 tỷ đồng. Đến tháng 6/2008, dự án này được điều chỉnh tăng gần 215 tỷ đồng. Tiếp đó, đến tháng 10/2011, dự án này được điều chỉnh tiếp khi tăng lên trên 233 tỷ đồng, do BVĐK tỉnh Đắk Nông làm chủ đầu tư.

Đây là một công trình đặc biệt quan trọng, mang nhiều ý nghĩa về kinh tế-xã hội, cũng như góp phần phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Đắk Lắk năm 2003 trước đó-PV).

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng, một số hạng mục tài BVĐK tỉnh Đắk Nông có giá trị hàng trăm tỷ đồng đã nhanh chóng phải... “đắp chiếu”, đến nay (năm 2019) vẫn chưa khắc phục được.

Điển hình, vào năm 2010, BVĐK tỉnh Đắk Nông hoàn thành lắp đặt 5 thang máy để phục vụ việc vận chuyển các bệnh nhân sau mổ, bệnh nhân cấp cứu… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian sử dụng, cả 5 thang máy này đều hư hỏng và “đắp chiếu” cho đến bây giờ.

Trao đổi với PV Infonet vào ngày 3/4/2019, ông Nguyễn Thanh Bình-Giám đốc BVĐK Đắk Nông hiện nay cho biết: “Từ năm 2011-2012, tức là sau thời gian bảo hành, cả 5 thang máy được lắp đặt trước đó tại bệnh viện đã lần lượt hư hỏng. Phía Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cùng bệnh viện chúng tôi đã mời nhiều đơn vị có chuyên môn về kiểm tra để tìm cách khắc phục.

34.Tiếp nhận y tế học đường ở Hà Tĩnh: Còn lắm gian nan!

Hà Tĩnh đã điều chuyển 415 nhân viên y tế học đường thuộc các trường học về công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, việc quản lý đội ngũ nhân sự này lại đang gặp những khó khăn, cần lời giải.

Thực hiện Đề án “Sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế Hà Tĩnh”, BVĐK Đức Thọ đã tiếp nhận 14 nhân viên y tế học đường về công tác tại đơn vị. Trong số này có 11 người được điều chuyển từ các trường học huyện Vũ Quang, còn lại được điều chuyển từ các trường trên địa bàn Đức Thọ.

Là một trong 11 người được điều chuyển từ Vũ Quang về công tác tại Khoa Nội tổng hợp (BVĐK Đức Thọ), anh Lê Văn Định cho biết: Anh công tác tại Trường THCS Quang Thọ, sau đó sang Trạm Y tế Hương Thọ một thời gian ngắn thì đến đầu năm 2019 được điều chuyển về đây. Trước đây công tác tại trường học, nhiệm vụ chủ yếu là sơ cứu ban đầu, tính chất công việc không phức tạp nên khi về bệnh viện, anh Định hơi bỡ ngỡ do lâu rồi không được tiếp cận các kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, việc đi lại cũng hơi vất vả.

Qua tìm hiểu được biết, tất cả các nhân viên y tế học đường được điều chuyển về BVĐK Đức Thọ đều được phân công làm điều dưỡng tại các khoa, phòng. Theo bác sỹ Trần Văn Nhân - Phó Giám đốc BVĐK Đức Thọ: "Hầu hết số cán bộ được điều chuyển về, đơn vị đang phải kèm cặp, đào tạo lại. Họ làm trong môi trường học đường, đã quá lâu không làm chuyên môn mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ sơ cứu đơn giản".

Y sỹ Lê Hà Kỳ, sau hơn 3 tháng được điều chuyển công tác từ Trường THCS Bình An Thịnh về BVĐK Lộc Hà vẫn cho rằng: “Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học trước đây khá đơn giản, ngoài việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh còn thực hiện các kỹ năng sơ, cấp cứu, áp lực công việc cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên về tiếp cận với công việc mới tại bệnh viện cảm thấy mọi thứ đang rất mới lạ, nếu không được đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ thì quá trình làm việc chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Được biết, trong đợt thay đổi vừa qua, 11 cán bộ y tế học đường được điều chuyển đến công tác tại BVĐK Lộc Hà.

Ngoài việc thay đổi môi trường làm việc, từ trước đến nay, hầu hết nhân viên y tế học đường chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và còn kiêm nhiệm nhiều việc của trường. Vì vậy, nhiều bệnh viện chưa thể giao trực khám bệnh mà chỉ bố trí những công việc đơn giản.

Bác sỹ Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết: "Đến nay, việc tiếp nhận và bố trí nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ y tế học đường đã hoàn thành. Đây là cán bộ có đủ điều kiện để công tác tại các cơ sở y tế, vì vậy, đầu tiên mỗi cán bộ, nhân viên khi về công tác tại trạm hoặc bệnh viện cần phải nỗ lực học tập, phát huy trình độ. Với vai trò là đơn vị tiếp nhận, các cơ sở y tế cần nắm bắt các nhân viên này để đào tạo, bồi dưỡng và có kế hoạch bố trí phù hợp. Sở Y tế sẽ có hướng dẫn, hỗ trợ tối đa về mặt chuyên môn".

Được biết, hiện nay, Sở Y tế Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế học đường chuyển từ hệ thống giáo dục về ngành y tế

  1.  Thuốc không kê đơn vẫn được mua bán dễ dàng

Thời gian gần đây, nhiều nhà thuốc đã bước đầu triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc và đạt được tiến độ đề ra nhằm kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người dân vẫn có thể dễ dàng đến các cơ sở bán thuốc gần nhà mua thuốc mà không cần đến đơn thuốc của bác sĩ. 

Thuốc kháng sinh bị buông lỏng 

Trong vai một người bệnh, chúng tôi đã đến một hiệu thuốc tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) để tìm hiểu. Tại đây, sau khi nói các triệu chứng là đau họng kéo dài, kèm theo ho, có đờm, sốt lúc về chiều,… ngay lập tức người bán thuốc đã đưa ra khá nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc kháng sinh (Alphatrypa DT, thuốc Ceftume 500mg, thuốc Clobunil Ambroxol HCL 30mg, và một gói thuốc với các viên nén màu hồng không có tên, xuất xứ,…) với lời tư vấn các thuốc này chỉ cần uống đủ liều, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không còn các triệu chứng đau, rát cổ họng,… Đặc biệt, thông qua tìm hiểu, nhà thuốc mà phóng viên đến mua thuốc tại biển hiệu có ghi chuyên bán lẻ thuốc thành phẩm và nhà thuốc đã đạt tiêu chuẩn GPP. 

Không chỉ tại một nhà thuốc, theo phản ánh của nhiều người hiện việc mua thuốc không cần “toa” vẫn khá phổ biến. Không cần trình đơn thuốc do bác sĩ kê đơn, hiện nay người dân vẫn hoàn toàn có thể đến bất cứ một hiệu thuốc nào để mua các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thậm chí cả các loại biệt dược. Nhân viên bán thuốc vừa là người bắt bệnh, kiêm tư vấn kê đơn, bán thuốc cho người mua

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng, tình trạng mua - bán thuốc không kê đơn đang làm tình trạng kháng kháng sinh trở nên trầm trọng. Theo PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc BV Nhi trung ương, từ trong ý thức sử dụng thuốc của nhiều người, hiện vẫn có suy nghĩ mua thuốc theo kiểu truyền tai, một người dùng khỏi bệnh, nhiều người sẽ mua theo. Chính sự mua thuốc thiếu trách nhiệm với ngay bản thân mình, với người bệnh đã trở thành “căn bệnh khó chữa”, hậu quả vô cùng nguy hiểm là nạn lạm dụng kháng sinh hiện nay.

Tăng cường tuyên truyền 

Để tăng cường quản lý thuốc bán theo đơn, ngăn chặn tình trạng người dân tự ý mua thuốc mà không cần đơn của bác sĩ, tháng 9/2017, Bộ Y tế đã có “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”, và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

Nhưng cho đến nay, việc thực hiện siết bán thuốc theo đơn vẫn còn nhiều khó khăn. Một phần do thói quen tùy tiện của người bệnh. Một phần khác được lý giải do những bất cập nằm ở phía cơ quan quản lý. Cho đến nay Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chưa ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra, chuẩn kết nối liên thông đối với những cơ sở bán buôn. Một số cơ sở đã thực hiện kết nối liên thông nhưng chưa cập nhật đầy đủ, thường xuyên dữ liệu hoạt động quản lý kinh doanh thuốc.

Để hạn chế triệt để tình trạng mua, bán thuốc không theo đơn, ông Trần Văn Chung- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Đặc biệt, Sở sẽ xem xét thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của các nhà thuốc, quầy thuốc nhưng không duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (tiêu chuẩn GPP). Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông đến người dân và các cơ sở kinh doanh thuốc về lợi ích của việc kết nối, sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở cung ứng thuốc. Đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động kê đơn thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh và hoạt động bán lẻ thuốc kê đơn, chất lượng kết nối liên thông tại các nhà thuốc, quầy thuốc, trạm y tế. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra chất lượng việc thực hiện kết nối liên thông của các nhà thuốc/quầy thuốc tư nhân. Xư lý nghiêm trường hợp nhà thuốc tư nhân không cập nhật thường xuyên, đầy đủ dữ liệu theo quy định. Khẩn trương hoàn thành kết nối liên thông 100% quầy thuốc tư nhân trên địa bàn.

36. Gia tăng số người mắc các rối loạn tâm thần liên quan tới stress

(ĐCSVN) – Khi xã hội càng phát triển thì số người bị mắc stress càng nhiều do sức ép trong công việc, học tập, sự nghiệp, mâu thuẫn gia đình, xã hội, sự thiệt hại về kinh tế hoặc mất người thân. Các rối loạn bệnh liên quan đến stress như lo âu lâu ngày, ám ảnh, hoảng sợ, dẫn tới rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm…

Mới đây, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 38 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng thường xuyên đau đầu.

Theo lời kể của bệnh nhân, chị lấy chồng từ năm 26 tuổi, cuộc sống gia đình ổn định mức trung bình. Sau một thời gian, vợ chồng quyết định xây nhà và phải vay mượn thêm khoảng 1/4 số tiền.

Trong quá trình xây nhà, chồng bệnh nhân thường phải đi làm xa nên gần như không giúp đỡ vợ. Điều này khiến bệnh nhân lo nghĩ kéo dài, dẫn tới xuất hiện biểu hiện căng thẳng, luôn trong tâm trạng lo lắng, đau đầu 2 bên thái dương và lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, chỉ ngủ được 1-2 giờ mỗi đêm.

Đặc biệt, khi gặp căng thẳng, bệnh nhân thường thấy tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, nặng tức ở ngực, dạ dày trào ngược. Nhận thấy những biểu hiện bất thường này, bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm.

Sau đó, bệnh nhân tới Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn stress dạng cơ thể (một biểu hiện của rối loạn tâm thần) do quá cầu toàn và lo âu, đặc biệt về chuyện nợ nần. Đến nay, sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh nhân đang dần thuyên giảm.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 28 tuổi, làm nghề lái xe ô tô. Người bệnh này nhập viện vì lý do gặp nhiều căng thẳng do phải lo cho đám cưới của mình.

"Làm sao chuẩn bị đủ tiền cưới, liệu sau cưới vợ chồng có hợp nhau không?". Bệnh nhân hay lo sợ sẽ có điều không may sẽ xảy ra với mình và gia đình, như là lo sợ lái xe gặp tai nạn nên không dám ra ngoài đường. Mặc dù đám cưới đã diễn ra cách đây 5 tháng nhưng bệnh nhân vẫn lo lắng lan man nhiều chủ đề. Những câu hỏi trên khiến chàng trai 28 tuổi bị đau đầu, ngủ kém, khó vào giấc, đêm dễ giật mình, xuất hiện các cơn hồi hộp, đánh trống ngực và mệt mỏi rất nhiều... Sau khi cưới 5 tháng, chàng thanh niên đã phải nhập viện điều trị với chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa.

Theo TS.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị các rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp của bệnh nhân trên chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp mắc các rối loạn liên quan đến stress đang chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay.

Đa số người bệnh không nghĩ mình mắc các chứng tâm thần, dẫn tới việc phát hiện và điều trị muộn. Người bệnh thường phải mất nhiều thời gian đi khám trước khi đến chuyên khoa tâm thần nên gây nhiều gánh nặng cho xã hội và chính bản thân người bệnh. Thậm chí có trường hợp, đi khám nhiều nơi không ra bệnh, càng thêm lo âu và căng thẳng, dẫn tới trầm cảm, gây khó khăn trong công việc, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, những rối loạn về tình dục, giấc ngủ, rối loại ăn uống đều liên quan tới tâm thần. Mỗi ngày, riêng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khám và điều trị trung bình cho khoảng 300 bệnh nhân ngoại trú.

Tại Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress. Trên thế giới cũng có khoảng 350 triệu bệnh nhân đang phải chịu đựng trầm cảm, 5% phải chịu đựng lo âu. Chi phí y tế cho điều trị rối loạn lo âu cao gấp 3 lần các bệnh nội khoa thông thường. Đặc biệt, có hơn 90% những người quyết định tự tử có rối loạn tâm thần. Những con số rất đáng báo động.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau stress thông thường ai cũng có những phản ứng, cảm xúc căng thẳng ở mức nhất định, nhưng theo thời gian sẽ giảm và ổn dần. Tuy nhiên, nếu là bệnh thì ngược lại hoặc trước kia khỏe mạnh, nay xuất hiện những triệu chứng không thể giải thích được về mặt cơ thể và các triệu chứng thường giao động theo trạng thái tinh thần.

Nếu bệnh ở giai đoạn muộn hơn, sau khi đi khám và xét nghiệm mà không phát hiện bất thường phù hợp với các khó chịu mà mình đang “trải nghiệm”, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị kịp thời.

Để phòng stress, TS.BS Dương Minh Tâm cho biết, người dân cần xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp làm việc và tập luyện thể thao, giải trí cân bằng trong cuộc sống.

37. Lâm Đồng: Phẫu thuật thành công, lấy thanh sắt dài 65cm đâm xuyên ngực bệnh nhân

(Tổ Quốc) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vừa cứu sống một công nhân bị thanh sắt loại phi 8 đâm xuyên từ cánh tay trái vào lồng ngực ra sau xương ức, gây mất máu rất nhiều.

Chiều 9/4, bác sĩ Lê Quang Huy, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho anh Hà Đức Lân (38 tuổi, ngụ TP Đà Lạt) bị thanh sắt dài 65cm đâm xuyên qua lồng ngực khi đang làm việc ở một công trường.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h30 ngày 8/4, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận ca cấp cứu bị một thanh sắt loại phi 8 đâm xuyên từ cánh tay trái vào lồng ngực ra sau xương ức, bệnh nhân mất máu rất nhiều.

Người nhà nạn nhân cho biết chiều 8/4, khi anh Lân đang thi công công trình nhà ở tư nhân ở huyện Đức Trọng thì anh chẳng may té từ giàn giáo tầng một xuống đất và rơi trúng cụm sắt trụ móng nhà. Để đưa được anh Lân đến bệnh viện, các công nhân khác buộc phải cưa đứt trụ sắt.

Ê-kíp phẫu thuật đã hội chẩn và nhanh chóng phẫu thuật mở lồng ngực chủ động để xem thanh sắt có gây tổn thương tim, mạch, phổi hay không.

Rất may mắn, thanh sắt chỉ gây tổn thương màng phổi phải, rách tĩnh mạch, các mạch máu lớn không bị tổn thương, nên ê kíp phẫu thuật mới quyết định rạch mổ để rút thanh sắt ra.

Đây được xem là trường hợp hy hữu bởi thanh sắt đâm xuyên lồng ngực nhưng chỉ sau gần 2 giờ 30 phút phẫu thuật, nạn nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Theo bệnh viện, hiện tại nạn nhân đang từng bước phục hồi sức khoẻ, không còn nguy hiểm tới tính mạng.

  1.  Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân có khối u não ‘khủng

Chiều 9.4, bệnh nhân từng mang khối u não “khủng” đã ổn định sức khỏe, tinh thần vui vẻ, tiếp xúc tốt, chân hồi phục vận động bình thường... Dự kiến bệnh nhân xuất viện trong vài ngày tới.

Trước đó, cuối tháng 3.2019, nữ bệnh nhân N.T.H (43 tuổi, ngụ H.Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng yếu nửa người bên trái, động kinh liên tục. Bệnh nhân được chuyển đến từ bệnh viện tuyến trước với chẩn đoán u màng não.

Sau khi nhập viện, các bác sĩ tiến hành thăm khám và kiểm tra, kết quả cho thấy bệnh nhân bị u màng não bên phải với kích thước đến 5 x 8cm. Với tình trạng động kinh, nhiều bệnh nội khoa phức tạp nên bệnh nhân này có nguy cơ trong và sau mổ rất cao do khối u nằm ở vị trí vùng vận động. Bệnh nhân có thể liệt tay, chân nếu không xử trí tốt.

Đây là trường hợp khó, và được giao cho các phẫu thuật viên cùng êkip do BSCK1 Nguyễn Đông Quân và BS Nguyễn Châu Thanh (Khoa Ngoại thần kinh) thực hiện. Cuộc phẫu thuật tiến hành vào ngày 3.4 và các bác sĩ đã lấy trọn khối u, xử lý nơi u bám vào liềm não (nếu không xử lý triệt để thì u màng não dễ tái phát).

Chiều 9.4, bệnh nhân sức khỏe đã ổn định, tinh thần vui vẻ, tiếp xúc tốt, chân hồi phục vận động bình thường, tay còn yếu nhẹ; dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

BS Nguyễn Đông Quân cho biết đây là trường hợp khó, khối u nằm ngay vị trí liềm não đoạn 1/3 giữa xoang tĩnh mạch dọc trên, nên nguy cơ tổn thương xoang và các mạch máu đổ về xoang rất cao, bệnh nhân có thể nhồi máu não sau mổ dễ dẫn đến tử vong.

Khối u màng não có thể lành tính hoặc ác tính, chủ yếu được tạo ra từ các tế bào mầm hoặc tế bào tăng sinh trong mô thần kinh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, phẫu thuật loại bỏ kịp thời nó có thể gây nhồi máu não, liệt nửa người. Vì vậy, các khối u màng não cần được chẩn đoán, phát hiện và xử trí kịp thời để tránh các biến chứng có thể gây tử vong.

39. Kết luận bất ngờ vụ nghi vấn trẻ mầm non bị bôi chất bẩn vào “vùng kín”

Cơ quan chức năng đã có kết quả điều tra ban đầu trong vụ phụ huynh tố cô giáo mầm non bôi chất bẩn bôi vào vùng kín của bé gái 5 tuổi.

Báo Người Đưa Tin cho hay, theo Báo cáo số 224/BC-CQĐT Cơ quan CSĐT - CA huyện Đại Từ, ngày 12/3, sau khi tiếp nhận đơn tố giác của chị Nguyễn Bích N. với nội dung nghi vấn cô giáo Hoàng Thị M., giáo viên trường mầm non, đồng thời là cô ruột cháu B.Y (con chị N.) bôi chất bẩn vào vùng kín cháu bé.

Theo đơn tố giác, chị N. cho biết, tối ngày 6/3, khi tắm cho con gái là cháu B.Y, chị N. thấy bộ phận sinh dục của cháu có bám dính chất bẩn; cháu B.Y kêu đau ở bộ phận sinh dục và có biểu hiện hoảng sợ.

Đến ngày 10/3, gia đình gặng hỏi thì cháu nói là bị cô Hoàng Thị M. kéo vào nhà vệ sinh của trường rồi bôi chất bẩn vào bộ phận sinh dục sáng 6/3, cô M. còn dặn "không được nói với ai”...

Ngày 11/3, gia đình chị N. đưa cháu B.Y đến BV Đa khoa trung ương Thái Nguyên để thăm khám, kết quả bộ phận sinh dục của cháu bị viêm nhiễm... Chị N cho rằng vì mâu thuẫn gia đình nên cô ruột của cháu B.Y là giáo viên M. đã gây ra sự việc nêu trên và đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ.

Thông tin trên báo Giáo dục Thời đại cho biết, kết quả điều tra, xác minh ban đầu của Công an huyện Đại Từ: Ngay sau khi nhận được đơn tố giác, Cơ quan CSĐT - CA huyện Đại Từ đã ra Quyết định trưng cầu, giám định, giám định bộ phận sinh dục và giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe của cháu B.Y; Đồng thời đưa cháu đến Trung tâm pháp y tỉnh Thái Nguyên để tiến hành giám định và thu giữ mẫu dịch âm đạo và mẫu máu của cháu B.Y gửi Viện Pháp y quốc gia giám định độc chất.

Ngày 13/3, Trung tâm pháp y tỉnh Thái Nguyên ra Bản kết luận số 13/TD, kết luận: Hai môi lớn của âm hộ nề đỏ, màng trinh nề đỏ, không có vết rách và Bản kết luận số 127/TgT, kết luận: Mức độ tổn hại sức khỏe của cháu B.Y là 0% (không phần trăm).

Ngày 20/3, Viện pháp y quốc gia ra Bản kết luận giám định hóa pháp số 160/140/177/19/HP, kết luận: Không tìm thấy chất độc trong mẫu gửi giám định.

Thu thập tài liệu và làm việc với Bác sĩ của Viện Đa Khoa T.Ư Thái Nguyên, nơi gia đình cháu B.Y đưa cháu đến khám, xác định: Kết quả khám ngày 11/3: 2 mép môi lớn tấy đỏ, âm hộ có dịch màu vàng.

Kết quả xét nghiệm: Nhiễm cầu khuẩn Gram dương ++ và trực khuẩn Gram dương +. Chuẩn đoán cháu B.Y bị viêm âm đạo do tạp khuẩn.

Bác sĩ không xác định được nguyên nhân cụ thể và thời điểm cụ thể cháu B.Y bị nhiễm 2 loại vi khuẩn nêu trên.

40. 90% bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ đang lạm dụng thuốc bổ não

Người mắc bệnh sa sút trí tuệ không chỉ gây khó khăn cho chính người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội, cho những người chăm sóc.

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ đang lạm dụng thuốc bổ não. Khoảng 90% bệnh nhân đến Viện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) khám đều lạm dụng loại thuốc này.

Tiến sỹ Trần Thị Hà An - Trưởng phòng Người già (Viện Sức khỏe Tâm thần) cho biết như vậy tại hội thảo phổ biến kiến thức về “Sa sút trí tuệ trong bối cảnh già hóa dân số” diễn ra chiều 9/4, tại Hà Nội.

Bác sỹ Hà An cho hay: “Tôi thường khuyên người bệnh thay vì uống thuốc thì nên ra ngoài tập một bài thể dục, tăng cường vận động, giao tiếp còn hiệu quả hơn là uống thuốc.”

[Tập thể dục giúp ngăn chặn hội chứng mất trí nhớ do Alzheimer]

Theo thông tin từ Viện Sức khỏe Tâm thần, năm 2010, tổng số người trên 65 tuổi toàn cầu ước tính vào khoảng 8% dân số và ở Việt Nam là khoảng 5,7%. Tỷ lệ này được dự đoán tăng lên gấp đôi vào năm 2050. Ước tính, mỗi 3 giây có thêm một người mắc bệnh sa sút trí tuệ và số người mắc này sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang bước vào quá trình già hóa dân số với tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng ngày càng nhanh. Kéo theo đó, các bệnh lý liên quan đến tuổi già cũng tăng lên đáng kể, trong đó có tình trạng sa sút trí tuệ. Vì vậy, mọi người cần có hiểu biết và nhận thức đúng về bệnh này.

Bác sỹ Hà An phân tích, sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán…

Sa sút trí tuệ có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer – chiếm 60-80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Ngoài ra, người bệnh sa sút trí tuệ ngoài rối loạn các lĩnh vực nhận thức có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý, hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tùy từng thể, từng giai đoạn của bệnh.

Người mắc bệnh sa sút trí tuệ không chỉ gây khó khăn cho người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội, cho những người chăm sóc. Bệnh hay gặp ở nữ giới và người có trình độ học vấn cao ít mắc bệnh này hơn.

Các bác sỹ nhấn mạnh, bệnh sa sút trí tuệ gây ra gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Vì thế, việc quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị có thể dùng thuốc, không dùng thuốc hoặc chăm sóc toàn diện sẽ giúp làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh./.

Viện Sức khoẻ Tâm thần đưa ra khuyến cáo, người bệnh khi có 10 biểu hiện sau đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn, điều trị kịp thời:

1. Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hàng ngày.

2. Khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.

3. Khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc.

4. Nhầm lẫn về thời gian và không gian.

5. Khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian.

6. Phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/ đọc.

7. Đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ.

8. Giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định.

9. Thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội.

10. Thay đổi cảm xúc và nhân cách.

 

41. Ngày 9/4, bệnh viện Quốc tế City cho biết vừa cứu sống nam du khách W.W.Jun (46 tuổi), quốc tịch Úc bị nhồi máu cơ tim ngay khi vừa xuống sân bay.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tinđại diện bệnh viện Quốc tế City cho biết, ngày 30/03/2019, bệnh viện tiếp nhận nam du khách người Úc, gốc Hoa nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt nhiều, khó thở, chóng mặt, vã mồ hôi và tụt huyết áp.

Sau khi tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân có chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, có biến chứng rối loạn huyết động và rối loạn nhịp nặng - block nhĩ thất độ 2 trên bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn giai đoạn IV-V.

Sau khi tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa giữa bác sĩ can thiệp Tim mạch và Hồi sức tích cực, bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành khẩn. Bệnh nhân được xác định tắc hoàn toàn động mạch vành phải và được đặt 1 stent RCA2. Sau can thiệp động mạch vành được tái thông, nhưng tình trạng rối loạn nhịp không cải thiện, bệnh nhân bị block nhĩ thất 2:1, nguy cơ bị đột tử do rối loạn nhịp tim nặng.

Để cứu mạng bệnh nhân, ekip y bác sĩ đã quyết định tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch ngay sau khi chụp và can thiệp mạch vành. Trên nền bệnh thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân bị biến chứng suy thận cấp vào ngày hậu phẫu đầu tiên sau chụp và can thiệp mạch vành. Vì vậy, bác sĩ cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo tích cực ngay sau khi có chẩn đoán. Các ngày sau đó, các chỉ số tim mạch, huyết động học ổn định, dấu ấn sinh học của hội chứng vành cấp giảm dần, nhịp tim dần dần cải thiện, nước tiểu phục hồi tốt.

Tuy nhiên, anh và người thân cảm thấy sức khỏe còn ổn và chưa an tâm với chẩn đoán ban đầu nên chỉ lấy toa thuốc về nhà uống. Sau khi dùng thuốc, tình trạng bệnh không cải thiện, các triệu chứng nặng dần nên đi khám thì phát hiện bệnh nhồi máu cơ tim cấp và được các bác sĩ tìm ra giải pháp cấp cứu tốt nhất.

Không kìm được nước mắt, vợ bệnh nhân W.W.J chia sẻ: Cũng may vào bệnh viện kịp thời không là chồng tôi không biết giờ đã ra sao. Tôi ở Úc nghe bác sĩ gọi điện thông báo mà tâm trạng rối bời, hoảng loạn. Tôi tức tốc xin visa bay sang Việt Nam. Bây giờ sức khỏe anh ấy đã ổn định, hồi phục tốt. Cảm ơn các bác sĩ bệnh viện rất nhiều.”

Lý giải nguyên nhân vì sao bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sau khi xuống máy bay, bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, Phó Giám đốc Y Khoa bệnh viện Quốc tế City chia sẻmặc dù đã được điều chỉnh, khí áp trong khoang máy bay luôn thấp. Trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh, khí áp trong khoang máy bay thay đổi lớn và đột ngột, làm thay đổi áp lực trong các tạng rỗng có chứa khí trong cơ thể có thể chèn ép vào các tạng xung quanh gây đau đớn hoặc khó thở. Nồng độ oxy trong khoang máy bay thấp có thể gây khởi phát các bệnh lý tim mạch, mạch máu não, bệnh lý đường hô hấp tiềm tàng hoặc phụ nữ có thai sắp sinh cần nhu cầu oxy cao sẽ cảm thất mệt khi trên máy bay.

Việc ngồi bất động nhiều giờ trên máy bay sẽ gây thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới có thể gây thuyên tắc phổi trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như cơ địa tăng đông, người xơ vữa mạch máu, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai, bệnh nhân ung thư...

Bác Mỹ Vân khuyến cao, nếu hành khách có bất kỳ bệnh lý nào đang điều trị nên khám bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại tình trạng bệnh trước khi đi máy bay nhất là những chặng bay dài, thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ và uống đủ các thuốc đang dùng trước và trong suốt chuyến bay. Cử động nhẹ nhàng trên ghế máy bay, uống đủ nước, nên hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu nếu có bệnh lý tim mạch. Hành khách nên thông báo ngay cho phi hành đoàn biết nếu có triệu chứng bất thường khi trên máy bay và đến bệnh viện khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau chuyến bay.

42. Bệnh viện Đà Nẵng và Đại học y của Nhật hợp tác về cấy ghép tế bào gốc

Theo ký kết thỏa thuận, Đại học Y khoa ShiGa (Nhật Bản) sẽ giúp Bệnh viện Đà Nẵng mở rộng cấy ghép tế bào gốc ra các bệnh lý khác chứ không chỉ trong điều trị chấn thương tủy sống. 

Sáng 9/4, Bệnh viện Đà Nẵng và Đại học Y khoa ShiGa (Nhật Bản) đã ký kết thảo thuận hợp tác trong việc cấy ghép tế bào gốc.

Theo đó, Đại học Y khoa ShiGa sẽ đưa các bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng sang Nhật Bản để đào tạo, chuyển giao cấy ghép tế bào gốc. Hỗ trợ trang thiết bị cho Bệnh viện Đà Nẵng để chuẩn hóa trong việc cấy ghép tế bào gốc. Đồng thời, Đại học Y khoa ShiGa cũng sẽ giúp Bệnh viện Đà Nẵng mở rộng cấy ghép tế bào gốc ra các bệnh lý khác chứ không chỉ trong điều trị chấn thương tủy sống như hiện tại bệnh viện đang triển khai.

Được biết, kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc được triển khai tại Bệnh viện Đà Nẵng từ năm 2016.

Kỹ thuật này được chuyển giao từ Bệnh viện Kitano, Trung tâm nghiên cứu TRI (Kobe, Nhật Bản).

Ca cấy ghép tế bào gốc đầu tiên tại Bệnh viện Đà Nẵng dưới sự hỗ trợ của những giáo sư, chuyên gia đầu ngành chuyên về cấy ghép tế bào gốc đến từ Bệnh viện Kitano, Trung tâm nghiên cứu TRI, KOBE (Nhật Bản) được thực hiện trên một bệnh nhân nam bị chấn thương tủy sống cổ, liệt 2 chân và yếu 2 tay phải di chuyển bằng xe lăn. Đại học Y khoa ShiGa là trường đại học nổi tiếng của Nhật chuyên về cấy ghép tế bào gốc.

43. Nghi phơi nhiễm HIV cần đến gặp bác sĩ ngay

Tất cả các nạn nhân bị người lạ dùng vật nhọn tấn công gây thương tích, đang được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. TS.BS Lê Mạnh Hùng, khuyến cáo cộng đồng nếu nghi bị phơi nhiễm cần đến gặp bác sĩ ngay, việc điều trị dự phòng mang lại hiệu quả gần như tuyệt đối.

Liên quan đến vụ việc nhiều người dân khi đang tham gia giao thông trên địa bàn quận 5 đã bị người lạ mặt dùng xe gắn máy đuổi theo tấn công bằng vật nhọn, ngày 8/4, TS.BS Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới xác nhận đã có tổng cộng 10 bệnh nhân đến thăm khám điều trị dự phòng HIV tại bệnh viện.

Xác định vụ việc có tính chất nguy hiểm, có thể khiến người bị tấn công phơi nhiễm HIV, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã có báo cáo khẩn gửi Công an Quận 5 và Sở Y tế TPHCM để phối hợp xử lý, ngăn chặn vụ việc. Được biết, hiện đối tượng đã bị cơ quan công an mời lên làm việc, bước đầu ghi nhận thông tin đây là người có biểu hiện bệnh lý tâm thần.

Thông tin chi tiết từ TS Mạnh Hùng cho biết, hầu hết bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng hoảng loạn và lo lắng. Thực tế kiểm tra thương tích trên cơ thể bệnh nhân chỉ ghi nhận những vết thương nhỏ gây chảy máu (khó xác định do vật gì gây ra).

Các bác sĩ đã tiến hành xử lý sát trùng vết thương, khai thác bệnh sử xác định tình huống thương tích do người lạ mặt, có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV, bác sĩ tiến hành các bước xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chức năng gan sau đó cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm.

Trước mắt, bệnh viện đã cho bệnh nhân sử dụng 3 ngày thuốc đầu, sau đó người bệnh sẽ được tái khám. Nếu thuốc không có tác dụng phụ nguy hiểm, khó chịu với người bệnh, các xét nghiệm kiểm tra không ghi nhận bất thường, bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị trong vòng 28 ngày. Sau sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được tái khám, theo dõi các yếu tố sức khỏe. Khoảng 2 tháng sau khi có nguy cơ phơi nhiễm bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tầm soát để xác định có bị nhiễm HIV hay không.

TS Mạnh Hùng khẳng định, từ trước đến nay tất cả các trường hợp bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tiếp nhận bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp, kim đâm, thương tích… được theo dõi, xử lý, bệnh nhân tuân thủ việc điều trị dự phòng, chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV. Trên cả nước cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm HIV do phơi nhiễm, đã xử lý đúng, sớm ngay từ đầu, điều đó cho thấy, hiệu quả dự phòng hiện tại rất tốt.

Từ những trường hợp bị tấn công bằng vật nhọn phải điều trị dự phòng nêu trên, TS Mạnh Hùng khuyến cáo: “Một số cá nhân vì những nguyên do khác nhau có thể gây nguy hiểm, hoang mang cho cộng đồng, cho người dân. Tuy nhiên, không vì điều đó mà lo sợ tạo nên tâm lý hoảng loạn ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc. Thời gian ủ bệnh của vi rút HIV từ 6 tuần đến 3 tháng. Khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, người bệnh không nên hốt hoảng, không chích lể, nặn bóp vết thương gây dập mô, sẽ tạo điều kiện cho virus HIV tấn công.

Nếu là vết thương nhỏ chỉ cần sơ cứu bằng cách rửa dưới vòi nước sạch, dùng thuốc sát trùng, đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị dự phòng. Người bệnh cần chủ động thông báo bệnh sử, tình huống xảy ra để cơ sở y tế tiếp nhận có tổng hợp, báo cáo cơ quan chức năng điều tra, xử lý kịp thời ngăn chặn những hành động nguy hiểm cho cộng đồng".

  1.  Dịch tả lợn Châu Phi đã lùi dần

Bộ NN&PTNT cho biết, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố; tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 73.000 con. Hiện nay, loại dịch này đang có dấu hiệu lùi dần nhờ nỗ lực chống dịch của các ngành chức năng. 3 ổ dịch (tại tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và TP Hà Nội) đã qua hơn 30 ngày vẫn chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch. Tương tự, những ổ dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế… đến nay vẫn không có những diễn biến mới, những nơi phát hiện dịch cũng đã được khử trùng, tiêu độc đảm bảo. Các ngành chức năng chỉ rõ, DTLCP không lây sang người song thời gian dịch bùng phát, vì tâm lý e ngại người tiêu dùng đã quay lưng với thịt lợn sạch khiến cho người chăn nuôi và các tiểu thương gặp khó. Thời điểm này, dịch có dấu hiệu lùi dần nên giá thịt lợn đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT yêu cầu, các địa phương không nên chủ quan mà cần tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát chặt công tác giết mổ, đặc biệt là việc vận chuyển gia súc ra vào địa bàn.

  1.  Khám chữa bệnh nhân đạo "Kết nối và Sẻ chia"

Từ ngày 8 đến 10-4, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình phối hợp với thành phố Daegu (Hàn Quốc) tổ chức Chương trình khám chữa bệnh  nhân đạo "Kết nối và Sẻ chia" năm 2019, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho khoảng 1.000 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đặc biệt, trong 3 ngày diễn ra chương trình, bệnh viện sẽ bố trí xe đến các xã, phường xa trung tâm để đưa đón người dân có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn và trẻ em thuộc các quận, huyện tại Đà Nẵng và Làng Hy Vọng, Mái ấm Tình thương Paolo… Chương trình lần này, bệnh viện tập trung chủ yếu vào chuyên khoa mắt - bệnh lý rất thường gặp đối với người già, trẻ nhỏ và Đông y - một trong những thế mạnh của nền y học truyền thống ở cả Hàn Quốc và Việt Nam.

46. Tự động hóa xét nghiệm, giảm chờ đợi cho người bệnh

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa đưa hệ thống xét nghiệm tự động hóa hoàn toàn thứ 2 vào hoạt động (ngày 9/4) với kỳ vọng giảm áp lực quá tải, mang lại sự hài lòng cho người bệnh.

Là bệnh viện tuyến cuối của Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, đảm nhận việc điều trị cho người bệnh và hỗ trợ điều trị các bệnh viện ở phía Nam, mỗi ngày, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận gần 10.000 lượt bệnh nhân. Tính riêng khoa Sinh hóa bệnh viện phải thực hiện hơn 40.000 xét nghiệm mỗi ngày.

Áp lực quá tải không chỉ khiến người bệnh phải mòn mỏi chờ đợi, gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần làm việc của nhân viên y tế.

Để giải quyết tình trạng trên, bệnh viện đã đưa vào sử dụng hệ thống xét nghiệm tự động hóa hoàn toàn Aptio® Automation giúp rút ngắn các quy trình xét nghiệm từ 118 bước xuống còn 68 bước (bao gồm thiết kế, lắp đặt các hệ thống chuẩn bị ống mẫu, vận chuyển mẫu tự động, tăng năng suất và hiệu quả của phòng xét nghiệm, các bộ phận xử lý và phân tích, lưu trữ mẫu bệnh phẩm...). Hệ thống xét nghiệm tự đồng không chỉ giảm nguồn nhân lực, mà còn tăng tính đồng bộ trong xét nghiệm và rút ngắn thời gian trả kết quả.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc bệnh viện kỳ vọng, hệ thống xét nghiệm tự động mới sẽ góp phần tích cực vào quá trình cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả phục vụ khám chữa bệnh cho bà con nhân dân tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đến nay, bệnh viện Chợ Rẫy có 2 hệ thống xét nghiệm hóa tự động hoàn toàn. Hệ thống thứ nhất được bệnh viện đưa vào hoạt động năm 2016, đang mang lại hiệu quả khả quan trong hoạt động xét nghiệm cả về rút ngắn thời gian cũng như độ chính xác, an toàn xét nghiệm.

47. TP.HCM: Sở Y tế không cho phép tự ý thu tiền người nuôi bệnh

VTV.vn - Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, việc tự thu tiền này là sai và yêu cầu Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức chấm dứt, báo cáo Sở Y tế sự việc.

Liên quan đến việc nhiều bệnh nhân bức xúc đã quay clip lan truyền trên mạng xã hội, phản ánh Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã tự ý thu tiền của người chăm sóc bệnh nhân, trong chiều nay (9/4), đại diện Sở Y tế TP.HCM khẳng định với phóng viên Chuyển động 24h: "Không được tự ý thu tiền của người chăm sóc bệnh nhân".

Trước đó, nhiều người chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa này đã gặp đại diện bệnh viện để phản đối về việc bệnh viện tự thu tiền của người chăm sóc bệnh nhân: 30.000 đồng/người/ngày. Theo đại diện bệnh viện, việc thu tiền này là phí sử dụng các dịch vụ của bệnh viện. Đại diện Sở Y tế cho biết, việc tự thu tiền này là sai và yêu cầu bệnh viện chấm dứt, báo cáo Sở Y tế.

II. THÔNG TIN QUỐC TẾ

  1.   Người tiêu dùng có quyền khởi kiện nếu chứng minh chất phụ gia trong tương ớt gây hại?

Theo các chuyên gia pháp lý, nếu người tiêu dùng chứng minh được việc mình sử dụng sản phẩm tương ớt hoặc các sản phẩm khác chứa chất phụ gia vượt ngưỡng cho phép, gây hại đến sức khoẻ thì hoàn toàn có quyền khởi kiện.

Mới đây, Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka, Nhật Bản cho biết đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất cấm ở nước này là chất axit benzoic, axit sorbic... Công ty đứng ra nhập khẩu các lô hàng tương ớt này là Javis Co., Ltd có trụ sở tại Higashi-ku, Osaka, do ông Yasuhiro Naka là đại diện pháp luật. Đơn vị phân phối ra thị trường là Công ty TNHH Công nghiệp ISC. Axit benzoic, theo quy định của Nhật, không được sử dụng trong tương ớt của nước này.

Liên quan đến thông tin này, người tiêu dùng tại Việt Nam đã tỏ ra vô cùng lo lắng, bởi trên bàn ăn hàng ngày, họ đều sử dụng sản phẩm tương ớt Chin-su. Mặc dù, axit benzoic được sử dụng theo đúng quy định của quốc tế cũng như Việt Nam. Thế nhưng, một số chuyên gia về công nghệ sinh học cũng cho rằng nếu sử dụng vượt ngưỡng, hoặc quá mức cho phép có thể gây hại đến sức khoẻ. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc thêm về việc người tiêu dùng có thể khởi kiện được hay không nếu dùng sản phẩm gây hại cho sức khoẻ? Trước băn khoăn này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe phân tích từ một số chuyên gia pháp lý.

Trao đổi với PV, Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc công ty luật TNHH LSX, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: “Hàm lượng chất Axit benzoic theo thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quản lý phụ gia thực phẩm ở Việt Nam, hàm lượng benzoic được sử dụng với hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm tương ớt. Tuy nhiên, cùng với tiêu chuẩn đó trong tương ớt nhưng theo tiêu chuẩn của Nhật không được phép sử dụng. Như vậy, về quy định pháp luật thì tiêu chuẩn tương ớt của Nhật khắt khe hơn của Việt Nam. Xét ra thì tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam thấp hơn theo tiêu chuẩn ATTP của Nhật, nên sản phẩm tương ớt phát hành ở thị trường Việt Nam vẫn được phép, tuy nhiên phát hành ở thị trường Nhật thì không được phép”.

Đặt ra giả thiết, nếu người tiêu dùng chứng minh được việc mình sử dụng sản phẩm tương ớt hoặc các sản phẩm khác chứa chất phụ gia vượt ngưỡng cho phép, gây hại đến sức khoẻ thì người tiêu dùng có quyền khởi kiện hay không?

Về câu hỏi này, luật sư Quách Thành Lực nói: “Người tiêu dùng có quyền kiện theo luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam”.

Cũng phân tích dưới khía cạnh pháp lý, Luật sư Nghiêm Quang Vinh (Công ty Luật Nghiêm Quang, đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Hiện nay, người tiêu dùng Việt sử dụng tương ớt Chin-su phải chứng minh được Chin-su có chất đó (tức axit benzoic hoặc các chất phụ gia khác) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thì lúc đó, người tiêu dùng mới có thể đưa ra khởi kiện được. Tuy nhiên, các chất phụ gia trong tương ớt dùng tỉ lệ rất nhỏ, nên để nói từ chất này gây ảnh hưởng thì hiện nay rất khó chứng minh.

Bởi, axit benzoic theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đã được bộ Y tế cấp phép cho hàm lượng sử dụng nhất định. Nên, với Việt Nam hiện nay việc sử dụng tương ớt là không ảnh hưởng, còn sau này khi khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn thì có thể xét các mức độ nhất định xem có hay không có ảnh hưởng”.

Cũng trong sáng nay trao đổi với PV, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng cục ATTP (bộ Y tế) cho biết: “Axit benzoic là chất trong danh mục được phép sử dụng về phụ gia thực phẩm tại Việt Nam. Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (gọi tắt là Codex) cũng đã ban hành danh mục phụ gia thực phẩm trong đó cũng cho phép sử dụng Axit benzoic trong các sản phẩm thực phẩm nói chung và trong tương ớt nói riêng, các quy định về phụ gia thực phẩm của Việt Nam hiện nay được tuân thủ hoàn toàn theo các quy định của Codex quốc tế. Hiện nay, cả Việt Nam và Codex cho phép sử dụng Axit benzoic ở mức tối đa là 1g/kg sản phẩm”.

Vì vậy, đại diện cục ATTP khuyến cáo: “Người dân phải hết sức bình tĩnh, lắng nghe các ý kiến của các cơ quan nhà nước. Khi chúng tôi ban hành những quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm và hàm lượng, đối tượng được sử dụng là hoàn toàn đáp ứng và phù hợp với quy định quốc tế cho nên người dân không nên quá lo lắng về điều này”.

49. Hóa chất có trong 18.000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi có nguy hiểm không?

Acid benzoic – loại hóa chất trong có tương ớt Chinsu chính là lý do khiến sản phẩm này bị thu hồi ở Nhật có nguy hiểm hay không?

Vì sao 18.000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật

Sản phẩm tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật. Ảnh chụp màn hình trang thông tin của Nhật.

Theo thông tin từ phía Nhật Bản, lô hàng tương ớt Chinsu bị thu hồi do có chứa thành phần acid benzoic. Tuy nhiên, acid benzoic là chất được phép sử dụng theo hàm lượng quy định, có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) mà Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên cùng áp dụng các tiêu chuẩn chung này.

"Tiêu chuẩn chung cho phép sử dụng acid benzoic, nhưng tùy theo các thành viên của Codex, có nước cho phép nhưng một số nước lại tuyệt đối cấm sử dụng", đại diện Cục An toàn thực phẩm cho hay.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), acid benzoic được quy định về hàm lượng khi đưa vào sản phẩm. Cụ thể với sản phẩm tương ớt tại Việt Nam, chất này được sử dụng với hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm.

Trong sản phẩm tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật, hàm lượng acid benzoic lần lượt là 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019 và 0,44g/kg với các chai hạn dùng 17/6/2019, tiếp theo là  0,45g/kg với các chai có hạn dùng 6/7/2019. Như vậy đều thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam, nằm trong mức cho phép của tiêu chuẩn chung Codex.

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, do Nhật Bản cấm sử dụng acid benzoic nên sản phẩm này bị thu hồi, còn ở Việt Nam vẫn được phép sử dụng, đó là do quy định của mỗi nước.

Chuyên gia nói gì về acid benzoic 

Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm cho biết acid benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (cả VN và Nhật Bản đều là thành viên).

Về nguy cơ nếu sử dụng phụ gia acid benzoic trong sản phẩm, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết nếu dùng quá hàm lượng cho phép và ngoài danh mục sản phẩm được phép, acid benzoic gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày... ở người sử dụng.

Trên báo Tuổi trẻ, TS Phan Thế Đồng - chuyên gia về công nghệ thực phẩm Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM cho biết: “Trong chế biến thực phẩm axit benzoic, axit sorbic đều là chất bảo quản bình thường, không phải chất cấm. Hai chất này ở một số nước cho phép sử dụng nhưng tuân thủ theo quy định về liều lượng…Chiếu theo tiêu chuẩn của Codex so với hàm lượng axit benzoic được phát hiện trong tương ớt Chin-su bị Nhật thu hồi (lần lượt 0,41g/kg; 0,44g/kg và 0,45g/kg), TS Đồng cho rằng lô tương ớt bị thu hồi vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế”.

Tuy nhiên, xét về góc độ sức khỏe, TS Đồng cũng cho biết, axit benzoic có gốc axit, khi biến đổi kết hợp với gốc rượu trở thành paraben - chất hiện đang cấm sử dụng trong các loại khăn ướt, khăn giấy bởi tiếp xúc có thể thấm qua da. Ngoài ra sử dụng nhiều chất này có thể phản ứng với vitamin C có trong thực phẩm sinh ra benzen - một chất có thể gây ung thư. 

50. Phụ gia axit benzoic có trong tương ớt, ăn vào lợi - hại ra sao?

Sau khi ăn hoặc sản xuất, axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc của đường tiêu hóa và cuối cùng chuyển thành axit hippuric, được bài tiết qua nước tiểu.

Mấy ngày qua, thông tin lô tương ớt bị thu hồi tại Nhật Bản, do có chất phụ gia axit benzoic cấm lưu hành tại Nhật, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Vậy phụ gia axit benzoic là gì? Lợi hại ra sao?

Chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ phân tích, axit benzoic (được kí hiệu là E210), có công thức hóa học là C7H6O2 và muối của nó là những chất phụ gia phổ biến cho thực phẩm, đồ uống và các thực phẩm khác. Axit benzoic có tác dụng bảo quản thực phẩm vì nó tiêu diệt hoặc ức chế cả vi khuẩn và nấm. Axit benzoic được coi là an toàn khi chúng được sử dụng ở liều lượng cho phép. Tuy nhiên, nếu quá liều lượng thì được xem là gây hại cho cơ thể.

Đã có báo cáo rằng những người mắc bệnh hen suyễn, nhạy cảm với aspirin hoặc nổi mề đay có thể bị dị ứng và thấy rằng các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn thực phẩm có chứa axit benzoic.

Giống như hầu hết các hóa chất có đặc tính độc hại, tác dụng của axit benzoic phụ thuộc vào nồng độ của nó. Ở nồng độ thấp được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm, hóa chất không gây nguy hiểm cho hầu hết mọi người. Sau khi ăn hoặc sản xuất, axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc của đường tiêu hóa và cuối cùng chuyển thành axit hippuric, được bài tiết qua nước tiểu.

Axit benzoic được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là an toàn khi sử dụng ở mức tối đa 0,1% trong thực phẩm.

Theo Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS - Material Safety Data Sheet) của Mỹ, axit benzoic có thể gây kích ứng mắt, da, phổi và đường tiêu hóa. Hầu hết mọi người không tiếp xúc với nồng độ đủ cao để trải nghiệm sự kích thích này, nhưng những người làm việc với hóa chất tinh khiết hoặc hỗn hợp đậm đặc cần phải cẩn thận. Axit benzoic có thể xâm nhập vào cơ thể qua da cũng như đường tiêu hóa và hô hấp.

Đặc biệt, axit benzoic và khi phản ứng với vitamin C (axit ascorbic) trong đồ uống trong một số điều kiện nhất định sẽ sản sinh benzen (C6H6) là chất gây ung thư.


Thăm dò ý kiến