Điểm tin y tế 02/6/2019

03/06/2019 | 09:29 AM

 | 

 

1. Hà Tĩnh: Sản phụ tử vong sau ca mổ, người nhà vây bệnh viện yêu cầu làm rõ

Cho rằng kíp trực tắc trách dẫn đến cái chết của sản phụ, người nhà nạn nhân kéo đến vây bệnh viện yêu cầu có câu trả lời thỏa đáng.

Người nhà nạn nhân cho biết, khoảng 8h ngày 30/4, sản phụ Nguyễn Thị Huê (36 tuổi, trú xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có dấu hiệu đau bụng sinh nên được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh theo dõi.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán thai đủ tháng chuyển dạ sinh con thứ 3. Lúc nhập viện, sản phụ tỉnh táo, da môi hồng, thể trạng bình thường.

Đến khoảng 11h30 cùng ngày, sản phụ đau dữ dội.Người nhà đã đi gọi bác sĩ nhờ thăm khám. Khoảng 20p sau có một người trực đẻ tại bệnh viện tên là Hà lại thăm khám và hỏi han bệnh nhân và cho biết tử cung mới mở được 3 phân, tử cung mở chậm. Tuy nhiên, dấu hiệu vẫn không dừng lại ở đó, sản phụ Huê tiếp tục đau dữ dội, người bắt đầu tím dần.

Người nhà sản phụ tiếp tục yêu cầu bác sĩ kiểm tra.Sau đó, người trực bệnh viện tên Hà lấy thuốc và dây truyền cho bệnh nhân.Sức khỏe của sản phụ lúc này rất yếu, đau quằn quại, bác sĩ phải lấy ven hai lần mới có thể truyền được thuốc cho sản phụ Huê. Khoảng 2 tiếng sau, sản phụ bất tỉnh nên được bác sĩ cho thở oxy và mổ cấp cứu. Hơn 1h sau mổ, bé trai nặng hơn 3 kg được đưa vào lồng kính để chăm sóc. Còn sản phụ Huê rơi vào tình trạng hôn mê, mất máu nhiều nên bác sĩ yêu cầu người nhà hiến máu cứu sản phụ.Nhưng sau đó không lâu, sản phụ Huê đã tử vong.

Cho rằng kíp trực tắc trách dẫn đến cái chết của sản phụ, người nhà nạn nhân kéo đến vây bệnh viện yêu cầu có câu trả lời thỏa đáng.

“Sản phụ đau nhiều lần mà bác sĩ vẫn để chờ sinh chứ không thực hiện mổ, không có can thiệp kịp thời.Và giờ thì sản phụ chết trên bàn mổ nhưng chúng tôi không biết nguyên nhân là gì.Chúng tôi mong phía bệnh viện phải có câu trả lời thỏa đáng”, một người thân của nạn nhân cho biết.

Liên quan đến vụ việc này, bác sĩ Hoàng Song Hào, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh xác nhận vụ việc và cho biết đang kiểm tra lại quy trình vụ việc. “Sau cuộc họp của hội đồng đánh giá cùng các bên liên quan, bệnh viện sẽ thông tin cụ thể về nguyên nhân”, bác sĩ Hào cho biết.

2.  Hà Nội: 5 ngày nghỉ lễ, khám cấp cứu hơn 7.700 trường hợp

(HNMO) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã khám cấp cứu cho 7.702 trường hợp.

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo nhanh công tác đảm bảo y tế dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Theo đó, trong 5 ngày nghỉ lễ, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã khám cấp cứu 7.702 trường hợp.

Trong số các ca khám tai nạn, số ca khám tai nạn giao thông là 464 trường hợp, tai nạn sinh hoạt là 553 trường hợp, tai nạn lao động là 43 trường hợp.

Cũng trong những ngày qua, số trường hợp nhập viện điều trị nội trú là 6.997 ca. Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho 929 ca, đỡ đẻ 1.043 ca. Số ca tử vong được ghi nhận là 7 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp tử vong do bệnh lý, còn lại là do điện giật.

Trung tâm cấp cứu 115 đáp ứng 417/417 lượt yêu cầu cấp cứu, phục vụ 303 bệnh nhân cấp cứu, vận chuyển 236 bệnh nhân tới bệnh viện.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện đều bố trí đủ nhân lực, cơ số thuốc và trang thiết bị phục vụ công tác khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt ở những bệnh viện có nhiều bệnh nhân nặng ở lại điều trị và cấp cứu trong dịp nghỉ lễ, như: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Phụ Sản, Hà Đông, Sơn Tây... triển khai đầy đủ và nghiêm túc những quy định, chế độ chuyên môn theo yêu cầu.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục duy trì chặt chẽ công tác kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài; liên hệ với các tỉnh, thành phố liên quan tăng cường các biện pháp phối hợp kiểm dịch đối với khách du lịch, nhất là khách nhập cảnh từ nước có bệnh do vi rút Ebola, MERS CoV, cúm A (H7N9), cúm A (H5N6)... 

Các loại dịch bệnh nguy hiểm không được ghi nhận trong những ngày nghỉ lễ, cũng như không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

3. TP.HCM: 5 ngày nghỉ lễ, cấp cứu 14.000 ca

Trong đó, hơn 1.200 trường hợp bị tai nạn giao thông, 1.400 trường hợp tai nạn sinh hoạt, 255 trường hợp đánh nhau.

Chiều 1-5, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho hay trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27-4 đến 1-5), các bệnh viện trên địa bàn đã tiếp nhận cấp cứu gần 14.000 trường hợp và khám chữa bệnh cho hơn 163.000 lượt người bệnh.

Cụ thể, trong 5 ngày nghỉ lễ, hơn 100 bệnh viện trên địa bàn đã thực hiện khám chữa bệnh cho 163.395 lượt người bệnh. Cùng với đó, các bệnh viện cũng đã thực hiện việc cấp cứu cho 13.649 lượt người. Trong đó, có hơn 1.200 trường hợp bị tai nạn giao thông, 1.400 trường hợp tai nạn sinh hoạt, 255 trường hợp cấp cứu do đánh nhau, 56 trường hợp ngộ độc và một số nguyên nhân khác.

Các bệnh viện cũng tiếp nhận hơn 12.000 trường hợp phải nhập viện, thực hiện 2.700 ca phẫu thuật và ghi nhận 49 trường hợp tử vong trên địa bàn. Đáng lưu ý, dù kỳ nghỉ lễ kéo dài nhưng chỉ có một trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.

Số liệu từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho hay trong 5 ngày nghỉ lễ, trên địa bàn thành phố không xảy ra các trường hợp dịch bệnh, chùm ca bệnh, không có vấn đề xảy ra với môi trường, nguồn nước.

Với những dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, trong 5 ngày nghỉ lễ có 80 trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết và 50 trường hợp mắc tay chân miệng.

4.  Bệnh viện phải tăng cường bàn mổ cấp cứu người bị TNGT trong dịp nghỉ lễ

(HNMO) - Chiều 1-5, theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 150 trường hợp cấp cứu, trong đó 120 trường hợp cấp cứu do tai nạn. Trong tổng số ca cấp cứu do tai nạn có 60% trường hợp do tai nạn giao thông.

Riêng trong sáng 1-5, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp tai nạn giao thông được chuyển từ tuyến dưới đến. Trong số đó, có những bệnh nhân bị chấn thương sọ não, gãy xương… do tai nạn xe máy. Kết quả xét nghiệm phát hiện nồng độ cồn trong máu cao gấp nhiều lần mức cho phép.

Bác sĩ Bùi Trung Nghĩa, trực cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cho biết, do đã sắp xếp lịch trực, sẵn sàng phương án ứng phó với các ca cấp cứu nên bệnh viện đã nhanh chóng khám, phân loại bệnh nhân, kịp thời phẫu thuật các trường hợp nặng và chuyển bệnh nhân vào các chuyên khoa phù hợp. “Tuy số cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm nay không tăng so với ngày bình thường, nhưng lại tăng số trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương. Để công tác phẫu thuật được kịp thời, bệnh viện đã tăng thêm bàn phẫu thuật tại khu chấn thương”, bác sĩ Bùi Trung Nghĩa cho biết. Trong số những trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, có nhiều trường hợp nặng, dù tích cực cứu chữa, nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi. Chỉ riêng ngày 29-4, trong số những nạn nhân cấp cứu do tai nạn đã có 6 trường hợp tử vong hoặc tình trạng nặng không có khả năng cứu chữa được gia đình xin về. Trước đó, trong 2 ngày 27 và 28-4, mỗi ngày có 4 trường hợp bệnh nhân tử vong hoặc xin về vì tình trạng quá nặng. 

Theo bác sĩ Bùi Trung Nghĩa, trong số 90% trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt có khoảng 30-40% trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn được chỉ định xét nghiệm. Khó khăn đối với bác sĩ là cấp cứu những bệnh nhân tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu cao. Bởi lẽ, cùng một mức độ thương tổn, nhưng với bệnh nhân uống rượu bia thì việc hồi sức cấp cứu trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Bác sĩ Bùi Trung Nghĩa cho biết, trong số những nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông, hầu hết ở độ tuổi lao động, nhiều trường hợp trong số này là nạn nhân của đối tượng sử dụng rượu bia hoặc trước đó có sử dụng rượu bia. Do đó, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức khuyến cáo người dân khi đã sử dụng bia rượu, thì không nên điều khiển phương tiện giao thông để tránh những nguy hiểm cho bản thân cũng như cho những người tham gia giao thông. 

5. Tăng ca chấn thương nặng, đa chấn thương nhập viện dịp nghỉ lễ

NDĐT - Ghi nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số ca cấp cứu vì tai nạn giao thông không tăng so với mọi năm nhưng có sự tăng mạnh các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đón tiếp 150 ca cấp cứu/ngày

Ghi nhận tại bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện đầu ngành như Việt Đức trong những ngày nghỉ lễ đã tiếp đón trung bình mỗi ngày 150 trường hợp cấp cứu, trong đó 120 ca cấp cứu do tai nạn và 60% trong tổng số bệnh nhân này cấp cứu do tai nạn giao thông, 30% do tai nạn sinh hoạt (đánh nhau, gây gổ…), 10% còn lại do các nguyên nhân khác.

BS Bùi Trung Nghĩa cho biết, trong số 90% trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt có khoảng 30- 40 trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn được chỉ định xét nghiệm.

Tuy số cấp cứu BV Việt Đức tiếp nhận trong dịp nghỉ lễ năm nay không tăng so với ngày bình thường, nhưng lại tăng số trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương. Do đã sắp xếp lịch trực, sẵn sàng phương án ứng phó với các ca cấp cứu và cấp cứu hàng loạt nên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nhanh chóng khám, phân loại bệnh nhân, kịp thời phẫu thuật các trường hợp nặng và chuyển bệnh nhân vào các khoa theo dõi.

Để công tác phẫu thuật nhanh chóng, Bệnh viện Việt Đức đã mở thêm một bàn phẫu thuật tại khu chấn thương. Riêng ngày 30-4, bệnh viện đã mổ 42 ca chấn thương và trong sáng nay, 1-5, có sáu trường hợp chấn thương sọ não, năm trường hợp chấn thương do tai nạn lao động chờ mổ.

Theo BS Nghĩa, trong số những nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông hầu hết ở độ tuổi lao động, nhiều trường hợp trong số này là nạn nhân của đối tượng sử dụng rượu bia hoặc trước đó có sử dụng rượu bia. Việc cấp cứu những bệnh nhân tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu cao là một thách thức đối với y, bác sĩ trong công tác hồi sức cấp cứu. Ngày 29-4, đã có sáu trường hợp tử vong hoặc tình trạng nặng không có khả năng cứu chữa được gia đinh xin về.Tình trạng này cũng diễn ra khoảng bốn trường hợp trong ngày 27 - 28-4.

Hà Nội khám, cấp cứu cho hơn 7.700 ca trong dịp nghỉ lễ

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm ngày nghỉ lễ, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã khám cấp cứu 7.702 trường hợp. Trong số các ca khám tai nạn, số ca khám tai nạn giao thông là 464 trường hợp, tai nạn sinh hoạt là 553 trường hợp, tai nạn lao động là 43 trường hợp.

Dịp nghỉ lễ, số trường hợp nhập viện điều trị nội trú là 6.997 ca. Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho 929 ca, đỡ đẻ 1.043 ca. Số ca tử vong được ghi nhận là bảy trường hợp, trong đó có sáu trường hợp tử vong do bệnh lý, còn lại là do điện giật.

Trung tâm cấp cứu 115 đáp ứng 417/417 lượt yêu cầu cấp cứu, phục vụ 303 bệnh nhân cấp cứu, vận chuyển 236 bệnh nhân tới bệnh viện.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện đều bố trí đủ nhân lực, cơ số thuốc và trang thiết bị phục vụ công tác khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt ở những bệnh viện có nhiều bệnh nhân nặng ở lại điều trị và cấp cứu trong dịp nghỉ lễ, như: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Phụ Sản, Hà Đông, Sơn Tây... triển khai đầy đủ và nghiêm túc những quy định, chế độ chuyên môn theo yêu cầu.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục duy trì chặt chẽ công tác kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài; liên hệ với các tỉnh, thành phố liên quan tăng cường các biện pháp phối hợp kiểm dịch đối với khách du lịch, nhất là khách nhập cảnh từ nước có bệnh do vi-rút Ebola, MERS CoV, cúm A (H7N9), cúm A (H5N6)... 

Các loại dịch bệnh nguy hiểm không được ghi nhận trong những ngày nghỉ lễ, cũng như không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

6. Nhiều thanh niên bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu trong men rượu nồng nặc

ANTD.VN - 5 ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay, lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu không tăng nhưng số ca nặng nhiều, đau lòng hơn là ngày nào cũng có vài ca tử vong…

Chiều nay, 1-5, thông tin từ Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (tính từ 27-4 đến sáng 1-5) năm nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 120-150 bệnh nhân vào cấp cứu do tai nạn, khoảng 60% trong số đó là tai nạn giao thông. BS Bùi Trung Nghĩa – trực cấp cứu Bệnh viện Việt Đức sáng 1-5 cho biết, tuy số bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện trong dịp nghỉ lễ vừa qua không tăng so với ngày bình thường nhưng lại tăng số trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương.

Để công tác phẫu thuật nhanh chóng, bệnh viện đã mở thêm một bàn phẫu thuật tại khu chấn thương.Dù vậy, do có thời điểm lượng bệnh nhân nặng cần mổ vào viện quá đông nên cũng có tình trạng quá tải phòng mổ cục bộ.

Điển hình như ngày 30-4, bệnh viện đã tiến hành mổ tới 42 ca chấn thương, song đến sáng nay (1-5) vẫn còn 6 trường hợp chấn thương sọ não, 5 trường hợp chấn thương do tai nạn lao động đang chờ mổ.

Do số ca nặng tăng cao nên hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân tử vong hoặc quá nặng gia đình xin về, thôi điều trị.

Cao điểm là ngày 29-4, trong số các bệnh nhân bị tai nạn vào viện cấp cứu, có 6 trường hợp tử vong hoặc tình trạng nặng không có khả năng cứu chữa.

Cũng theo bác sĩ Nghĩa, điều đau lòng là rất nhiều ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông được chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng có men rượu bia nồng nặc. Một số bệnh nhân khác, qua lời kể từ người nhà bệnh nhân, là nạn nhân của đối tượng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Riêng tại Bệnh viện Việt Đức, trong số các trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt mấy ngày qua, hầu như ngày nào cũng có khoảng 30- 40 trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn trong máu được chỉ định xét nghiệm.

7. Mỗi người Việt uống 6,6 lít cồn/năm kéo theo bệnh, tai nạn giao thông

Thật đáng buồn khi Việt Nam đứng trong danh sách “cường quốc về rượu bia”, bởi lượng tiêu thụ quá lớn và ngày càng gia tăng, trong khi thế giới đang giảm dần.

Để giảm tác hại của rượu bia với sức khỏe con người, các chuyên gia khuyến nghị cần thiết ban hành Luật phòng chống tác hại rượu bia. Dự luật này, nếu được thông qua, sẽ quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác (trong luật này gọi chung là rượu, bia), bao gồm: kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 30 loại bệnh liên quan trực tiếp rượu bia

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, tác hại của rượu bia đã được giới khoa học chứng minh trên toàn thế giới.

Thứ nhất là đối với bệnh tật, có 30 loại bệnh liên quan trực tiếp rượu bia, trong đó có nhiều loại ung thư như ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại tràng, ung thư gan…

Các bệnh lý khác liên quan rượu bia như bệnh lý về não, bệnh lý đái tháo đường…

“Một tác hại nữa của rượu bia mà tôi nghĩ nhiều người trong xã hội thấu hiểu. Đó là phần lớn tai nạn giao thông cũng liên quan rượu bia. Rượu bia không chỉ là nguyên nhân của bạo lực, bạo hành trong gia đình, mà còn là vấn đề liên quan cộng đồng xã hội, cho nên vấn đề phòng chống tác hại rượu bia trong cộng đồng là rất cần thiết”, Thứ trưởng Sơn nói.

Do đó, Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia lần này có đề cập các nội dung: Giảm tiếp cận rượu bia cho tất cả đối tượng, hạn chế về thời điểm bán, không gian bán và có điểm cấm bán rượu bia trong cơ quan nhà nước.

Bộ Y tế không hoàn toàn cấm quảng cáo bán rượu bia trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng nhưng nên hạn chế tiếp cận với nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, dự luật cũng khuyến nghị chính sách của Chính phủ đối với việc tăng thuế rượu bia để tránh khả năng tiếp cận, đặc biệt với trẻ em và phụ nữ có thai.

Thứ trưởng Sơn cho rằng chúng ta xây dựng những cơ chế chính sách góp phần giảm bớt tác hại của rượu bia trên người sử dụng; đồng thời như vậy thì chương trình sức khỏe toàn dân sẽ được tăng cường, người dân có sức khỏe, có chất lượng sống cao hơn.

“WHO đã tính toán, chi một đô la cho kiểm soát rượu bia đem lại cho quốc gia 9,3 đô la. Do đó, tôi cho rằng chúng ta nên suy nghĩ và có sự đồng thuận để xây dựng Bộ Luật Phòng chống tác hại rượu bia thiết thực, hiệu quả, đủ mạnh để hạn chế tác hại của rượu bia”, Thứ trưởng Sơn cho hay.

Tài xế uống rượu bia phản ứng chậm, tầm nhìn bị ảnh hưởng dễ gây tai nạn

Ngoài gây hàng loạt bệnh tật ở người, việc sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, sự phối hợp các hoạt động bị hạn chế, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy hung hăng, bạo lực.

Các chuyên gia cho hay hiện nay, vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. Trong khi đó, các tác hại của rượu bia không phụ thuộc loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống.

Theo đó, 330 ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là có 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, tương tự khi ta uống 1 chén rượu mạnh (30 ml). Như vậy, không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống.

Bà Trần Thị Trang - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nhấn mạnh dù là rượu hay bia, khi quy ra nồng độ cồn nguyên chất, đều có cơ chế tác động đến sức khỏe như nhau nên cần có biện pháp kiểm soát đối với sản phẩm để giảm bớt tác hại.

Theo hướng dẫn của WHO, khi quy ra nồng độ cồn nguyên chất, lượng rượu bia tiêu thụ vào cơ thể gây tác hại giống nhau.

Ví dụ: Lái xe uống một lon bia, một ly rượu vang 30 ml hay một chén rượu mạnh 15 ml thì quy ra nồng độ cồn nguyên chất là như nhau, đều bị phạt và có nguy cơ gây hại với người tham gia giao thông. Do đó, không thể nói bia không gây hại như rượu được, nên cần cơ chế kiểm soát.

8. Gần 2.000 dịch vụ y tế bệnh viện tại Hà Nội tăng giá từ ngày 1/5

10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm tại các bệnh viện ở Hà Nội được điều chỉnh giá. 

Sở Y tế Hà Nội ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ y tế với người không có thẻ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn, hiệu lực từ ngày 1/5.

Theo đó, danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quỹ bảo hiểm y tế chi trả gồm 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện. Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị cho người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Trong số gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá lần này ở Hà Nội, có một số giảm, phần lớn tăng.

Cụ thể, giá giường nằm điều trị tính theo ngày hồi sức tích cực của bệnh viện hạng I (như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang...), từ 632.000 đồng tăng lên 678.000 đồng. Giá ngày giường hồi sức cấp cứu từ 336.000 đồng tăng lên 411.000 đồng.

Dịch vụ chụp PET/CT mô phỏng xạ trị chưa bao gồm thuốc cản quang, người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần theo quy định (tối đa 80%), còn lại tự thanh toán gần 20,5 triệu đồng. Nếu chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không thuốc cản quang, người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế phải trả 6,6 triệu đồng.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, lý giải việc tăng giá các dịch vụ y tế là do mức lương cơ sở hiện đã điều chỉnh lên 1.390.000 đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Thông tư 37 kèm theo mức tối đa của khoảng 1.937 dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.

"Việc tăng giá dịch vụ y tế lần này phù hợp với quy định chung, nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có thẻ bảo hiểm y tế", ông Hiền nói.

Mức giá mới áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã/phường/thị trấn.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ tác động đến người chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Gần 87% dân số Hà Nội đã tham gia bảo hiểm y tế (gồm người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội...). Số còn lại có mức sống ổn định, thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.Đại diện Sở Y tế cho biết việc điều chỉnh giá sẽ tác động đến ý thức tham gia bảo hiểm y tế của người dân.

9. Thêm loại vaccine “5 trong 1” mới đưa vào tiêm chủng

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bắt đầu từ tháng 5, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ được thêm một loại vaccine “5 trong 1” nữa vào tiêm chủng cho trẻ em.

Đây là vaccine SII do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, có thành phần kháng nguyên tương tự 2 loại vaccine “5 trong 1” Quinvaxem và ComBe Five đã và đang được sử dụng tại nước ta. Vaccine SII phòng ngừa 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib; chứa thành phần ho gà toàn tế bào và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới.

Để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng, trước mắt vaccine SII được triển khai tiêm quy mô nhỏ tại một số địa phương thuộc miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Sau đó dự kiến được đưa vào tiêm chủng rộng rãi từ cuối năm nay.

Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, do vaccine ComBe Five không đủ nên việc đưa thêm vaccine SII vào chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ giúp chủ động về nguồn cung ứng vaccine, đảm bảo an ninh, an toàn vaccine trong tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe trẻ em. 

10. Giật mình tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại ở Cà Mau chỉ đạt trên 10%

 (PLVN) - Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong khi đó năm 2018 trên địa bàn chỉ xảy ra 5 trường hợp. Theo thống kê năm 2018 trên địa bàn tỉnh chỉ tiêm phòng bệnh dại được 10% so với tổng đàn chó. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, trong số 5 người chết do bệnh dại thì huyện Đầm Dơi 2 người, huyện Cái Nước 1 người, huyện Trần Văn Thời 2 người. Tiêm phòng vắc-xin dại trên chó, mèo là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống bệnh dại, nhằm hạn chế tối đa bệnh dại ở người.Tuy nhiên, qua rà soát tổng đàn với trên 161.000 con chó đang được nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt trên 10%. Trong khi đó, hầu hết các hộ nuôi chó theo hình thức thả rông. 

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, người chăn nuôi chó phải tiêm ngừa đạt trên 70% và những trường hợp bị chó, mèo cắn đi tiêm ngừa bằng vắc xin ngừa bệnh dại đầy đủ đạt 100% mới tránh được hậu quả. Đáng tiếc, có nạn nhân ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), bị chó cắn vào mặt dù có tiêm ngừa nhưng vẫn tử vong. 

Ông Nguyễn Thành Huy - Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau, cho biết: “Khi bị chó dại cắn, thì người bị cắn phải lập tức đi tiêm phòng, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc nam để điều trị hoặc lấy nọc. Để khống chế bệnh dại, ngành chức năng cũng chỉ đạo cán bộ thú y cơ sở vận động người dân chủ động mang chó đi tiêm phòng. Mặt khác vận động người nuôi có trách nhiệm, phải tuân thủ lịch tiêm phòng và phải đăng ký vật nuôi với đơn vị quản lý”.

Cùng với việc tích cực tuyên truyền, vận động người nuôi chó, mèo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại, các địa phương trong tỉnh đang tiến hành rà soát, lập danh sách hộ gia đình có nuôi chó, mèo để vận động đăng ký tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại cho vật nuôi. Đối với địa bàn có ổ dịch cũ, ổ dịch mới phát sinh các ngành chức năng sẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Trước tình hình bệnh dại có những diễn biến phức tạp, UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo các ngành có liên quan kịp thời phối hợp với các đơn vị cấp tỉnh chủ động tiêm phòng, khoanh vùng để khống chế, không để bệnh dại lây lan ra diện rộng. Trong công tác chuẩn bị vắc xin trên địa bàn, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã chuẩn bị khoảng 9.000 liều, để tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng nhắc lại tại các ổ dịch cũ trong năm 2018.

Ông Đinh Tấn Lạc – Phó chủ tịch UBND xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời cho biết : "Song song với việc vận động người dân đăng ký tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo, về phía lãnh đạo còn đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có ý thức nhốt hoặc giữ vật nuôi trong khuôn viên gia đình, rọ mõm, không ảnh hưởng xấu, gây nguy hiểm đến những người xung quanh. Hộ nào không tiêm ngừa vắc xin cho vật nuôi thì ký cam kết, nếu xảy ra bệnh dại thì hộ gia đình phải chịu trách nhiệm.”

11. Đấu thầu thuốc tập trung: Lo ngại nhà cung ứng độc quyền

Một số ý kiến lo ngại việc đấu thầu thuốc tập trung sẽ xuất hiện tình trạng “một nhà cung ứng” dẫn đến độc quyền về giá.

Kiểm soát giá thuốc đã được Bộ Y tế thực hiện thông qua đấu thầu tập trung (ĐTTT). Bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo (ảnh), Phó giám đốc Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (TTMSTTTQG), cho biết năm 2017 là năm đầu triển khai, TTMSTTTQG đã thực hiện ĐTTT 5 hoạt chất điều trị ung thư, mỗi hoạt chất 1 hàm lượng. Năm 2018, TTMSTTTQG đã ĐTTT với 22 hoạt chất (thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch), bao gồm tất cả các hàm lượng phổ biến của từng hoạt chất.

Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, số lượng từng loại thuốc được TTMSTTTQG tổng hợp từ đề xuất của tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc có nhu cầu sử dụng. Liên quan vấn đề này, bà Ngọc Bảo vừa trả lời phỏng vấn Thanh Niên.

Hiệu quả của ĐTTT được thể hiện thế nào?

Về hiệu quả kinh tế, các gói thầu đều giảm được giá so với giá trúng thầu hiện tại của các cơ sở y tế. Cụ thể: năm 2017 gói thầu mua thuốc biệt dược gốc tiết kiệm được 114,315 tỉ đồng so với giá kế hoạch (tương ứng với 6,9% giá trị gói thầu); gói thầu mua các thuốc generic tiết kiệm được 362,862 tỉ đồng so với giá kế hoạch (tương ứng với 33% giá trị gói thầu).

Trong năm 2018 gói cung cấp thuốc Capecitabin 500 mg nhóm 2: tiết kiệm được 12,741 tỉ đồng so với kế hoạch (tương ứng với 34% giá trị gói thầu); gói cung cấp thuốc kháng vi rút ARV cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS từ nguồn bảo hiểm y tế giảm 31,96% so với giá kế hoạch (giảm hơn 44,4 tỉ đồng). Gói thầu mua thuốc biệt dược gốc tiết kiệm 745,134 tỉ đồng tương ứng với 10% so với giá trúng thầu năm 2017 được công bố trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý dược.

Với gói thầu cung cấp một số thuốc nhóm 3 qua đấu thầu đã tiết kiệm 17,266 tỉ đồng so với giá kế hoạch, tương ứng với giảm 23,46%.

ĐTTT dẫn đến thực tế số lượng rất lớn thuốc chỉ do một nhà thầu cung ứng, rất khó đảm bảo về số lượng và gây thiếu thuốc do không cung ứng kịp thời. Ngoài ra, còn có thể tạo ra tình trạng độc quyền giá.Giải pháp cho vấn đề này?

Theo quy định của luật Đấu thầu và các văn bản dưới luật về đấu thầu, đấu thầu thuốc chỉ lựa chọn một nhà thầu trúng thầu đối với mỗi phần của gói thầu, sẽ cung cấp thuốc trong thời gian 2 năm cho các cơ sở y tế trên toàn quốc, điều này dẫn đến một số khó khăn như: sau khi ký thỏa thuận khung với TTMSTTTQG, một nhà thầu phải ký kết một số lượng lớn hợp đồng với các cơ sở y tế trên toàn quốc gây mất nhiều thời gian, công sức cho nhà thầu, khó khăn trong việc đảm bảo thời hạn hoàn thành việc ký kết hợp đồng trước khi cung ứng thuốc cho cơ sở y tế.

Trong tương lai, số lượng thuốc cung ứng lớn cho tất cả các cơ sở y tế toàn quốc là rất lớn, mà nếu chỉ có một nhà thầu thì có thể gây nguy cơ thiếu thuốc cung ứng, dù hiện tại đối với các gói thầu đang thực hiện của TTMSTTTQG chưa gặp phải. Thêm vào đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc các nhà cung cấp, sản xuất khác không trúng thầu sẽ dẫn đến tình trạng sau một đợt ĐTTT chỉ còn các đơn vị trúng thầu cung ứng hoặc sản xuất mặt hàng thuốc đó, các đơn vị không trúng thầu sẽ không nhập khẩu hoặc sản xuất nên có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, các đợt đấu thầu lần sau sẽ mất tính cạnh tranh, nên có thể dễ dẫn đến tăng giá thuốc... Tuy nhiên, cần xem xét đánh giá thêm.

Để tăng cường hiệu quả ĐTTT cấp quốc gia và đàm phán giá, TTMSTTTQG đang đề xuất tổ chức ĐTTT thuốc, vật tư y tế, qua đó lựa chọn danh sách một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu để ký kết thỏa thuận khung với TTMSTTTQG theo nguyên tắc: nhà thầu xếp hạng thứ nhất được phép cung ứng 50% số lượng mời thầu; một số nhà thầu xếp hạng kế tiếp được cung ứng từ 10 - 30% số lượng mời thầu nếu thương thảo thành công về giá trúng thầu thấp nhất.

12. Phát triển Y học gia đình - Bài cuối: Nâng cao năng lực cán bộ, tạo niềm tin của nhân dân

Đến nay, cả nước đã có 80% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu của người bệnh, song cũng không ít trạm y tế thiếu cán bộ y tế, năng lực chưa đáp ứng khiến người dân vượt lên tuyến trên, gây quá tải bệnh viện.

Để giải quyết triệt để nghịch lý các bệnh viện tuyến trên ngày càng quá tải, các trạm y tế xã, phường lại luôn rơi vào tình trạng "vắng như chùa bà đanh", ngành Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế xã, phường, củng cố niềm tin của người dân đối với y tế cơ sở.

Để y tế cơ sở là lựa chọn đầu tiên của người dân

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, hiện Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ Y tế đang xây dựng Đề án “Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế xã, phường giai đoạn 2019 – 2025”. Trong đó, Đề án có nội dung cử cán bộ chuyên môn chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế xã phường.

Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại địa phương, tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các vùng, miền trong cả nước. Đồng thời đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Mục tiêu của Đề án là nâng cao chất lượng chuyên môn, trọng tâm là khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường. Đảm bảo đến năm 2020 ít nhất 90% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã. Đến năm 2025, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Ngành Y tế chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn tại y tế xã, phường tạo tiền đề cho việc đổi mới hệ thống khám bệnh, chữa bệnh theo 3 tuyến, thôi áp dụng phân tuyến, phân hạng bệnh viện như hiện nay.

Bộ Y tế sẽ chọn một số bệnh viện tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, ưu tiên các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và tương đương thuộc các Sở Y tế có các trung tâm, phòng đào tạo, chỉ đạo tuyến đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, chuyển giao kỹ thuật phù hợp cho y tế xã, phường.

Bên cạnh xây dựng mạng lưới trạm y tế xã, phường tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao từ bệnh viện tuyến trên về khám, chữa bệnh, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao chất lượng, thống kê số trạm y tế, số cán bộ làm nhiệm vụ tại trạm để có kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, Bộ Y tế xây dựng danh mục kỹ thuật, gói kỹ thuật thuộc 28 chuyên khoa, chuyên ngành có người bệnh khám, chữa bệnh ở tuyến xã, phường để xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, đề chương chuyển giao kỹ thuật. Đồng thời, ngành tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo từ xa sử dụng Telemedicin hoặc e-learning nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh, quản lý như kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn người bệnh…; đào tạo TOT cho các bệnh viện tuyến dưới. Trước mắt tập chung đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật cấp bách để bổ sung danh mục kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn cho người hành nghề tại các trạm y tế xã, phường.

Cùng với đó, ngành hoàn thiện cơ chế tài chính, danh mục trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao… để phục vụ công tác chuyển giao kỹ thuật đạt hiệu quả; thí điểm thành lập phòng khám vệ tinh của một số bệnh viện quận, huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương đặt tại trạm y tế xã, phường.  

Chú trọng quản lý bệnh không lây nhiễm  

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, cứ 10 người chết có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm.

Năm 2012 trong 520.000 trường hợp tử vong trong đó chiếm 73% do bệnh không lây nhiễm; 43% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm trước 70 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay mới có trên 30% bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường trong độ tuổi từ 18-69 tuổi, còn đến gần 70% chưa được chẩn đoán; Bệnh tăng huyết áp trong độ tuổi từ 18-69 tuổi được chẩn đoán chiếm 43,1% và số chưa được chẩn đoán là 56,9%.

13. Phẫu thuật nội soi cắt polyp giảm 80% ung thư đại trực tràng

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội soi Nhật Bản, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do UT này, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc UT đại trực tràng. 

Khoa Nội soi và thăm dò chức năng Bệnh viện (BV) K T.Ư (Hà Nội) phối hợp cùng Trung tâm ung thư (UT) Shizuoka Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật nội soi ống mềmtrên hệ thống máy hiện đại cho phép chẩn đoán và điều trị tổn thương đại trực tràng giai đoạn rất sớm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội soi Nhật Bản, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do UT này, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc UT đại trực tràng. Polyp đại trực tràng là những khối u ở thành ruột hoặc trực tràng, có thể tiến triển thành UT.

Để phát hiện UT, tiền UT đại trực tràng, phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, vì thực hiện được đồng bộ từ chẩn đoán đến điều trị. Ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học.

Với kỹ thuật này, các bác sĩ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần cho hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất, giúp bác sĩ phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch máu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương UT và không UT, từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp để chẩn đoán và phân loại UT đại trực tràng không chỉ đơn thuần là để tầm soát, phát hiện UT mà còn là phương pháp điều trị tổn thương UT giai đoạn sớm bằng can thiệp qua nội soi. Ngay khi phát hiện những tổn thương bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kỹ bằng ánh sáng trắng, ánh sáng nhuộm màu và chất nhuộm chuyên dụng trong nội soi để đánh giá cấu trúc bề mặt, UT giai đoạn sớm và bệnh nhân được can thiệp tối thiểu qua nội soi ống mềm.

Trong đó, kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc (ESD) đã bắt đầu đưa vào thực hiện tại BV K T.Ư cho phép can thiệp được những tổn thương lớn hơn 30 mm, đảm bảo cắt trọn khối tổn thương và giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tái phát (trước đây cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm EMR chỉ cho phép can thiệp với những tổn thương dưới 20 mm). Can thiệp qua nội soi giúp giảm thiểu thời gian điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

14. Bác sĩ trẻ lên non: Viết tiếp trang sử “đâu cần thanh niên có”

Gần 2 năm tình nguyện về vùng cao công tác, bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết đã chinh phục thành công hơn 700 ca phẫu thuật về chấn thương, tiêu hóa, sản khoa, ngoại nhi... giúp bệnh nhân nơi đây không cần phải chuyển tuyến.

Bác sĩ Quyết cùng 9 bác sĩ khác vừa được vinh danh Top 10 gương mặt thầy thuốc trẻ tiêu biểu năm 2018.

Tiên phong về với nhân dân vùng khó khăn

Sau nhiều năm triển khai, Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Dự án 585) đã viết nên những câu chuyện hết sức ý nghĩa về tấm lòng người thầy thuốc trẻ tại những huyện miền núi nghèo. Đều là những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường đại học y - dược, tình nguyện tham gia dự án, những bác sĩ trẻ ấy đã trở thành “cầu nối” thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.

Nguyễn Chiến Quyết (SN 1989) - chàng bác sĩ trẻ chuyên khoa ngoại là 1 trong 7 bác sĩ “sản phẩm” đầu tiên của Dự án 585. 29 tuổi, rời Thủ đô phồn hoa, bác sĩ Quyết chọn Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà (Lào Cai) công tác, nơi có nhiều xã nghèo nhất tỉnh.

Quyết định ấy từng bị gia đình ngăn cản quyết liệt, song anh giải thích đầy kiên quyết: “Đây là dự án rất ý nghĩa, mỗi bác sĩ có điều kiện học tập nâng cao chuyên môn rất tốt. Khi có chuyên môn tốt, làm ở đâu cũng phục vụ bệnh nhân tốt và có cuộc sống tốt”.Cuối cùng, người thân cũng hiểu và ủng hộ.

Quyết chia sẻ, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội đã được 5 năm. Từ khi học năm cuối đại học (2013), anh đã nghe về dự án đưa bác sĩ tình nguyện về huyện nghèo nên đã tham gia đăng ký. Nhưng sau đó hơn 1 năm, anh mới được tuyển và theo học lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa I trong vòng 2 năm, chuyên ngành ngoại sản. Anh tin tưởng mình có thể khám chữa bệnh hiệu quả cho bà con ở Bắc Hà.

Nhớ lại động lực đưa mình đến Bắc Hà, chàng bác sĩ có gương mặt điển trai này tâm sự: "Trước khi lên đây công tác, tôi đã từng đi xe máy từ Hà Nội lên Bắc Hà khám phá đời sống bà con. Vẫn biết tuyến dưới có nhiều khó khăn, một bác sĩ phải đảm đương một lúc nhiều chuyên khoa, tôi thấy khâm phục họ và muốn đi về các bệnh viện tuyến dưới đóng góp sức trẻ của mình, cùng chăm sóc sức khỏe cho bà con".

Về đây rồi, bệnh viện thiếu nhân lực, có khoa chỉ có một bác sĩ, trang thiết bị còn hạn chế, bác sĩ Quyết cố gắng giải quyết hết mức tại bệnh viện, trường hợp khó sẽ xin ý kiến hội chẩn từ tuyến trên nhưng chủ yếu qua... điện thoại. Anh không thuê trọ mà ở luôn tại bệnh viện để hỗ trợ kịp thời cho các bác sĩ khác khi có ca cấp cứu nặng.

Chủ nhật mổ liền 4 ca, cấp trên nhắn tin cho bác sĩ Quyết ngủ bù ngày thứ Hai nhưng bệnh viện thiếu người, anh vẫn đi làm. Ngay chiều thứ Hai ấy, anh lại huy động các bác sĩ khác mổ ca áp xe ruột thừa. Chàng bác sĩ trẻ cứ miệt mài không biết mệt mỏi như thế…

Biến khó khăn thành động lực

Với vai trò là bác sĩ chuyên khoa I, chuyên ngành ngoại khoa, kể từ khi công tác tại huyện Bắc Hà, bác sĩ Quyết đã tham gia hơn 700 ca mổ, trong đó có một số ca mổ nặng như đa chấn thương, vỡ tạng, rau bong non; trực cấp cứu và hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa về hồi sức cấp cứu, sản khoa và nhi khoa. Nếu như trước đây, bệnh viện đa phần thực hiện kỹ thuật mổ truyền thống là mổ mở với vết thương dài, lâu bình phục thì đến nay nhờ chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên, cùng nỗ lực của bác sĩ Quyết và các bác sĩ nơi đây, bệnh viện đã thực hiện một số kỹ thuật vượt tuyến mổ nội soi như cắt ruột thừa, phẫu thuật cắt túi mật, khâu lỗ thủng dạ dày.

Theo bác sĩ Quyết, các bệnh viện tuyến huyện - đặc biệt là các huyện nghèo càng hiếm bác sĩ về công tác vì sinh viên y khoa ai cũng muốn sau khi ra trường được làm việc tại một bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, được tiếp xúc với những người thầy giỏi, đồng nghiệp giỏi, được có điều kiện học tập nâng cao chuyên môn và cũng là nơi có thu nhập tốt hơn.

15. Nơi bác sĩ thường xuyên đỡ đẻ bên vách núi, lưng chừng đèo

Những kỹ thuật xa vời đối với các BV tuyến huyện trước đây giờ đã được các bác sĩ BV đa khoa huyện Bắc Mê, đa khoa huyện Đồng Văn sử dụng chuyên nghiệp.

Những ngày cuối tháng 4 oi bức, trong chuyến công tác đến các bệnh viện thuộc tỉnh Hà Giang, đoàn chúng tôi mất gần 4 giờ chỉ để di chuyển hết quãng đường 50km do mặt đường xấu, quanh co, trắc trở.

Đoạn đường thêm phần khó đi vì đêm qua cơn mưa lớn giải nhiệt cho Hà Giang làm nền đất ẩm ướt, bị các phương tiện xới tung lên vì trơn trượt. Chúng tôi xuống xe đi bộ hơn 2km rồi tiếp tục lên xe vào Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê (Hà Giang). Cơn mưa còn gây thiệt hại thêm cho hệ thống điện tại BV, nhiều hoạt động sinh hoạt, khám chữa bệnh bị ngưng trệ.

Điều kiện vật chất khó khăn

Khi đoàn có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê, các y bác sĩ đang tất bật sửa sang lại khuôn viên BV. Nói là khuôn viên chứ nơi đây chỉ vọn vẹn một vài dãy nhà chắp vá, cũ kỹ, xuống cấp, thiết bị y tế phục vụ cho khám chữa bệnh thiếu thốn.Để công tác khám chữa bệnh thuận lợi, người lo quét dọn cây đổ sau trận mưa lớn, người tất tả lo phát điện để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Bắc Mê là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang, dân số 57.547 người, trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 53 km. Do đi lại khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người dân. Trước đây, mỗi lần ốm đau, bệnh tật, người dân muốn khám bệnh phải đi từ khuya hôm trước, hoặc mất gần cả ngày hôm trước để chuẩn bị ra thành phố, rất vất vả.

“Có những trường hợp bệnh nặng, nếu được cấp cứu ngay là có thể sống nhưng vì đường xa nên đành phải phó mặc cho trời. Cháu trai tôi ngày ấy bị ngã xuống vách núi, mất rất nhiều máu, nhưng do đường ra Bệnh viện thành phố quá xa, cháu không cầm cự nổi quá nửa đường dù đã được cầm máu” – ông Hồ Văn Tảo (54 tuổi), bùi ngùi kể lại.

Khắc phục những khó khăn về vị trí địa lý, nhiều năm trở lại đây, xác định y tế xã là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản.Trong những năm qua, huyện Bắc Mê đã đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Từ đó, BV Đa khoa huyện Bắc Mê trở thành trung tâm khám chữa bệnh được giao phó trọng trách lớn, nhờ đó mà người dân trên địa bàn được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao. Bắc Mê còn làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhờ có mạng lưới y tế đồng bộ, hoạt động hiệu quả bao gồm Trung tâm y tế huyện, 2 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Bệnh viện đa khoa huyện và 11 trung tâm y tế xã, thị trấn. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế thôn, bản với 138 nhân viên y tế thôn bản đang hoạt động tại 138 thôn, bản, tổ, khu phố. Hiện tổng số nhân lực tại 11 trạm y tế xã của Bắc Mê là 57 người, trong đó có 10/11 trạm có bác sĩ. Trong số 138 nhân viên y tế thôn bản có 61 người qua các lớp đào tạo chuyên môn y tế 3 tháng trở lên, đạt tỉ lệ 44,2%...Trong những năm qua, 100% trạm y tế xã, thị trấn, Trung tâm Y tế huyện được đầu tư xây dựng và sửa chữa.Trang thiết bị từng bước được đầu tư nâng cấp, đảm bảo công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Các trạm y tế xã được trang bị các trang thiết bị khám bệnh, sơ cấp cứu, đỡ đẻ, chăm sóc sơ sinh, khám phụ khoa và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Riêng các trạm y tế có bác sĩ tổ chức thực hiện mô hình Bác sĩ gia đình được trang bị máy siêu âm...

Sinh nở, chữa bệnh còn nhiều hủ tục

Tại bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, BS Phạm Đình Phẩm, Giám đốc bệnh viện cũng cho biết, đa số sản phụ ở Đồng Văn là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn. Họ gần như không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé trước và sau khi sinh.

“Nhiều sản phụ đến bệnh viện sinh con với hai bàn tay không: Không tã lót, không quần áo cho bé, không bỉm sữa, không phích nước, không đồ dùng… chỉ vỏn vẹn bộ quần áo mặc trên người”, BS Hoàng Hoa Màn, Phó Giám đốc bệnh viện chia sẻ.

Theo BS Nguyễn Ngọc Chung, có nhiều thôn, bản còn chưa có đường ô tô, đường đất vào bị chia cắt bởi đồi núi cao, khe suối sâu, người bệnh lại không thể ngồi được xe máy nên người nhà và bác sĩ phải chở bệnh nhân bằng xe bò ra bệnh viện.

Dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị y tế, nhân lực song các bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không sợ khó, không sợ khổ.

16. Nghệ An sẽ đóng cửa các cơ sở sản xuất gây tai nạn lao động

Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, các cơ quan chức năng Nghệ An sẽ kiên quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các vị trí, nơi làm việc, các máy móc, thiết bị không đảm bảo điều kiện.

 Kiên quyết đình chỉ các vị trí, nơi làm việc không đảm bảo an toàn

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm, bởi liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người lao động và sự phát triển bền vững của chính các đơn vị sử dụng lao động.

Và một số mục tiêu đáng quan tâm về công tác ATVSLĐ năm 2019 mà Hội đồng ATVSLĐ  tỉnh đặt ra là giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người so với năm 2018; 100% số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật; 100% người lao động đã xác nhận bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật. Điều quan trọng là để tiếp tục tạo ra bước chuyển về nhận thức và hành động trong công tác ATVSLĐ từ các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, nhằm giảm số vụ tai nạn lao động, tạo môi trường lao động an toàn, nâng cao sức khỏe của người lao động trong năm 2019, UBND chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Song song với đó là thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ, tập trung vào các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, kiên quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các vị trí, nơi làm việc, các máy móc, thiết bị không đảm bảo điều kiện ATVSLĐ.

 Có 544 người chết do tai nạn lao động

 Thực tiễn ở Nghệ An, tính đến thời điểm 31/12/2018, có hơn 13.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Trong số đó có gần 2.100 doanh nghiệp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: thi công công trình xây dựng; doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; dệt, may; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; vệ sinh môi trường…

Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; chăm lo công tác huấn luyện ATVSLĐ; đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật.

Theo đó, ý thức chấp hành ở nhiều doanh nghiệp có sự chuyển biến và chú ý đầu tư cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ chưa có ý  thức chấp hành các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ.

Mặt khác, về phía chính người lao động cũng đang chủ quan, thậm chí thờ ơ với sự an toàn và sức khỏe của chính bản thân mình. Điều này dẫn đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong nhiều doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; tình hình tai nạn lao động chết người vẫn còn diễn ra.

Bên cạnh tại nạn lao động, qua tổ chức khám sức khỏe định kỳ do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức năm 2018 cho 43 lượt đơn vị đã phát hiện một số bệnh nghề nghiệp ở người lao động, như bệnh bụi phổi silic, bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh lao nghề nghiệp, bệnh hen phế quản, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh rung chuyển nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật và bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh...

17. Quyền Linh đăng ký hiến tạng: 'Cho đi là còn mãi'

Khi đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ra đời năm 2014, Quyền Linh là nghệ sĩ đầu tiên đăng ký hiến tạng. Một câu chuyện nhân văn bắt đầu từ đó.

Quyền Linh

Vẫn chiếc áo thun cũ màu, vẫn đôi dép tổ ong quen thuộc, Quyền Linh trò chuyện cùng Tuổi Trẻ: "Tôi luôn quan niệm mất đi không phải là hết. Một người mất đi, bằng việc hiến các tạng của cơ thể như tim, gan, phổi, thận, mắt... sẽ cứu giúp rất nhiều án tử có thể hồi sinh. Không chỉ thế, họ sinh con đẻ cái mang lại rất nhiều mầm sống nối tiếp".

"Mày bị điên hả Linh?"

* Để đi đến quyết định hiến tạng, mỗi người đều có một lý do của riêng mình.Riêng anh thì sao?

- Trước đó tôi chưa từng nghĩ đến chuyện hiến tạng. Trong nhiều lần tham gia chương trình nhân đạo ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi rất xúc động khi nghe bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu - trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người - kể về chuyện hiến ghép tạng.

Đó là lúc tôi nhận thấy nhiều mảnh đời còn rất trẻ, là trụ cột của gia đình ra đi rất nhanh vì không được ghép tạng thay thế.Giá như được ghép tạng, có lẽ họ không phải ra đi oan uổng như vậy.

Rồi càng đi nhiều, tôi bắt gặp thêm nhiều hoàn cảnh phải nằm chờ 3 - 5 năm trời để được ghép tạng.Có người chưa đến lượt mình đành ra đi, có người đến lượt nhưng xét nghiệm kết quả lại không tương thích khiến họ, gia đình vô cùng đau khổ.

Tôi hiểu họ đang từng ngày ngóng chờ một điều kỳ diệu nào đó từ một người xa lạ nào đó.Và không phải một người chờ, mà có rất nhiều người chờ như thế.

* Và lúc đó anh quyết định hiến tạng?

- Đúng vậy. Tôi quyết định đăng ký hiến tạng mà không suy nghĩ, trăn trở gì nữa cả. Tôi còn nhận làm đại sứ đồng hành cùng chương trình của Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời điểm ấy, với mục đích vận động mọi người nếu có thể hãy tham gia hiến tạng cứu người.

Rồi tôi mang giá trị tốt đẹp của hiến tạng nói bất kỳ nơi đâu, ở quán cà phê, quán ăn và cả quán nhậu... Khi ra vào các bệnh viện hay về các vùng nông thôn, tôi đều tìm cách "tỉ tê, to nhỏ" với mọi người.Tôi không xin xỏ điều gì cả, mà chỉ mong mọi người có thể cảm nhận được rằng chết không phải là hết và cho đi là còn mãi.

* Phản ứng của họ là...?

- Nhiều người chửi tôi: "Mày bị điên hả Linh?". Có người hỏi: "Tại sao chết phải phanh thây?" hoặc dè bỉu: "Sao dã man thế?".Có những người phản ứng rất dữ, những cuộc tranh cãi rất gay gắt, thậm chí họ còn quát tháo đề nghị tôi không đề cập đến chuyện hiến tạng.

Đương nhiên tôi không thể nói thẳng thừng là cô, bác, anh chị... hãy hiến tạng đi.Điều này sẽ khiến họ bị sốc.Tôi luôn cố tìm cách đưa câu chuyện của các bệnh nhân qua đời khá oan uổng kể cho mọi người.Bởi có đồng cảm mới dễ dàng chia sẻ.

Kết quả 70% bảo lưu quan điểm không hiến tạng và chỉ có khoảng 30% người chia sẻ.

Mưa dầm thấm lâu

* Chắc lúc ấy anh rất nản lòng?

- Hoàn toàn không. Cũng may tôi được nhiều người thương. Mặc kệ người ta chửi, tôi vẫn kiên định, ráng dùng uy tín của mình để nói chuyện. Tôi tin trong mỗi con người đều có giá trị nhân văn, quan trọng khơi nguồn đúng thời điểm thì họ sẽ hiểu và làm theo.

Tôi tin chắc trong 10 người nghe sẽ có 3 người thay đổi suy nghĩ và chuyện này phải được duy trì theo kiểu mưa dầm thấm lâu.

* Có nhiều người chia sẻ họ rất mong muốn hiến tạng, nhưng lại vướng phải rào cản lớn từ gia đình...

- Đúng vậy.Chuyện hiến tạng ở Việt Nam khó vô cùng tận.Khi một người mất đi, nếu được đề nghị hiến tạng thì đó là một cú sốc rất lớn đối với gia đình.Tôi thấy có rất nhiều người cảm nhận được ý nghĩa của hiến tạng, nhưng họ không vượt qua được rào cản quá lớn từ gia đình.

Có người nói với tôi họ hoàn toàn đồng ý, nhưng lại không dám đăng ký hiến tạng vì sợ gia đình không cho phép.

Còn nhớ có lần tôi mang câu chuyện hiến tạng nói với các bạn sinh viên, có bạn hào hứng hứa sau này sẽ đăng ký hiến tạng. Nhưng sự hào hứng này bỗng chốc bị một bạn giội gáo nước lạnh: "Mày giỏi, ba mẹ mày có cho không?".

Theo tôi, để thay đổi quan niệm về hiến tạng nên bắt đầu từ gia đình.Cần có sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể, chứ chỉ dựa vào một cá nhân, một tổ chức là chưa đủ.

Đặc biệt, để lan tỏa cần có thêm nhiều câu chuyện nhân văn về hiến ghép tạng trong các chương trình truyền hình giải trí.

18. Bác sĩ hé lộ lần đầu tiên ghép 1 lá gan cho 2 người tại Việt Nam

Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật: “Chia gan để ghép: 2 bệnh nhân nhận gan từ 1 người hiến chết não”. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật để hồi sinh 2 sự sống từ 1 lá gan của người hiến chết não.

Ca phẫu thuật căng não từ 7h sáng tới 23h đêm

Theo đó, các bác sĩ đã chia gan của 1 người hiến tạng chết não (nam, 30 tuổi, chết não do chấn thương sọ não nặng) để ghép cho 2 bệnh nhân có chỉ định ghép gan. Đó là bệnh nhân 8 tuổi bị suy gan, hôn mê gan do xơ gan mất bù, rối loạn chuyển hoá đồng (Wilson) và teo đường mật bẩm sinh, một sự kết hợp giữa 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu. Bệnh nhân thứ 2 là nam giới, 49 tuổi, bị ung thư gan trên nền gan xơ.

Người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật là PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng (bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Vị bác sĩ chia sẻ: “Bệnh viện Viện Đức đã bắt đầu tiến hành ghép gan từ năm 2007, tính đến nay, đã có 62 trường hợp. Qua đó, các bác sĩ cũng đã thu nhận được tương đối đầy đủ các kinh nghiệm đối với kỹ thuật này. Chính vì thế, vào tuần đầu tháng Ba, khi có 1 người hiến chết não, bệnh viện quyết định sẽ thực hiện kỹ thuật “Chia gan để ghép: 2 bệnh nhân nhận gan từ 1 người hiến chết não” lần đầu tiên."

Lần đầu tiên thực hiện việc chia gan để ghép cho hai người, bác sĩ Nghĩa bày tỏ cảm xúc của mình: “Quả thực, chúng tôiđã rất lo lắng bởi bình thường, khi người hiến chết não, các bác sĩ bê cả phần gan đó ra ghép cho người khác, rất đơn giản. Nhưng ở trường hợp này, các bác sĩ phải chia gan ra 2 phần.Chúng tôi không biết biến đổi giải phẫu sẽ như thế nào, phần nào dành cho người lớn, phần nào dành cho trẻ con.Nếu không kiểm soát được các biến đổi giải phẫu thì có nguy cơ cả 2 phần gan đều có thể sẽ phải bỏ và không có tác dụng để ghép cho bệnh nhân.

Đối với người khỏe mạnh, bác sĩ sẽ thăm dò từng mạch máu một, từng đường mật rất chi tiết để có thể lấy một phần gan ở người sống. Tuy nhiên, ở người hiến chết não, không thể làm được kỹ thuật đó, hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu thuật viên trong khi mổ, vì vậy, gặp nhiều khó khăn”.

PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa nhớ lại những khó khăn trong kíp mổ ngày hôm đó: “Gan của người hiến chết não bị nhiễm mỡ, các biến đổi giải phẫu xuất hiện rất nhiều, chúng tôi dự kiến quá trình là chia gan ngay khi tim còn đang đập đã không thể thực hiện. Khi đó, buộc lòng chúng tôi phải lấy gan ra thật nhanh rồi chia ở trên một chiếc bàn có đá và dịch bảo quản. Thời gian để ghép của trường hợp này cũng rất dài, ê-kíp phẫu thuật bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào khoảng 23h đêm.

Bên cạnh đó, cùng một lúc, chúng tôi phải huy động tới 3ê-kíp. Một kíp có nhiệm vụ chia gan ra, một kíp thực hiện ghép gan cho người lớn và một kíp thực hiện ghép gan cho bệnh nhi”.

Bác sĩ Nghĩa cho biết thêm: “Gan vừa có chức năng như 1 máy bơm bơm hút máu, lại vừa có chức năng bài tiết, nên ngoài chuyện phẫu thuật cơ học là khâu nối các mạch máu với nhau thì phải làm sao cho gan hòa hợp, sống với cơ thể và sản xuất ra những chất cần thiết cho cơ thể. Đây là một kỹ thuật thực sự rất khó, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên khoa rất phức tạp, phẫu thuật gan mật, phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật vi phẫu, gây mê hồi sức, miễn dịch,...”.

Sự “kỳ diệu” của những lá gan

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, gan là một loại tạng rất quan trọng đối với cơ thể, đến giờ phút này, cũng chưa có loại máy nào có thể thay thế lá gan trong cơ thể. Vì vậy, khi lá gan đó hỏng, người ta phải có biện pháp bỏ lá gan mang bệnh đi và thay bằng một lá gan mới.

“Không giống với nhiều loại tạng khác, gan có khả năng tái sinh và không nhất thiết phải cần đầy đủ một lá gan mới có thể duy trì sự sống của con người”, PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa tiết lộ.

Để giải thích kỹ hơn về khả năng kỳ diệu này của gan và nguồn gốc của kỹ thuật “chia gan để ghép”, bác sĩ Nguyễn Quang Nghĩa đã chia sẻ thêm: “Lúc đầu, ghép gan là kỹ thuật ghép toàn bộ, tức là lấy lá gan từ người cho chết não ghép cho người bệnh. Sau đó, có thể thực hiện kỹ thuật chỉ lấy 1 phần gan của người sống. Ví dụ: Bệnh nhi bị bệnh suy gan, thì bố hoặc mẹ có thể hiến 1 phần lá gan của mình, tức là 1/3, 1/4 lá gan để ghép cho con.

19. Cứu sống người đàn ông bị thanh sắt đâm xuyên từ háng lên đầu

Tai nạn ngã giàn giáo từ trên cao xuống khiến người đàn ông rơi trúng thanh sắt, bị thương nặng tưởng không thể qua khỏi.

Sự việc xảy ra tại Tế Nam, Trung Quốc khi một người đàn ông 46 tuổi bị tai nạn lao động ngã giàn giáo từ độ cao 16m xuống đất.

Tai nạn bất ngờ khiến ông rơi đúng vào vị trí một thanh sắt cố định được chôn dưới đất và bị đâm xuyên từ háng lên tới đầu.

Sau sự cố, người đàn ông trên được đưa tới Bệnh viện Đại học Sơn Đông (Tế Nam) cấp cứu.

Tại đây, qua hình ảnh phim chụp CT, các bác sĩ cho biết thanh sắt đã đâm xuyên qua háng, bụng, ngực, cổ họng, miệng và làm vỡ hộp sọ trái của bệnh nhân.

Nhận thấy đây là một ca chấn thương khó, thanh sắt đâm xuyên qua nhiều khu vực của cơ thể, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và đi đến quyết định, phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhân.

Ngay lập tức, 30 bác sĩ và nhân viên y tế đã được huy động phục vụ cho ca phẫu thuật khó khăn trên. Rất may, sau khoảng 5 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, thanh sắt dài khoảng 1,8m đã được các bác sĩ loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Thông tin về ca bệnh, bác sĩ Min Zhang – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Sơn Đông cho biết, tuy bị thanh sắt đâm xuyên từ háng tới đầu nhưng rất may thanh sắt lại đâm vào khoảng trống trước phổi của bệnh nhân.

Do đó, người bệnh không bị bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào. Tim, phổi, não và các mạch máu lớn đều không bị ảnh hưởng.

“Hiện tại, bệnh nhân đã có thể xuất viện để tiếp tục theo dõi, phục hồi sức khỏe tại nhà. Thậm chí, anh này có thể đi làm lại sau vài tháng nữa”, bác sĩ Zhang nói.

Bác sĩ Zhang cũng đưa ra lời cảnh báo đối với người dân, khi lao động cần chú ý quan sát, tránh để bị tai nạn không đáng có, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động. Ngoài ra, trong quá trình làm việc tại các công trường, tiếp xúc nhiều với máy móc, người lao động nên trang bị đầy đủ mũ, quần áo, găng tay bảo hộ để hạn chế chấn thương nặng có thể xảy ra.

20. Quảng Ninh: Phẫu thuật kịp thời cứu trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi bị teo thực quản

Bác sĩ khuyến cáo những bà mẹ có con nhỏ cần chú ý các triệu trứng “sùi bọt cua” ở trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị teo thực quản mà tiếp tục cho bé bú sẽ gây ra viêm phổi làm bệnh càng tăng nặng, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Vừa qua Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Bàn Hòa P. (1 ngày tuổi), thường trú tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Trẻ nhập viện trong tình trạng đủ tháng, đẻ mổ, 8h tuổi, sau đẻ khóc ngay, kèm xuất hiện sùi bọt cua, tím tái, thở nhanh nông, được xử trí thở oxy, đặt sonde dạ dày được nhưng khó, theo dõi teo thực quản bẩm sinh, được chuyển tuyến đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.

Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy tại Khí quản có hình ảnh lỗ rò phía trên Carina; Xquang cho thấy hình ảnh trường phổi 2 bên dày mô kẽ quanh phế quản, hình ảnh thuốc cản quang đọng trong túi cùng đầu trên thực quản tại vị trí ngang đốt sống ngực D4…

Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị Teo thực quản bẩm sinh và chỉ định Phẫu thuật cấp cứu cắt túi thừa thực quản cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 1h đồng hồ, các bác sỹ kiểm tra khoang màng phổi thấy đầu dưới thực quản có đường rò vào khí quản gốc.Xác định được nguyên nhân, kíp phẫu thuật tiến hành bịt lỗ rò khí quản và cắt, nối đầu trên và đầu dưới thực quản lại cho trẻ.

Sau ca mổ cấp cứu thành công, hiện tại mạch và huyết áp bệnh nhân tạm ổn định. Trẻ đang theo dõi tại Khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện. Kíp phẫu thuật do Bs Bùi Hải Nam; Bs Trịnh Trương Tuyên; Bs Nguyễn Kim Hiếu và các kỹ thuật viên thực hiện.

Bác sĩ Bs Trịnh Trương Tuyên khuyến cáo, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ cần chú ý các triệu trứng “sùi bọt cua” ở trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị teo thực quản mà tiếp tục cho bé bú sẽ gây ra viêm phổi làm bệnh càng tăng nặng, ảnh hưởng đến tính mạng của  trẻ.Việc phát hiện sớm bệnh có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị, nếu phát hiện muộn, hoại tử ruột có thể gây ra các nguy cơ nguy hiểm cho bệnh nhân.

21. 12 năm đằng đẵng với 4 lần mang thai đều không giữ được con, người phụ nữ đón nhận hạnh phúc bất ngờ

Đã có tiền sử 4 lần sinh non, chị Lân vô cùng lo lắng, hồi hộp khi mang thai lần 5 ở tuổi ngoài 30.

Gặp chị sau hơn 3 tuần sinh nở với gương mặt ngập tràn hạnh phúc khi ôm con yêu trên tay, chị luôn miệng nói với chúng tôi: mẹ con em có được ngày hôm nay phải cảm ơn bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, cảm ơn BS Nguyễn Thị Minh Thanh nhiều lắm.

Chị Hoàng Lan ở Nam Trung Yên, Cầu Giấy lấy chồng từ năm 18 tuổi.Những tưởng có tuổi trẻ, sức khỏe điều kiện kinh tế đầy đủ sẽ cho chị một cuộc sống viên mãn. Nhưng 12 năm chị mang thai 4 lần, thăm khám chạy chữa, tìm thầy tìm thuốc nhiều nơi nhưng kết quả không như mong đợi. Ít nhất là 28 tuần nhiều nhất là 36 tuần con lại không ở bên chị mà bỏ chị đi.

Ở tuổi 30, chị mang thai lần thứ 5. Chị tìm đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội với một suy nghĩ các bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa của thành phố rồi bệnh viện ngay gần nhà tại sao mình không đến khám, mà lại phải đi tìm ở đâu.Cơ duyên đã đưa chị đến buổi khám của THS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh - Phó Khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

THS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh nhớ lại "bạn ý đến khám với một tâm trạng lo lắng vì tiền sử 4 lần đẻ non liên tục. Lúc đó bạn đang mang thai và có dấu hiệu động thai. Bạn Lan đã làm tất cả các xét nghiệm, sàng lọc sảy thai, cả hai vợ chồng đều bình thường tại các bệnh viện lớn có uy tín và không tìm ra nguyên nhân".

Không chỉ giúp chị Lan kê thuốc trị bệnh, BS Thanh còn tư vấn, phân tích, giải thích tình trạng bệnh để chị và gia đình hiểu và cùng bệnh viện đồng hành trong quá trình giữ thai cho chị. Gian nan có, vất vả có từ điều trị an thai, khâu vòng tử cung, làm các sàng lọc nhưng sau tất cả 38 tuần tuổi thai chị vui mừng cùng bệnh viện chào đón đứa con đầu tiên chào đời.

Câu chuyện đâu có dừng lại ở đó, 17 tháng sau lần sinh đầu chị lại có mang thai. Chị Lan tâm sự "chắc chắn lựa chọn tối ưu của em không có gì khác quay lại Khoa Khám chuyên sâu và tìm gặp lại BS Nguyễn Thị Minh Thanh. Em tin tưởng tuyệt đối vào sự nhiệt tình, chia sẻ, giúp đỡ em trong những lúc em cảm thấy khó khăn nhất của chị Thanh".

Tình trạng mang thai lần này của chị Lan là cổ tử cung ngắn, thường xuyên viêm nhiễm. Tuần 12 phải khâu vòng, tuần 32 cắt chỉ khâu vòng và có dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Cầm tay BS Thanh ở phòng đẻ chị Lan nói trong cảm xúc lo lắng "em đã có lần 36 tuần sinh mà vẫn không giữ lại được con. Chị ơi lần này 32 tuần, em lo quá con được có 1800g…"

BS Thanh đã trao đổi với chị và gia đình, khoa Sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là địa chỉ tin cậy để gia đình có thể yên tâm. Tại khoa thường xuyên thực hiện các kỹ thuật hồi sức sơ sinh tại phòng mổ, phòng đẻ, phối hợp tốt cùng với sản khoa cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy cơ cao, điều trị thành công nhiều bệnh nhi non tháng cân nặng cực thấp < 1000 gr, Điều trị sơ sinh bệnh lí nặng: suy hô hấp nặng, vàng da, nhiễm khuẩn, thở máy thường, thở máy tần số cao dao động (HFO) … Sau 2 tuần năm tại khoa Sơ sinh mẹ con chị Lan được xuất viện.

Và hạnh phúc lại đến với chị Lan và gia đình một lần nữa khi chị trao cho các y bác sĩ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội niềm tin để rồi chị và gia đình được nhận lại một bến bờ hạnh phúc – làm mẹ an toàn, con khỏe mạnh.

22. Em bé được cứu sống dù bánh nhau đã bong hơn phân nửa

Trước ngày dự sinh hơn 1 tháng, sản phụ N.T.L, 34 tuổi đã đến khám tại bệnh viện quận 7 trong tình trạng huyết áp cao, ra máu âm đạo. Vì thai non tháng, sản phụ được chuyển đến bệnh viện Từ Dũ.

Bệnh viện Từ Dũ vừa thông tin về trường hợp bé trai mạnh mẽ khóc chào đời dù cân nặng chỉ có 1,9 kg. Trước ngày dự sinh hơn 1 tháng, sản phụ N.T.L, 34 tuổi đã đến khám tại bệnh viện quận 7 trong tình trạng huyết áp cao, ra máu âm đạo.

Vì thai non tháng, sản phụ được chuyển đến bệnh viện Từ Dũ. Đánh giá được các nguy cơ có thể xảy ra cho thai phụ tiền sản giật, bác sĩ siêu âm lưu ý kỹ bánh nhau và phát hiện khối máu tụ khá to. Ngay lập tức, thai phụ được chuyển khẩn vào phòng mổ. Chỉ mất khoảng 30 giây sau khi gây mê, bác sĩ đã vui mừng chào đón một bé trai tuy non tháng nhưng mạnh khoẻ, khóc ngay khi ra đời. Trong lúc kíp sơ sinh chăm sóc và chuyển bé về khoa Sơ sinh thì kíp sản khoa đã thở phào khi kiểm tra thấy bánh nhau đã bong hơn 50% mà thai nhi vẫn còn được nuôi dưỡng.

Theo Th.S. Bs. CK2 Lê Ngọc Diệp, nhau bong non là tình trạng sản khoa khẩn cấp mà cứu sống được em bé là kết quả của nhiều kíp làm việc cùng nhau ... chạy. Kíp trực cấp cứu chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch trong khi kíp gây mê  chuẩn bị phương tiện phẫu thuật, kíp phẫu thuật nhanh chóng nhưng chính xác từng giây một trước khi nhau không còn cung cấp đủ máu cho thai. Tình trạng nhau bong non không kịp phẫu thuật không chỉ làm tử vong thai mà còn gây nguy cơ chảy máu không cầm được phải cắt tử cung.

Phụ nữ mang thai có huyết áp cao, tiền sản giật có khả năng nhau bong non. Việc theo dõi sát huyết áp trong thai kỳ giúp cho việc phát hiện tiền sản giật kịp thời bằng để điều trị bằng thuốc, chế độ ăn, nghỉ ngơi...

Dù chưa bao giờ bị tăng huyết áp, khi mang thai hơn 20 tuần, thai phụ thấy 1 trong các dấu hiệu như lên cân nhanh, phù, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau giống đau dạ dày cần đi khám để được loại trừ tiền sản giật. Các bác sĩ khuyến khích thai phụ có triệu chứng trên, nếu chưa có chỉ định nhập viện thì cũng nên tự theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà. Khi huyết áp lớn hơn hay bằng 140/90 mmHg thì lập tức tới cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ hơn. 

II. THÔNG TIN Y TẾ NƯỚC NGOÀI

23. WHO kêu gọi hành động khẩn cấp với đề kháng kháng sinh

Phải hành động ngay từ lúc này vì không còn đủ thời gian nếu không muốn bị nhiễm khuẩn kháng thuốc, đó là lời kêu gọi hành động mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đề kháng kháng sinh đang là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, đe dọa cả một thế kỷ đã đạt được nhiều tiến bộ về sức khỏe và nhiều thành tựu của các mục tiêu phát triển bền vững.

Các loại kháng sinh nói chung (bao gồm kháng sinh, kháng vi-rút, kháng nấm và kháng ký sinh trùng) là công cụ quan trọng để chống lại bệnh tật ở loài người, động vật và thực vật, nhưng chúng đang dần trở nên không còn hiệu quả.

Tình trạng kháng thuốc ở nhiều mức độ đáng báo động đã được ghi nhận ở tất cả các quốc gia trên toàn cầu, cho dù là nước giàu hay nghèo, với kết quả là các bệnh thông thường đang trở nên không thể chữa trị khỏi và các kỹ thuật can thiệp cứu sống đang có nguy cơ cao hơn khi thực hiện.

Kháng thuốc đang đặt ra một thách thức rất lớn để đạt được độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và đe dọa các tiến bộ của mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe, an ninh lương thực, nước sạch, vệ sinh, tiêu dùng và sản xuất, và nghèo đói và bất bình đẳng.

Việc sử dụng không đúng và lạm dụng các loại thuốc kháng sinh hiện có ở người, động vật và thực vật đang thúc đẩy sự phát triển và lan truyền tình trạng đề kháng kháng kháng sinh.

Không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch; điều kiện vệ sinh tại các cơ sở y tế, trang trại, trường học, hộ gia đình và môi trường cộng đồng không được cải thiện; phòng ngừa bệnh tật và phòng ngừa nhiễm trùng kém; thiếu sự tiếp cận công bằng với giá và chất lượng các thuốc kháng sinh, vắc-xin, kỹ thuật chẩn đoán; sản xuất thực phẩm và thức ăn đảm bảo sức khoẻ yếu kém; hệ thống quản lý chất thải và an toàn thực phẩm yếu kém... đang làm tăng gánh nặng bệnh truyền nhiễm, góp phần vào sự xuất hiện và lây lan của mầm bệnh kháng thuốc.

WHO khuyến cáo "Không có thời gian để chờ đợi trừ khi thế giới hành động khẩn cấp, đề kháng kháng sinh sẽ nguy hại cho cả một thế hệ".

Các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đã gây ra ít nhất 700.000 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó có đến 230.000 ca tử vong do bệnh lao đa kháng thuốc. Dự báo có thể tăng lên 10 triệu ca tử vong/năm vào năm 2050 theo kịch bản xấu nhất nếu không có hành động can thiệp nào. Khoảng 2,4 triệu người có thể chết ở các quốc gia có thu nhập cao trong giai đoạn 2015 đến 2050 nếu không nỗ lực lâu dài để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

Thiệt hại đến kinh tế do tình trạng kháng thuốc không được kiểm soát có thể sánh ngang với những cú sốc trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 do chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kể; tác động đến sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thương mại và kế sinh nhai; tăng nghèo và bất bình đẳng. Ở các nước thu nhập cao hơn, một gói các biện pháp can thiệp đơn giản để giải quyết tình trạng kháng thuốc có thể tự chi trả, nhưng ở các nước thu nhập thấp, cần bổ sung kinh phí để thực hiện nhưng vẫn còn tương đối khiêm tốn.

Nếu các khoản đầu tư và hành động tiếp tục bị trì hoãn, thế giới sẽ phải trả nhiều tiền hơn trong tương lai để đối phó với tác động tai hại của việc kháng thuốc không được kiểm soát.

24. Mỹ điều tra 2 trường hợp nhiễm HIV do làm đẹp bằng lăn kim

Nhà chức trách Mỹ đang điều tra về ít nhất hai trường hợp bị nhiễm HIV trong số các khách hàng đã sử dụng dịch vụ PRP - Platelet Rich Plasma (công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu) - làm đẹp da mặt tại một cơ sở làm đẹp ở bang New Mexico.

Đây là công nghệ lấy máu tự thân của người dùng, đem quay ly tâm để lấy ra một lượng huyết tương giàu tiểu cầu và sử dụng phương pháp lăn kim để đẩy các dưỡng chất trong huyết tương vào da mặt. Liệu pháp được cho là làm trẻ hóa làn da.

Kiểm tra trong phòng thí nghiệm đã xác nhận hai bệnh nhân bị nhiễm cùng một virus, có khả năng do quy trình làm đẹp tại spa.

Các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của cơ sở làm đẹp này từ tháng 5 đến tháng 8-2018 đang được cơ quan y tế bang New Mexico kêu gọi đi xét nghiệm HIV, viêm gan B và C hoàn toàn miễn phí và bảo mật. Theo CNN, khoảng 100 khách đã tiến hành các xét nghiệm.

Cơ sở làm đẹp này đã đóng cửa vào tháng 11-2018 sau khi một đợt thanh tra liên ngành phát hiện quy trình làm đẹp tại đây không an toàn - có thể phát tán các bệnh lây lan qua đường máu cho khách hàng.

Theo các chuyên gia y tế, do công nghệ PRP dùng máu tự thân của khách nên nếu quy trình an toàn và đúng chuẩn, khách hàng sẽ không có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây lan qua đường máu.

Ngược lại, nếu những vi kim nhỏ xíu hay các thiết bị khác không được xử lý hoặc khử trùng đúng cách giữa các lần điều trị, việc này có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu.

25. Thiết bị bay điều khiển từ xa chở quả thận đi cấy ghép

Lần đầu tiên trên thế giới, một quả thận được vận chuyển thành công bằng thiết bị bay điều khiển từ xa đến nơi ghép cho người bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC), Mỹ, thiết bị bay điều khiển từ xa (drone) được chế tạo đặc biệt đã vận chuyển thành công một quả thận đến UMMC vào ngày 19/4. Thiết bị bay này đã chở quả thận vượt qua quãng đường 2,6 dặm (hơn 4 km) trong vòng 10 phút với tốc độ khoảng 10 m/s. Quả thận chuẩn bị được cấy ghép này vẫn được duy trì ở điều kiện nhiệt độ tốt suốt thời gian bay và không bị tổn hại.

Người nhận thận là một phụ nữ 44 tuổi từ Baltimore, đã có 8 năm chạy thận trước khi tiến hành ghép.Bệnh nhân hồi phục tốt sau cuộc phẫu thuật và đã xuất viện ngày 23/4. "Nhờ sự hợp tác hiệu quả giữa các bác sĩ phẫu thuật, các kỹ sư, Cục Hàng không Liên bang (FAA), các chuyên gia nội tạng, các phi công, y tá và bệnh nhân, chúng tôi đã có thể tạo ra bước đột phá tiên phong trong quy trình cấy ghép nội tạng", ông Joseph Scalea, trưởng dự án chuyển tạng bằng drone, cũng là một trong những bác sĩ thực hiện ca cấy ghép tại UMMC cho biết. 

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chiếc drone mang theo dung dịch nước muối, ống dẫn máu và một quả thận khỏe mạnh nhưng không sử dụng được cho phẫu thuật.

Các bác sĩ tin rằng thành công này sẽ giúp phương tiện vận chuyển nội tạng cấy ghép bằng drone trở nên phổ biến hơn các hình thức truyền thống không an toàn và khá tốn kém.

"Vẫn tồn tại tình trạng chênh lệch đáng kể giữa số lượng người chờ ghép tạng và số lượng cơ quan có thể cấy ghép.Do đó, công nghệ mới này mang lại tiềm năng mở rộng nguồn các bộ phận hiến tạng và khả năng tiếp cận các ca ghép tạng", ông Joseph nhận định. 

Công nghệ vận chuyển bằng drone đã được áp dụng trong một số ngành công nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Gần đây, FAA đã chứng nhận dịch vụ Google Wing cho giao hàng bằng thiết bị bay điều khiển từ xa, trong khi Amazon áp dụng thành công hình thức vận chuyển này lần đầu năm 2016.

26. Lỗ hổng kiểm định chất lượng thiết bị cấy ghép y khoa

Tại Mỹ, theo thống kê, các thiết bị cấy ghép y khoa đã cướp đi sinh mạng của 82.000 người và làm hơn 1,7 triệu người bị thương. Tai tiếng “Implants Files” (Hồ sơ Bộ phận cấy ghép), cho thấy rõ những lỗ hổng và yếu kém trong việc kiểm định chất lượng các thiết bị cấy ghép ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Thị trường thiết bị cấy ghép y khoa là một thị trường lớn, mỗi năm mang về cho nhà sản xuất khoảng 300 tỷ euro.Với mục đích là hỗ trợ bệnh nhân, nhưng các dụng cụ cấy ghép chữa bệnh có nguy cơ là những “sát thủ” vô hình. 

Theo một cuộc điều tra, các thiết bị cấy ghép y khoa như dụng cụ bơm chất insulin có trang bị chip cảm biến, thiết bị chạy thận nhân tạo tự động hóa, mảnh ghép xương hông, hay như miếng độn ngực giả… đã gây ra gần 5,5 triệu sự cố, đôi khi dẫn đến tử vong. 

Túi lưới đựng quýt hóa… dụng cụ y khoa

Mọi việc bắt đầu từ “chiếc túi lưới đựng quýt”. Năm 2014, một nhà báo người Hà Lan, bà Jet Schouten nảy sinh ý định muốn có được chứng nhận kiểm định chiếc túi lưới này như là một thiết bị y tế. Bất chấp bộ hồ sơ chứa đầy lỗi kỹ thuật, nhưng bà Schouten vẫn nhận được ý kiến chấp nhận về mặt nguyên tắc từ ba công ty kiểm định khác nhau.

Thế là “chiếc túi lưới quýt” của Schouten có cơ may trở thành một thiết bị chống sa nội tạng. Với kết quả như trên, “sản phẩm” này có thể được đưa ra thị trường châu Âu một cách hợp pháp.

Năm 2017, Cơ quan An toàn Quốc gia về Thuốc và Sản phẩm Y tế (Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé, ANSM) thống kê có 18.208 sự cố liên quan đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại Pháp. Nếu tính từ năm 2008, số các sự cố này đã tăng hơn gấp đôi trong vòng mười năm (từ 7.799 vụ lên 18.208).Người ta còn nhận thấy chỉ có từ 1-10% các vụ việc là được thông báo.Làm sao đến nông nỗi này?

Để tìm hiểu sự việc, 59 hãng truyền thông trên thế giới tiến hành một cuộc điều tra trong vòng hơn một năm và phát hiện rằng phương thức đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép đơn giản đến mức không thể tưởng tượng.

Chỉ cần nhà sản xuất chứng minh được hai điểm: Thứ nhất, thiết bị hoạt động được như dự kiến. Thứ hai là phải an toàn. Ngược lại, không cần chứng minh về tính hiệu quả, nghĩa là thiết bị có khả năng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe bệnh nhân thì không được đề cập đến. 

Một cách cụ thể, làm thế nào đưa ra thị trường châu Âu thiết bị cấy ghép xương hông. Bà Chloé Hecketsweiler, giải thích: “Để có thể đưa ra thị trường châu Âu, một thiết bị cấy ghép xương hông phải có được tờ giấy chứng nhận tuân theo chuẩn của châu Âu CE, do một cơ quan kiểm định cấp, thường là hãng tư nhân.

Những cơ quan này, từ những năm 1990, có nhiệm vụ xem xét một bộ hồ sơ nhà sản xuất cung cấp. Thường các bộ hồ sơ này chứa đựng nhiều thông tin, nhất là các dữ liệu thí nghiệm lâm sàng. Dựa vào bộ hồ sơ đó, các cơ quan kiểm định sẽ xác nhận sản phẩm có thể được đưa ra thị trường châu Âu hay là không, cần phải nghiên cứu thêm”.

Đây cũng chính là những gì bà Schouten đã thử làm với chiếc túi lưới đựng quýt của mình.Đầu tiên, bà đến gõ cửa một trong số 60 “cơ quan kiểm định” hiện diện tại Châu Âu.Trong bộ hồ sơ này, sản phẩm được nêu rõ cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất hay chi tiết các chuẩn được sử dụng.Để thử hệ thống đánh giá này, bà Schouten và nhóm làm việc của bà đã lập một bộ hồ sơ kỹ thuật chứa đầy những yếu tố đáng báo động.

“Trong bộ hồ sơ kỹ thuật, chúng tôi có ghi là thiết bị cấy ghép này để lại vết sẹo suốt đời cho 1/3 phụ nữ và chúng tôi cũng có ghi rõ là chúng tôi hầu như không có một dữ liệu chứng minh cho sự an toàn sản phẩm này. Chúng tôi đề nghị họ đọc hồ sơ của chúng tôi và nhờ họ đánh giá xem là chúng tôi có thể có được chiếc dấu kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu CE hay không trên cơ sở bộ hồ sơ kỹ thuật đầy lỗi và đáng lo này.

Rồi chúng tôi có hỏi thẳng: "Quý vị đã đọc bộ hồ sơ này chưa ?". Và họ trả lời: "Rồi". Thế là chúng tôi hỏi tiếp: "Vậy là quý vị chấp nhận sản phẩm này?". Họ nói: "Chúng tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả!””.

26. Pho mát của Pháp bị thu hồi do lo ngại nhiễm khuẩn E.coli

Do lo ngại 2 sản phẩm pho mát Saint-Felicien và Saint-Marcellin cnhiễm khuẩn E.coli, Cơ quan An toàn thực phẩm Đức đã thông báo thu hồi.

TTXVN đưa tin, Cơ quan An toàn thực phẩm Đức yêu cầu nhà sản xuất pho mát Pháp Fromagerie Alpine thu hồi các sản phẩm pho mát Saint-Felicien và Saint-Marcellin của mình, được bày bán trên thị trường Đức dưới cái tên "Xavier David, truyền thống pho mát ngon, Alpine". 

Đây là quyết định mang tính cẩn trọng do lo ngại các loại pho mát trên có thể bị nhiễm khuẩn E.coli tuýp 026, thường thấy trong ruột của người, vật nuôi và gia cầm. Khuẩn này được bài ra ngoài theo phân và lây lan thông qua đường nhiễm vào thức ăn và nước, và cũng có thể truyền từ người sang người.

Ngày 27/4 vừa qua, cơ quan y tế của Pháp đã thu hồi hai sản phẩm pho mát tương tự của Fromagerie Alpine và các sản phẩm khác như một biện pháp đề phòng sau khi một số trẻ nhỏ nhiễm khuẩn E.coli.

Nói tới khuẩn E.coli, Ths Hoàng Thị Khánh Hồng (giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) trước đó đã thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, E.coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), bình thường sống cộng sinh ở ruột người và đặc biệt ở ruột già. Sự hiện diện của chúng trên cơ thể thường không gây bệnh. Từ ruột, E.coli theo phân ra ngoài đất, nước. Khi cơ thể bị nhiễm E.coli với số lượng lớn và khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển như thể trạng cơ thể suy yếu thì chúng trở nên gây bệnh cho người.

Tùy chủng loại E.coli bị nhiễm và tùy thể trạng mỗi người mà bị ngộ độc nặng nhẹ khác nhau như nhóm EPEC (Enteropathogenic E.coli): Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em dưới hai tuổi. Còn nhóm EHEC (Enterohemorrhagic E.coli): Nguyên nhân gây xuất huyết đại tràng và làm tổn thương mao mạch, gây hiện tượng sưng phù nguy hiểm đến tính mạng (do biến chứng). Đây là chủng đã gây ra những vụ ngộ độc lớn trên thế giới trong những năm gần đây...

Thời gian ủ bệnh 2-48 giờ (sau khi ăn phải đồ ăn nhiễm E.coli). Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, ít nôn mửa, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, không sốt hoặc sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ.Bệnh kéo dài 1-3 ngày thì khỏi. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, người mệt mỏi, chân tay co quắp, bệnh lâu khỏi.

Vi khuẩn E.coli không chỉ nhiễm vào thực phẩm mà ngay cả trong thức ăn cho động vật cũng nhiễm E.coli vượt quá ngưỡng cho phép. Do đó để hạn chế tình trạng này cần: Kiểm soát nghiêm ngặt quy trình chế biến thực phẩm như: Vệ sinh môi trường, dụng cụ, nhân công tại các lò giết mổ; kiểm soát nguồn nước sử dụng trong quá trình giết mổ; vệ sinh nơi bày bán, che đậy tránh ruồi, bọ… và vệ sinh nơi chế biến thực phẩm. Rửa sạch thực phẩm, thường xuyên vệ sinh dụng cụ làm bếp; phân loại dụng cụ dành riêng cho thực phẩm sống, chín để phòng ngừa nhiễm chéo. Nấu chín kỹ thức ăn. Theo một số tài liệu nước ngoài thì E.coli sẽ bị giết bởi nhiệt độ 70oC (160oF). Tuy nhiên, để không gây bệnh cho người khi sử dụng thức ăn thì tâm của thức ăn khi nấu phải đạt đến nhiệt độ ít nhất 70oC. Ví dụ khi nấu phần ngoài miếng thịt có thể dễ dàng đạt nhiệt độ 70oC nhưng phần tâm của miếng thịt có thể nhiệt độ thấp hơn nhiều và có khả năng chứa mầm bệnh E.coli gây ngộ độc. Ngay cả khi thức ăn đã nấu chín không nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian lâu hơn sáu giờ, vì có thể vẫn còn đủ số vi khuẩn sống sót để tạo ra một quần thể có khả năng lây nhiễm.


Thăm dò ý kiến