Thông tin đường dây nóng tháng 3.2019

30/03/2019 | 15:30 PM

 | 

  1. Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về chỉ định của bác sỹ không đúng với yêu cầu của người bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Lý đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đi khám tại phòng khám nội soi Bệnh Viện Đa Khoa Thành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang. Chị Lý muốn được nội soi nhưng bác sĩ khám tư vấn tổng hợp không có chỉ định đi nội soi do chị chỉ đau khi quan hệ và nói nếu chị muốn đi thì nội soi theo yêu cầu thì không được BHYT thanh toán. Chị Lý bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua phản ánh của chị Lý Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế ghi nhận sự việc và có phân công cán bộ phụ trách công tác xã hội tìm hiểu giữa khoa khám bệnh và bệnh nhân như sau: : Ngày 29/03/2019 lúc 15h50 bệnh nhân tên Nguyễn Thị Lý sinh năm 1985 có đến phòng khám phụ khoa, khám bệnh. Chị Lý khai sau sạch kinh quan hệ ra ít huyết  sậm ít ngày rồi hết, đau thốn khi quan hệ và có cảm giác bị sa tử cung ra ngoài. Hiện tại lúc đi khám thì có ít huyết trắng, hôi ngứa, ngã màu. Khám âm đạo: CTC trơn láng , có vòng ( T) còn dây,  tử cung bình thường không sa ra ngoài , giải  thích cho chị Lý biết là CTC không có sa ra ngoài như chị khai và cho biết là âm đạo có khí hư hôi màu hơi vàng.Tư  vấn lấy khí hư soi tươi làm xét nghiệm và Chị Lý đồng ý. NHS hỏi bao lâu chị chưa Siêu âm kiểm tra vòng, Chị Lý nói năm nào cũng Siêu âm, năm nay chưa siêu âm kiểm tra, nữ hộ sinh tư vấn nếu chị Lý muốn kiểm tra vòng thì phải đóng tiền, BHYT không chi trả. Chị Lý có thái  độ không đồng ý hỏi tại sao. nữ hộ sinh giải thích vấn đề bệnh lý như đau bụng, hay ra huyết bất thường thì BHYT mới chi trả, chị Lý bảo đau thốn khi quan hệ mà không được siêu âm kiểm tra. Sau đó chị Lý đi đóng tiền làm xét nghiệm soi tươi và điện thoại đường dây nóng. Sự việc không giống như phản ánh của chị Lý: Trong công tác khám chữa bệnh nữ hộ sinh tư vấn cho bệnh nhân không rõ ràng kèm theo áp lực về thanh quyết toán BHYT nên bệnh nhân không hiểu và có thái độ không hài lòng và yêu cầu bắt buộc nữ hộ sinh cho siêu âm kiểm tra được BHYT chi trả. Qua sự việc trên Ban Giám đốc Bệnh viện đã làm việc vói Trường khoa và nữ hộ sinh trực tiếp tư vấn cho chị Lý, nữ hộ sinh nhận lỗi và hứa sẽ rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Trung tâm có liên hệ với chị Lý và chị Lý hài lòng về cách giải thích trên.
  2. Bệnh viện đa khoa thị xã Tân Châu, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyên môn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Sang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân bị chai ở chân có tới phòng khám số 6 khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Thị Xã Tân Châu để khám. Bệnh nhân được chuẩn đoán bị chàm nhưng người nhà kiểm tra lại là bị mụn, Trong phòng khám ghi khám là BS Nguyễn Tấn Thành nhưng thực tế bệnh nhân vào khám lại là diều dưỡng khám không phải Bác sỹ. Người nhà bệnh nhân đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân là bà ngoại của anh Sang bị chai ở chân có tới phòng khám số 6 khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu để khám. Về việc chuẩn đoán bị chàm nhưng kiểm tra lại là bị mụn là do buổi sáng anh Sang dẫn bà ngoại lại khám thì được chẩn đoán là viêm da có mủ và cấp toa về, sau khi về nhà anh Sang có lên mạng internet tìm hiểu về bệnh thì thấy không giống như chẩn đoán nên thắc mắc và hỏi lại thì được bác sỹ Thành giải thích lại. Nên nội dung phản ánh này chưa thật sự xác thực, có thể do hiểu nhầm của anh Sang về bệnh học da liễu. Về việc phòng khám ghi tên bác sỹ Thành nhưng khi khám không phải mà là điều dưỡng khám thì chưa hoàn toàn đúng vì bác sỹ Thành có khám bệnh nhưng do bận họp đột xuất với Ban Giám đốc nên có nhờ bác sỹ Hòa khám tiếp những người bệnh còn lại, trong đó có bà ngoại của anh Sang nhưng vì bác sỹ Hòa không mang bảng tên nên anh Sang nghĩ là điều dưỡng. Hiện tại ở khoa khám bệnh mỗi phòng khám điều có điều dưỡng hổ trợ bác sỹ khám bệnh và đánh máy cấp toa. Đại diện Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên khoa khám bệnh xin tiếp thu ý kiến thắc mắc của anh Sang và ngõ ý xin lỗi vì đã để xảy ra sự việc ảnh hưởng uy tín của Bệnh viện cũng như đã làm anh cảm thấy không hài lòng trong công tác khám chữa bệnh. Bác sỹ Tâm (GĐ) nhắc nhở lần đầu và chỉ đạo khoa khắc phục ngay những ý kiến đóng góp của anh Sang như: khi khám cấp toa thuốc về thì trong quá trình khám nên giải thích thêm về bệnh để người bệnh hiểu vì đôi lúc thông tin trên mạng internet chưa thật sự chính xác với bệnh hiện tại. Tất cả nhân viên khoa khám bệnh cũng như toàn Bệnh viện khi  vào Bệnh viện phải đeo bảng tên nếu kiểm tra giám sát phát hiện không đeo sẽ trừ điểm thi đua ABC hàng tháng và tái phạm sẽ bị kỷ luật theo mức độ sự việc. Khoa cam kết khắc phục những đóng góp và ý kiến của anh Sang để công việc được liên tục. Nếu có ý kiến phản ánh lần nữa sẽ bị xử lý theo nội quy, quy chế của Bệnh viện.
  3. Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú An Giang trả lời phản ánh của người dân về chế độ bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, chị Lê Thị Tuyết Nhi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Đa Khoa Huyện Châu Phú - An giang, bệnh nhân Hoàng Tuấn Đạt, 7 tháng tuổi, nhập viện ngày 13/3 tại phòng 2- tầng 1. Bệnh nhân khám bệnh theo chế Độ BHYT. Nhưng nhân viên y tế tại khoa nhi không chấp nhận giấy khai sinh mà yêu cầu phải có thẻ BHYT thì mới cho bệnh nhân hưởng chế độ BHYT. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đơn vị đã kiểm tra vào ngày 13/3/2019 bé Phan Tấn Đạt  (7 tháng tuổi ) con của chị Lê Thị Tuyết Nhi nhập viện (ghi nhận địa chỉ: thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang)  với chẩn đoán Tiêu chảy cấp, Bé Phan Tấn Đạt có đăng ký làm khai sinh và BHYT địa chỉ thuộc tỉnh Kiên giang lúc bé khoảng 2,5 tháng, người nhà chưa nhận thẻ BHYT cho bé, lúc bé đến khám nhân viên y tế Bệnh viện Châu Phú có hỏi thẻ BHYT của bé, người nhà của bé có nói bé đã làm thẻ BHYT ở tỉnh Kiên Giang nhưng chưa nhận, nhân viên y tế có giải thích, hướng dẫn cho người nhà về nhận thẻ BHYT cho bé và người nhà không chịu đi lấy thẻ cho bé và đồng ý thanh toán chi phí nằm viện của bé, đến lúc bé hoàn tất thủ tục ra viện thì người nhà yêu cầu được sử dụng giấy khai sinh của bé thanh toán chi phí điều trị. Đơn vị có điện thoại trao đổi với chị Lê Thị Tuyết Nhi và chị có ghi nhận do thiếu sót của người nhà và đồng ý thanh toán chi phí điều trị của bé Phan Tấn Đạt.
  4. Trung tâm Y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc trả kết quả xét nghiệm chậm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Quốc Đình Việt Phương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, tầng trệt Bệnh viện đa khoa Huyện Châu Đức, tỉnh Bà rịa Vũng Tàu, nhân viên y tế hẹn bệnh nhân lấy kết quả sau 1h45p nhưng bệnh nhân chờ từ sáng đến gần 11 giờ vẫn chưa nhận được kết quả. anh Phương không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tân Y tế Châu Đức đã tiến hành xác minh sự việc theo phản ánh của người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám bệnh lúc 8h16 phút ngày 26/3/2019. Sau khi được bác sỹ khám và cho chỉ định xét nghiệm (XN sinh hóa) đến 9h sáng cùng ngày phòng xét nghiệm tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân và hẹn trả kết quả xét nghiệm sau 1h45p (tức 10h45p cùng ngày). Đúng 10h45p nhân viên phòng XN trả kết quả XN sinh hóa cho bệnh nhân đúng quy định. Như vậy sau khi tìm hiểu cho thấy phòng XN trả kết quả đúng thời gian quy định. Không có việc để bệnh nhân đợi lâu như phản ánh. (Toàn bộ quá trình khám chữa bệnh và thời gian khám bệnh của bệnh nhân được lưu đầy đủ trên phần mềm VNPT-His).
  5. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc sau hơn 6 giờ nhập viện, bệnh nhân chưa được bác sỹ khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Văn Tiến Sao đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: lúc 8 sáng ngày 22/3 bệnh nhân Lê Thị Xào nhập viện và đang nằm tại tầng 9 phòng 71 khoa ngoại Bệnh viện Bà Rịa. Từ lúc bệnh nhân nhập viện đến giờ, 14h22, tức là hơn 6 tiếng, không thấy bác sỹ tới hỏi thăm hay thăm khám chỉ có điều dưỡng tới cho vài viên thuốc uống. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý  kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Người bệnh Lê Thị Xào sinh năm 1961, chẩn đoán: Áp xe cạnh hậu môn, nhập viện khoa Ngoại Tổng hợp lúc 09 giờ ngày 22/3/2019. Sau khi đến khoa Ngoại, người bệnh được điều dưỡng sắp xếp giường, lấy dấu hiệu sinh tồn, hướng dẫn nội quy, quy định của khoa và mời bác sĩ hành chính xem bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ hành chính thời điểm đó đang có bệnh mổ chương trình nên cho y lệnh điều dưỡng thực hiện trước thuốc giảm đau. Điều dưỡng thực hiện y lệnh và giải thích với người bệnh, thân nhân người bệnh sau khi thực hiện xong ca mổ bác sĩ sẽ đến khám bệnh nhưng thân nhân sốt ruột gọi đường dây nóng. Khoảng 15 phút sau khi thân nhân phản ánh đường dây nóng, bác sĩ đã thực hiện xong cas mổ và đến khám bệnh cho người bệnh Lê Thị Xào đồng thời giải thích cho thân nhân người bệnh được hiểu rõ. Thân nhân người bệnh hài lòng và không thắc mắc gì thêm. Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, bác sĩ  Giám đốc đã chỉ đạo Khoa Ngoại Tổng hợp phối hợp với phòng Quản lý chất lượng rà soát và kiện toàn quy trình tiếp nhận bệnh tại khoa đồng thời xây dựng phiếu tóm tắt thông tin điều trị các trường hợp áp xe.
  6. Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Tiến Dũng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Trần Thị Ngọc Dung điều trị tại khoa Sản của Bệnh viện Lê Lợi. Người nhà bệnh nhân xin chuyển tuyến cho bệnh nhân nhưng Bác sỹ Thông - khoa Sản nói ở đây không chuyển tuyến, thích thì tự chuyển lên Bệnh viện tuyến trên. Anh Dũng không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 25/03/2019 bệnh viện có tiếp nhận phản ánh của chị Trần Thị Ngọc Dung (SĐT: 0915636779) trên hệ thống đường dây nóng của Bộ Y Tế với nội dung: “Chị Dung đang điều trị tại khoa Sản của bệnh viện Lê Lợi và chị có xin chuyển truyến nhưng bác sĩ Thông – khoa Sản nói ở đây không cho chuyển tuyến, thích thì tự chuyển lên bệnh viện tuyến trên”. Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin và trả lời như sau: Khoảng 8h30 ngày chủ nhật 24/03/2019 khoa Sản bệnh viện Lê Lợi có tiếp nhận sản phụ Trần Thị Ngọc Dung, chị vào phòng sanh xin được giới thiệu chuyển BHYT đi bệnh viện Bà Rịa. Tuy nhiên, chị Dung không phải nằm điều trị tại khoa Sản bệnh viện Lê Lợi mà từ ngoài vào khám, không có tình trạng cấp cứu, không chuyển dạ, Ngày 24/03/2019 là ca trực của bác sĩ Ba, không phải ca trực bác sĩ Thông (bệnh viện không có Bác sĩ nào tên là Thông). Bác sĩ Ba đã giải thích cho bệnh nhân, tại khoa Sản bệnh viện Lê Lợi có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị y tế để điều trị cho chị Dung nên không cần phải chuyển tuyến, nếu chị Dung không muốn điều trị tại khoa Sản của bệnh viện, chị có thể đi tự túc. Thái độ tiếp xúc, giao tiếp giữa bác sỹ Ba và chị Dung là hoàn toàn bình thường, cả hai không có thái độ gì bất thường. Anh Dũng (người nhà chị Dung) chưa hiểu rõ được vấn đề nên đã gọi điện phản ánh lên đường dây nóng của Bộ Y Tế. Bệnh viện đã liên hệ và giải thích với người nhà, đã đồng ý và không có ý kiến gì thêm.
  7. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Mỹ Lan đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Nguyễn Thành Long hiện đang nằm tại phòng 12 , tầng 13 khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Bà Rịa. Bệnh nhân bị sơ gan mãn tính điều trị nhiều lần tại Bệnh viện không đỡ nhưng Bệnh viện vẫn cho xuất viện về nhà. Hiện bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, máu khó đông, đau bụng và có sạn to cần mổ. Bệnh viện hướng dẫn người nhà đưa bệnh nhân lên Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật, nhưng hiện vẫn chưa được chuyển viện. Chị Lan không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Người bệnh Nguyễn Thành Long sinh năm 1967 nhập viện vào khoa cấp cứu lúc 18 giờ 30 phút  ngày 14 tháng 03 năm 2019 và được chuyển lên khoa Nội Tổng hợp (tầng 12) điều trị tiếp lúc 19 giờ 45 phút cùng ngày. Người bệnh được chẩn đoán ban đầu theo dõi tràn dịch màng phổi (P) nghi do viêm phổi màng phổi vùng đáy phổi (P), xơ gan mất bù, HBsAg (+) viêm gan siêu vi B mãn,  viêm dạ dày tá tràng. Bác sĩ điều trị đã cho làm các xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ,và cho các chỉ định cậm lâm sàng cho ngày hôm sau siêu âm, chụp x-quang tim phổi .Đến 6 giờ 30 phút ngày 15 tháng 03 năm 2019 bác sĩ điều trị khám lại và cho chỉ định mời bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát khám. đến 9 giờ 25 phút bác sĩ ngoại tổng quát Đỗ Bảo Thạch lên khám và đề nghị cho bệnh nhân chuyển viện bệnh viện Chợ Rẫy. 9 giờ 35 phút  bác sĩ Nguyễn Đạo Đình Nguyên  đã giải thích tình trạng của người bệnh với gia đình là cần chuyển bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp nhưng lúc đó gia đình chưa thống nhất và cần hội ý  bàn bạc. Đến 10 giờ 30 phút chưa thấy thân nhân quay lại trả lời vấn đề chuyển viện, điều dưỡng phụ trách phòng 12 (Châu Thị Kiều Trang) đã đến phòng bệnh hỏi lại ý kiến người  nhà thì người nhà đồng ý chuyển viện và yêu cầu được đi ngay lập tức. Điều dưỡng Trang có giải thích cho người bệnh và gia đình là cần phải có thời gian để làm thủ tục thì mới chuyển viện được, trường hợp của người bệnh cũng không phải là trường hợp chuyển viện cấp cứu. Tuy nhiên thân nhân người bệnh không hài lòng và quyết định gọi đường dây nóng. Đến tới 12 giờ 30 phút giấy tờ thủ tục chuyển viện hoàn tất và người bệnh đã được điều dưỡng Bệnh viện Bà Rịa chuyển viện lên tuyến trên một cách an toàn. Theo quy định của bệnh viện, những trường hợp chuyển viện cấp cứu sẽ giải quyết thủ tục trong vòng 30 phút, những trường hợp không cấp cứu thì thủ tục không quá 02 giờ. Trường hợp này do bác sĩ mới chưa có kinh nghiệm khi làm giấy chuyển tuyến nên quá trình thủ tục hành chính chậm khiến gia đình người bệnh sốt ruột. Bệnh viện xin rút kinh nghiệm trường hợp này và sẽ chấn chỉnh trong thờ gian sắp tới.
  8. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang trả lời phản ánh của người dân về tai biến trong quá trình điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Ước đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa Huyện Hiệp Hòa Tỉnh Bắc Giang, bé Nguyễn Văn Đức Phát đang điều trị tại phòng liên Chuyên khoa buồng số 3, Khoa Nhi. Bé bị sốt. Vào khoảng gần 12 giờ ngày 16/03, Điều dưỡng viên tên Nguyễn Thị Mai Anh làm việc tại Khoa Xét Nghiệm có tiêm thuốc cho bé, thấy bé bị phản ứng thuốc, co giật và tím tái, Nhân viên này vẫn tiếp tục tiêm, một lúc sau bé Phát, bị khó thở và được chuyển về khoa cấp cứu để thở oxi. Anh Ước yêu cầu Trưởng Khoa Nhi lập biên bản và giải trình về sự việc trên, nhưng Trưởng Khoa từ chối hỗ trợ. Anh Ước không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế cho biết, Bệnh viện đã trả lời như sau: Cháu Nguyễn Văn Đức Phát được bác sỹ sỹ khám và chẩn đoán: Viêm họng cấp, cho vào khoa Liên chuyên khoa điều trị lúc 10h50 ngày 16/3/2019, Điều dưỡng Nguyễn Thị Mai Anh tiếp nhận tại khoa (Điều dưỡng Mai Anh là nhân viên khoa Liên chuyên khoa) Điều dưỡng Mai Anh thực hiện Y lệnh chườm ấm hạ sốt, cho dùng thuốc hạ sốt, đến 12h30 cùng ngày Điều dưỡng Mai Anh tiếp tục thực hiện Y lệnh tiêm thuốc kháng sinh (thuốc Cefotaxim 1g, liều 330mg), ngay sau khi tiêm khoảng 5ml thuốc, thấy cháu nôn ra thức ăn, Điều dưỡng Mai Anh dừng tiêm. Sau đó vài phút cháu xuất hiện mần đỏ khắp người, Điều dưỡng Mai Anh báo ngay cho Bác sỹ trực là Bác Sĩ Yến, Bs Hoan. Ngay sau đó Bác sĩ nghĩ đến sock phản vệ và điều trị theo phác đồ điều trị sock phản vệ sau 15phút cấp cứu tình trạng của cháu ổn định. Bs trực đã giải thích cho gia đình rõ sự việc. Trong khi các nhân viên Y tế của khoa đang hết sức nhanh chóng để cấp cứu cho Cháu thì bố cháu có thái độ không quan tâm đến tình trạng nguy kịch của cháu mà liên tục quát tháo, dọa nạt các nhân viên Y tế và có hành động quay phim, chụp ảnh, đòi lập biên bản đối với Điều dưỡng Mai Anh. Sau khoảng 15 phút cấp cứu Cháu tỉnh, da bớt đỏ, hạ sốt, SPO2 100%, hết khó thở. Sau khoảng 3 tiếng sau cấp cứu cháu hết mầm đỏ, ổn định. Hiện tại đến ngày 18/3/2019, cháu đã hồi phục, diễn biến tốt. Tuy nhiên anh Ước không đồng ý câu trả lời, đã chuyển Sở Y tế kiểm tra.
  9. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ nhổ nhầm răng của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Lê Công Hiện đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Sáng ngày 28/3 người thân của anh là Lê Kim Nguyên có đăng ký khám và nhổ răng sâu số 18 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, Bác sỹ Lê Tuấn Anh đã nhổ nhầm sáng răng 17, gia đình yêu cầu kiểm tra lại chuyên môn và nghiệp vụ của bác sỹ này. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh của Ông Hiện về việc người thân của anh là Bệnh nhân Lê Kim Nguyên đăng ký khám bệnh  và yêu cầu nhổ răng sâu số 17, với lý do đau nhức nhiều. Qua xác minh thông tin phản ánh sự việc, Bác sĩ Lê Tuấn Anh phụ trách khám tại phòng khám Răng hàm mặt, có tiếp nhận khám người nhà Ông Hiện là bệnh nhân Lê Kim Nguyên với nhu cầu nêu trên. Qua thăm khám Bác sĩ Lê Tuấn Anh nhận định hai răng 17 và 18 đều bị lỗ sâu mặt răng, riêng tổn thương cây răng 18 nhiều hơn, nên chỉ định nhổ răng 18 trước, còn riêng răng 17 điều trị bảo tồn và hẹn 01 tuần sau tái khám. Sau khi nhổ xong bệnh nhân không vừa lòng, vì Bác sĩ nhổ răng không đúng theo yêu cầu là nhổ răng 17 và phán ánh qua đường dây nóng. Với sự việc nêu trên lãnh đạo khoa đã mời bệnh nhân cùng người nhà và Bác sĩ Tuấn Anh để giải thích, về phía lãnh đạo khoa cùng Bác sĩ Tuấn Anh nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm về chuyên môn là trước khi Khám và chỉ định tiến hành làm các thủ thuật trên người bệnh thì phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về tình hình bệnh và có sự đồng ý của người bệnh. Sau khi giải thích của lãnh đạo khoa, người nhà Ông Hiện cùng bệnh nhân thỏa mãn hài lòng không thắc mắc mắc gì thêm.
  10. Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về thủ tục chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, anh Hoàng Việt Đức đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Nguyễn Thị Tý đến Bệnh viện đa khoa Quế Võ khám, siêu âm và được chuẩn đoán bị sỏi thận. Anh Đức xin chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng BS Lâm trưởng khoa khám bệnh (phòng 28,tầng 2) bắt bệnh nhân phải đến xin giấy chuyến tuyến chứ không cho người nhà xin thay. Anh không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tâm y tế trao đổi trực tiếp với người phản ánh trên đường dây nóng: Việc chuyển vượt tuyến bệnh nhân lên bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh khám và quay lại xin giấy chuyển viện mà không có bệnh nhân (đến Bệnh viện đa khoa Quế Võ khám) là không đúng quy định và Quy trình chuyển viện; Bệnh nhân sỏi thận, sỏi đường tiết niệu không phải là bệnh cấp tính phải chuyển cấp cứu vượt tuyết, trong khi bệnh nhân chưa điều trị, khám bệnh sỏi tiết niệu tại Bệnh viện đa khoa Quế Võ lần nào; Trung tâm Y tế huyện Quế Võ (đơn vị quản lý Bệnh viện đa khoa Quế Võ) đã và đang khám, điều trị sỏi thận; tán sỏi laser các trường hợp sỏi niệu quản rất tốt và hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.
  11. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về hết thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, chị Phạm Thị Ngọc Diễm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đang điều trị bệnh bướu máu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre. Tuy nhiên 4 tháng nay Bệnh viện không cấp thuốc dán bướu máu nữa, và thông báo hết thuốc này theo BHYT. Chị thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Hiện nay phác đồ điều trị bướu máu, đặc biệt bướu máu ở trẻ em có nhiều ưu điểm hơn để gia đình bệnh nhân có nhiều lựa chọn như: thuốc thoa, Laser, Phẫu thuật,... sẽ hiệu quả hơn, ít biến chứng hơn dán miếng dán phospho như trước đây. Hiện tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã cử bác sỹ đi tập huấn. Bệnh viện sẽ thực hiện phác đồ này khi chính thức được chuyển giao. Cô bác an tâm nếu có vấn đề cần giải quyết ngay Bệnh viện sẽ chuyển tuyến cho người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh có điều trị. Sau khi nghe phản hồi, chị DIễm đã cám ơn bác sỹ cũng như cán bộ y tế Bệnh viện đã tận tình giải thích.
  12. Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc không làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 3 năm 2019, anh Nhân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa Thái Hòa, Thị Xã Bến cát, Tỉnh Bình Dương, bệnh nhân Trần Trương Duy Nghĩa bị sốt, anh Nhân đưa đến để thăm khám, theo BHYT, nhưng nhân viên y tế tên Trinh làm việc tại quầy tiếp nhận bệnh, tầng 1, nói là hôm nay thứ 7, chủ nhật, BHYT không làm việc, anh Nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: chiều ngày 10 tháng 03 năm 2019, Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát có nhận được phản ánh của Anh Nhân, địa chỉ: Khu phố 4, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, số điện thoại: 0922 366 042. Qua nội dung phản ánh, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát chỉ đạo cho Trạm Y tế Thới Hòa làm bảng tường trình về sự việc trên, đồng thời Ban thanh tra nhân dân của đơn vị xác minh, kết quả như sau: Chiều ngày 10/03/2019 anh Nhân đưa người nhà tên Trần Trương Duy Nghĩa Sinh năm: 2006, ngụ tại khu phố 4 vào trạm y tế khám với lý do sốt cao, đau bụng. Qua khai thác bệnh sử, người nhà khai bé bệnh từ sáng, người nhà chưa cho bé uống thuốc gì. Qua thăm khám, triệu chứng của bệnh nhân sốt cao 39oC kèm đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Nhân viên y tế tạm thời xử trí hạ sốt cho bé bằng 1 viên thuốc Efferalgan 500mg, hướng dẫn người nhà lên tuyến trên khám và siêu âm, xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị. Nhân viên y tế có thu tiền thuốc với giá 4000 đồng, nhưng người nhà của bé thắc mắc: “Tôi có bảo hiểm y tế tại sao không giải quyết bảo hiểm” và phản ánh lên đường dây nóng. Qua sự việc trên, nhân viên y tế của ca trực xin nhận khuyết điểm là đã thu tiền thuốc của bệnh nhân trong khi người bệnh có BHYT và giải thích chưa rõ ràng khiến người dân không hài lòng và xin hứa sẽ khắc phục, sửa chữa để phục vụ người dân ngày một tốt hơn, đồng thời, phụ trách TYT Thới Hòa quán triệt đến toàn thể nhân viên tại trạm về quy trình làm việc cũng như giải thích cặn kẽ, rõ ràng để tránh phiền hà cho người dân. Trên đây là báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát về việc phản ánh của người dân qua số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế.
  13. Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên làm việc tại quầy thu phí: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, anh Đoàn Gia Phúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa người nhà đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Huyện Lộc Ninh - Bình Phước, họ yêu cầu anh Phúc đi thanh toán tiền viện phí trong khi bệnh nhân đang nằm cấp cứu, nhưng tại quầy thu phí không có nhân viên y tế nào làm việc, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế đã trả lời như sau: Ban giám đốc Trung tâm Y tế Lộc Ninh đã gọi điện giải thích cho bệnh nhân hiểu và đã mời nhân viên lên nhắc nhở (do nhân viên này có nhiệm vụ trực 24/24h để thanh toán viện phí cho bệnh nhân nhưng đã tranh thủ giải quyết việc riêng hơi lâu gây phiền hà bệnh nhân). Bệnh nhân đã đồng ý và không có thắc mắc gì thêm.
  14. Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, anh Huỳnh Văn Sáu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Lê Thị Thương trước đây đã được Bệnh viện Đa Khoa Bắc Bình Thuận chuyển lên Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh để điều trị. Bệnh nhân bị bướu vai ảnh hưởng đến dây thần kinh, vai bị tê. Ngày 28/3 anh Sáu về Bệnh viện Bắc Bình Thuận xin giấy chuyển tuyến nhưng Bệnh viện không cho thông tin hiện tại có thể chữa được bệnh này. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Theo thông tin phản ảnh của ông Huỳnh Văn Sáu người nhà bệnh nhân Lê Thị Thương về việc bệnh viện không cấp giấy chuyển viện lên bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận xin phản hồi như sau: Chiều ngày 29/03/2019 bệnh nhân Lê thị thương có đến khám bệnh tại Khoa Khám – Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận (không như thông tin ngày 28/03/2019) tại phòng khám ngoại Bs Ức Chiến Trường khám và cho đi siêu âm với kết luận  Bướu mỡ lành tính vùng vai phải, trùng với chẩn đoán với kết luận siêu âm tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Bs Trường có giải thích cho người nhà bệnh nhân đề nghị làm thủ tục nhập viện để phẫu thuật tại Khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận. Nhưng người nhà bệnh nhân không đồng ý và yêu cầu chuyển viện lên bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Người nhà bệnh nhân có to tiếng tại Khoa Khám và tìm đến đường dây nóng để phản ảnh. Sau khi nhận thông tin từ đường dây nóng Bs Từ Huyến- Phó Giám đốc bệnh viện đã mời người nhà bệnh nhân Thương đến giải thích rõ sự việc, khuyên bệnh nhân vào nhập viện để phẫu thuật và người nhà đã đồng ý.
  15. Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, trả lời phản ánh của người dân về chế độ bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Vũ Văn Trụ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh nằm tại bệnh viện Đa Khoa khu vực Nam Bình Thuận. Anh bị bệnh suyễn bình thường vẫn được hưởng thuốc (bình xịt cắt suyễn) theo chế độ BHYT.  Nhưng từ trước Tết thì không thấy phát thuốc nữa; đến bệnh viện thì bệnh viện bảo thuốc vẫn chưa về. Bác sĩ bắt nằm viện thì mới có thuốc. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau:  Bệnh viện đã xác minh: bệnh nhân Trụ đến khám tại khoa Khám bệnh của bệnh viện Phía Nam Bình Thuận sáng ngày 26/3/2019 có phản ánh: từ trước Tết Nguyên đán tới giờ vẫn chưa được nhận thuốc suyễn dạng xịt, Bs Thạnh đã giải thích cho bệnh nhân là do gói thầu thuốc năm 2018 đã hết hạn nhưng chưa có gói thầu thuốc năm 2019, vì vậy hiện tại bệnh viện đang thiếu một số loại thuốc. Do đó, Bs khuyên bệnh nhân nếu khó thở quá thì có thể nhập viện để trợ thở bằng khí dung, nhưng bệnh nhân hiểu lầm là nhập viện mới được cấp thuốc nên bức xúc. Sau khi được giải thích, bệnh nhân đã hiểu và hài lòng.
  16. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, chị Lê Thị My La đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định vì bị sốt cao 5 ngày. Chị được được chỉ định lên khoa truyền nhiễm, phòng 214. Nhưng tại đây không có bác sỹ trực, điều dưỡng Lạc cho chị đi xét nghiệm máu, chờ 2 tiếng lấy được lết quả, quay lại nhưng không có bác sỹ đọc kết quả. Điều dưỡng báo bác sỹ đi xuống khoa chưa về nên không thể kê thuốc cho bệnh nhân. Chị La không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định xin trả lời nội dung phản ánh như sau: Hiện tại nhân lực bác sỹ của khoa Truyền Nhiễm chỉ có 3 bác sỹ, một bác sỹ khoa Nội Tiết (bác sỹ Dũng) được sang tăng cường, làm việc tại phòng khám Truyền Nhiễm (phòng 2.14) và phải tham gia trực trong bệnh phòng của khoa Truyền Nhiễm. Khoảng 9 giờ ngày 29/3/2019, bác sỹ Dũng báo với điều dưỡng Lạc là đi hội chẩn và dặn khi cần thì liên lạc qua điện thoại. Lúc 9 giờ 30 phút bệnh nhân La vào phòng khám truyền nhiễm, Điều dưỡng Lạc gọi điện cho bác sỹ Dũng và được bác sỹ Dũng cho y lệnh miệng là cho bệnh nhân La đi làm xét nghiệm trước. Điều dưỡng Lạc đã hướng dẫn bệnh nhân đi làm xét nghiệm khi nào có kết quả quay lại phòng khám Truyền Nhiễm để Bác sỹ khám. Trong lúc bệnh nhân đi làmxét nghiệm, bác sỹ Dũng có quay trở lại phòng khám Truyền Nhiễm. Đến 10 giờ 45 phút bác sỹ Dũng vào khoa Truyền Nhiễm để nhận trực, lúc này bệnh nhân La cầm kết quả xét nghiệm đến phòng khám Truyền Nhiễm, thì không gặp được bác sỹ Dũng, Điều dưỡng Lạc có giải thích cho bệnh nhân và chuẩn bị gọi điện báo bác sỹ Dũng nhưng bệnh nhân La đã tỏ thái độ không hài lòng, bỏ đi, sau đó đã gọi đường dây nóng ra Bộ Y tế. Lãnh đạo khoa đã liên lạc với bệnh nhân La giải trình qua điện thoại, mong bệnh nhân La thông cảm và hứa có sửa chữa rút kinh nghiệm, Bệnh nhân La hẹn sẽ hội ý với người nhà mình rồi trả lời sau. Nhưng sau đó khoa không liên lạc được với Bệnh nhân nữa.
  17. Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân bắt buộc phải ăn suất ăn của Bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, chị Đỗ Thị Mỹ Hiền đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ. bệnh nhân Nguyễn Văn Chính 100 tuổi, bị tiểu đường nằm tại phòng số 3 - lầu 5. Bệnh nhân tuổi cao và không ăn được thức ăn của Bệnh viện. Nhưng phía Bệnh viện bắt buộc bệnh nhân phải nhận và thu 70000 đồng 1 xuất . Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tiếp nhận phản ánh, qua xác minh kiểm tra. Bệnh nhân Nguyễn Văn Chính không đồng ý đặt suất ăn của Bệnh viện, tuy nhiên do đường huyết bệnh nhân tăng cao và khó kiểm soát (đường máu mao mạch tại giường 561mg%). Để nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện, Bác sĩ đã giải thích chế độ ăn bệnh lí cho người nhà và người nhà đã đồng ý.Trong quá trình giải thích có thể người nhà bệnh nhân đã hiểu nhầm ý của Bác sĩ suất ăn là bắt buộc nên đã gọi đường dây nóng. Qua đây, Bệnh viện xin rút kinh nghiệm về khâu giải thích cho người nhà và bệnh nhân để không xảy ra trường hợp tương tự.
  18. Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ trả lời phản ánh của người dân về việc làm thủ tục xuất viện chậm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Hoài My đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, bệnh nhân Tô Văn Vàng bị bệnh tim, đang nằm tại phòng số 4, khoa tim mạch. Nhân viên y tế nói là chiều được làm thủ tục xuất viện, tuy nhiên gần hết giờ chiều rồi mà chưa thấy nhân viên y tế làm giấy xuất viện cho bệnh nhân. Chị My hỏi thì Điều dưỡng tên Nguyễn Thị Ngọc Hài, làm việc tại khoa tim mạch nói là, giờ chưa làm được giấy xuất viện, cứ mang thuốc về uống , khi nào gọi điện thì lên thanh toán tiền viện và lấy giấy xuất viện, chị Hoài My không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tiếp nhận nội dung phản ánh của chị Nguyễn Thị Hoài My. Bệnh viện đã xem xét nội dung phản ánh của chị My và đã làm việc với các khoa có liên quan. Bệnh viện nhận thiếu sót vấn đề chậm trễ trong việc xử lý số liệu stent trong bệnh lý mạch vành. Vì vậy không kết thúc bệnh án kịp thời lúc ra viện, thủ tục ra viện chậm trễ làm bệnh nhân không hài lòng. Bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm và khắc phục sớm vấn đề này, mong bệnh nhân thông cảm.
  19. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ trả lời phản ánh của người dân về sử dụng thuốc cho bệnh nhi không hiệu quả: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, anh Trần Văn Triệu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh nhi Trần Nguyễn Gia Phú được thăm khám ngày 13/3. Bệnh nhi Trần Nguyễn Gia Phú bị viêm họng và điều trị ngoại trú. Sau đó ngày 16/3 bệnh nhi tái khám. BS Nguyễn Thị Thu Cúc thăm khám và cấp thuốc cho bệnh nhi. Bệnh nhi uống thuốc xong thì nôn, không ăn uống được, xụt cân. Đến ngày 19/3 tình trạng vẫn không tiến triển . Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận phản ánh và trả lời như sau: Vấn đề của anh Triệu phản ánh đã được Phó giám đốc bệnh viện trả lời giải thích trực tiếp với gia đình anh Triệu. Thuốc BS Cúc sử dụng cho bệnh nhi này liều dùng trong giới hạn và là thuốc điều trị thông thường cho viêm họng cấp ở trẻ này, và gia đình thống nhất ý kiến với bệnh viện.
  20. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không cấp xe cấp cứu chở bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Nông Minh Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, sáng ngày 26/3 anh Hùng có gọi điện lên Bệnh viện để gọi xe cấp cứu của Bệnh viện chở bệnh nhân đi cấp cứu, tuy nhiên nhân viên trực máy trả lời không có xe cấp cứu. Sau khi gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện cấp cứu thì thấy có 4 xe cấp cứu tại Bệnh viện. Anh Hùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trưa ngày 26/3/2019. Trực máy lãnh đạo Bệnh viện có nhận được cuộc gọi điện thoại gọi xe cấp cứu chở bệnh nhân từ phố Vườn Cam, Thanh phố Cao Bằng xuống Bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên thời điểm đó xe dịch vụ Bệnh Viện (xe xã hội hóa đã đi đưa đón bệnh nhân hết, không còn xe). Nên đã trả lời người nhà bệnh nhân là tìm phương tiện khác đưa bệnh nhân xuống bệnh viện điều trị. Khi xuống Bệnh viện người nhà bệnh nhân thấy có 4 xe cấp cứu trong gara ô tô (không phải xe dịch vụ), nên gia đình người nhà có thắc mắc, có xe sao không đón bệnh nhân. Thông thường việc đưa đón bệnh nhân từ nhà xuống Bệnh viện điều trị chỉ dùng xe xã hội hóa (xe dịch vụ). Hiện nay bệnh viện chưa có quy định nào cụ thể những trường hợp nào dùng xe cứu thương (xe Bảo hiểm) đón bệnh nhân tại nhà xuống Bệnh viện điều trị. Xe Bảo hiểm chủ yếu làm nhiệm vụ đưa đón bệnh nhân lên tuyến trên khi quá khả năng của Bệnh viện và phục vụ những nhiệm vụ khác theo yêu cầu cấp trên. Qua trường hợp này Bệnh viện rút kinh nghiệm quy định cụ thể việc đón bệnh nhận đi điều trị đối với xe Bảo Hiểm. Rất mong được sự thông cảm của gia đình.
  21. Bệnh viện đa khoa huyện Chư Sê, Gia Lai, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ tư vấn bệnh nhân ra cơ sở ngoài chụp X-quang: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Đức Nhân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mai bị ngã và bị gãy mũi, nhập viện ngày 24/3 tại khoa cấp cứu Bệnh viện huyện Chư Sê - Gia Lai. Ở đó, bác sỹ nam, cao tầm 1m65, chỉ nhìn và nói ngã thế này thì chảy nhiều máu,  nhưng cầm được thế này rồi thì không sao. nếu muốn chắc chắn thì ra ngoài chụp X-quang. Anh Nhân không đồng ý, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Hiện tại Trung tâm y tế chỉ có 01 biên chế chụp X- quang nên không thể bố trí làm ngày thứ 7, Chủ nhật (vì nếu làm thứ 7, chủ nhật thì phải nghỉ bù vào ngày hành chính). Do vậy nhân lực không đảm bảo để thực hiện vào ngày thứ 7 chủ nhật, nên bác sỹ mới tư vấn bệnh nhân chụp xquang ở cơ sở gần đó để tiện cho việc xử trí tình trạng bệnh nhân. Rất mong bệnh nhân cùng chia sẻ với đơn vị.
  22. ệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, Hà Giang, trả lời phản ánh của người dân về chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, anh Hoàng Đức Hoàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa Huyện bắc Quang - Tỉnh Hà Giang, ngày 13/03 anh Hoàn đưa bé Hoàng Thị Mĩ Kim đến tiêm thuốc 5 trong 1 ComBE Five,khi tiêm xong bác sỹ nói để ở lại 30 phút để theo dõi, sau khi về nhà bé bị sốt và co giật, anh Hoàn đưa lại Bệnh viện, bé đang được nằm tại Khoa cấp cứu, Bác sỹ Hoàng Đức Cương nói là do bé bị viêm họng, anh Hoàn không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện xác nhận bệnh nhi Hoàng Thị Mĩ Kim có nhập viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang điều trị vì lý do sốt, co giật sau tiêm chủng thuốc 5 trong 1 Combi Five, vào viện bệnh nhi được khám, làm cận lâm sàng được chẩn đoán: Viêm họng, kết quả xét nghiệm máu: bạch cầu 13G/L. Bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh cho gia đình và cho chỉ định dùng kháng sinh, gia đình bệnh nhi đồng ý.
  23. Sở Y tế tỉnh Hà Nam trả lời phản ánh của người dân về việc Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý khám bệnh không theo thứ tự xếp sổ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 3 năm 2019, chị Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 30/03/2019 chị đưa cháu Nguyễn Phúc An đến thăm khám tại phòng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý -Hà Nam. Tại đây bác sĩ đưa những người đến sau vào khám trước, không theo thứ tự xếp sổ. Chị Xuân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế Hà Nam đã trả lời như sau: Theo báo cáo giải trình của Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý thì sáng ngày 30/03/2019 Trung tâm có tổ chức tiêm chủng định kỳ; Trung tâm cử kíp tiêm chủng gồm 4 nhân viên (01 bác sỹ thực hiện khám sàng lọc; 01 điều dưỡng thực hiện tiêm và 02 điều dưỡng thực hiện đón tiếp). Buổi tiêm chủng có rất đông phụ huynh đưa con em đến tiêm; đã có sự lộn xộn trong quá trình xếp sổ, đặc biệt có những bà mẹ lợi dụng chen ngang vào xếp sổ khi nhân viên y tế không kịp quan sát. Sau khi nhận ý kiến phản ánh của chị Xuân, Trung tâm đã kịp thời chấn chỉnh và thực hiện đúng thứ tự.
  24. Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trả lời phản ánh của người dân về giá dịch vụ gửi xe máy vào bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Thân Viết Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh trông giữ xe vé không đúng quy định tự ghi số rồi dùng đi dùng lại vé này, không ghi tiền trên phiếu gửi xe, và ở biển thông báo ghi ban ngày 2 nghìn mà lại thu tới 3 nghìn, ban đêm thì ghi 5 nghìn mà thu tới 7 nghìn. Anh Thanh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được được ý kiến phản ánh của người dân từ đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh đã kiểm tra, xác minh sự việc và xin báo cáo cụ thể như sau: Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh ký hợp đồng với ông Phạm Hồng Giang để trông giữ xe tại nhà xe bệnh viện theo đúng quy định của pháp luật; Trong hợp đồng ghi rõ nhà thầu phải đặt in vé thu giữ xe, khi giữ xe phải phát vé xe; Tại nhà giữ xe, bệnh viện đã có bảng giá dịch vụ trông giữ xe treo công khai theo quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh (Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 28/3/2017): Giá giữ xe đạp, xe đạp điện ban ngày 1.000 đồng,  cả ngày và đêm 2.000 đồng; Giá giữ xe gắn máy, xe mô tô ban ngày là 2.000 đồng, cả ngày và đêm là 3.000 đồng ; Tại thời điểm bệnh viện xuống kiểm tra nhân viên giữ xe thu giá trông giữ xe theo đúng hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký giữa Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh với nhà thầu giữ xe cũng như trên bảng giá công khai; Bệnh viện đã yêu cầu nhà thầu giữ xe thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, nếu vi phạm bệnh viện sẽ chấm dứt hợp đồng giữ xe theo quy định của pháp luật; Bệnh viện đã liên lạc với anh Thân Viết Thanh (người gọi vào số máy đường dây nóng của Bộ Y tế) mời anh Thanh đến làm việc cùng với bệnh viện và nhà thầu giữ xe nhưng anh Thanh không lên mà trả lời là chỉ phản ánh để cho nơi giữ xe rút kinh nghiệm thực hiện cho đúng. Sau khi được giải thích về việc bệnh viện đã xuống làm việc tại điểm trông giữ xe, anh Thanh không có ý kiến gì thêm.
  25. Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về tình trạng mất nước tại Phòng số 10 của Bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Hưu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đang điều trị tại Phòng số 10, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương. Tại Bệnh viện có tình trạng mất nước, gây khó khăn cho sinh hoạt của bệnh nhân. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của người bệnh ngày 24/3/2019, bệnh viện đã giao trưởng phòng Tổ chức- Hành chính điều nhân viên điện nước kiểm tra tình trạng mất nước tại phòng 10 khoa Ung bướu, xác định nguyên nhân mất nước tại phòng 10 là do téc đựng nước của phòng bị kẹt phao do đó không đủ nước dùng cho người bệnh của phòng. Bộ phận điện nước đã kịp thời sửa chữa và đảm bảo nước dùng cho người bệnh, không còn tình trạng mất nước. Bệnh viện trân trọng cảm ơn ý kiến phản ánh của người bệnh.
  26. Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Hà, Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về việc không cho bệnh nhân chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Dương Văn Quyền đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh viện đa khoa Huyện Thanh Hà, Hải Dương không cho bệnh nhân Siêu Thị Miên giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện Tâm thần Gia Lộc để bệnh nhân tái khám. Bệnh viện Thanh Hà nói phải khám lại và điều trị tại Bệnh viện. Hiện tại bác sỹ ở phòng số 2, khoa khám nội, Bệnh viện Thanh Hà không đồng ý cấp giấy chuyển viện cho bệnh nhân. Anh Quyền không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân được Bệnh viện tâm thần Hải Dương chẩn đoán "Tâm can suy nhược". Ngày 26/3/2019 Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Hà, Hải Dương, bác sỹ khám và cho làm xét nghiệm cận lâm sàng, đồng thời đã giải thích tình trạng bệnh cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân không hợp tác và nhất quyết đòi phải chuyển tuyến. Bệnh viện đã cấp giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân.
  27. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về giá dịch vụ y tế quá cao: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Nhân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hải Dương. bệnh nhân điều trị Soi Dạ Dày bị chảy máu. Bác sỹ tại khu nhà A - khoa cấp cứu.có tiêm cho bệnh nhân một mũi cầm máu dạ dày, giá một mũi tiêm là 1 triệu 9 trăm 60 nghin đồng. Anh không đồng ý muốn có lời giải thích từ bệnh viện, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Lãnh đạo Bệnh viện đã kiểm tra nội dung  thắc mắc của anh Nguyễn  Văn Nhân 39 tuổi, địa chỉ :Xã Cổ dũng -Huyện Kim Thành - Tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân vào viện hồi 11h00 Ngày 15/03/2019, được chẩn đoán :Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày hành tá tràng. Trước  khi vào viện anh có đăng ký khám  bệnh ngoại trú tại phòng khám nội Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân không có thẻ BHYT. Bác sỹ chỉ định nội soi dạ dày thông thường với giá tiền là: 231.000đ (Hai trăm ba mốt nghìn đồng). Sau khi vào thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày bác sỹ phát hiện bệnh nhân bị chảy máu dạ dày phải chuyển sang nội soi can thiệp tiêm cầm máu. Giá dịch vụ theo thông tư 02 là: 2.191.000đ (Hai triệu một trăm chín mốt nghìn đồng). Vì bệnh nhân đã nộp số tiền là 231.000đ (Hai trăm ba mốt nghìn đồng) nên bệnh nhân còn phải đóng thêm số tiền là: 1.960.000đ (Một triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng). Bác sỹ và kế toán đã thực hiện đúng theo Nghị định 146/2018/NĐ - CP ngày 17/10/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một  số  điều của luật BHYT  Lãnh đạo khoa đã gặp bệnh nhân để giải thích về chế độ BHYT theo luật và Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Sau khi nghe giải  thích  bệnh nhân  đã hài lòng.
  28. Trung tâm Y tế huyện An Dương, Hải Phòng, trả lời phản ánh của người dân về lịch uống vitamin A và tiêm chủng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, chị Hà Thị Hương Giang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị đưa bé Phạm Gia Hân đến trạm y tế xã An Đồng, An Dương, Hải Phòng, để uống vitamin A thì lại không được uống mà chỉ được uống vitamin D (bé 18 tháng). Chương trình tiêm cho bé (tiêm mũi sởi 2) đổi lịch xuống chiều ngày 26/3 mà không hề thông báo đến địa phương. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tâm y tế huyện An Dương đã kiểm tra và gọi điện trao đổi với chị Giang: Về phản ánh thứ nhất của chị Giang về việc chị đưa bé Phạm Gia Hân đến uống vitamin A thì lại không được uống là không đúng. Vì ngày 25/03/2019 tại Trạm y tế xã An Đồng không triển khai uống vitamin A cho trẻ mà chỉ thực hiện chương trình TCMR thường xuyên. Lịch uống vitamin A bổ sung vào ngày 06/04/2019. Phản ánh thứ hai về việc tiêm chủng vào chiều ngày 26/3 mà không thông báo đến địa phương là không chính xác. Trạm y tế xã An Đồng tổ chức tiêm chủng vắc xin Sởi mũi 2 cho trẻ định kì chiều ngày 26 hàng tháng. Trạm đã thông báo lịch tiêm chủng cụ thể tại hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền của xã, tiếp âm đến các thôn. Sau khi lãnh đạo Trung tâm trao đổi với chị Giang, chị không có ý kiến gì khác.
  29. Bệnh viện đa khoa Phố Nối, Hưng Yên, trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Hoàng Văn Định đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Đa Khoa Phố Nối, bệnh nhân Nguyễn Thị Bình bị ung thư đại tràng thăm khám theo chế độ BHYT. Bệnh nhân muốn xin giấy chuyển tuyến để được hưởng chế độ bảo hiểm. Nhưng Trưởng khoa Phi không cung cấp giấy và giữ bệnh nhân lại để điều trị. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Nhận được thông tin phản ánh, Giám Đốc Bbệnh viện đã cử ban Thanh tra nhân dân xuống Khoa ngoại tổng hợp kiểm tra, xin được báo cáo như sau: bệnh nhân Nguyễn Thị Bình đã được chẩn đoán ung thư đại tràng, bệnh nhân đến khám tai phòng khám ngoại được chỉ định nhập viện vào khoa ngoại tổng hợp để điều trị phẫu thuật khối u, bệnh nhân và người nhà đã được bác sĩ giải thích rõ đây là bệnh nằm trong danh mục điều trị của viện nhưng bệnh nhân và người nhà gây khó dễ cho nhân viên y tế và đòi chuyển tuyến trên ngay và đòi hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, sau khi trao đổi, giải thích cho bệnh nhân và người nhà, bác sĩ Phin đã cho bệnh nhân chuyển tuyến theo nguyện vọng của gia đình.
  30. Trung tâm y tế Diên Khánh, Khánh Hòa, trả lời phản ánh của người dân về Trung tâm không tạo điều kiện cho bệnh nhân chuyển tuyến trong khi chưa đủ phương tiện để xử lý bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 3 năm 2019, anh Lê Văn Tiến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân có xin chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế Diên Khánh - Khánh Hòa lên Bệnh viện tuyến trên để mổ rút đinh ở xương bánh chè, nhưng bác sỹ từ chối và nói tại Trung tâm Y tế có khả năng mổ nên không cho chuyển tuyến lên Bệnh viện tuyến trên. Nhưng khi Bác sỹ mổ cho bệnh nhân ngày 19/03/2019 thì Bác sỹ làm gãy đinh và không lấy ra được. Trao đổi với bệnh nhân, bác sỹ cho biết Bệnh viện không có đủ dụng cụ để mổ lấy đinh. Người bệnh không hài lòng.đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm đã trả lời như sau: Đơn vị đã kiểm tra. Nguyên nhân: Hiện tại đơn vị có đầy đủ trang thiết bị và nguồn lực bác sĩ có đầy đủ Chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa Ngoại có Bác sỹ CKI ngành chấn thương chỉnh hình đảm bảo trong việc mổ rút đinh ở xương bánh chè vì vậy bác sĩ tư vấn bệnh nhân ở lại đơn vị để mổ, không chuyển lên tuyến trên. Trong quá trình  phẫu thuật có một vít lâu ngày nên xảy ra có sự phản ánh trên. Về vấn đề này Bác sỹ đã giải thích cho bênh nhân không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân xin chuyển viện lên tuyến trên đơn vị đã đồng ý cho bệnh nhân chuyển tuyến. Hướng xử lý: Đánh giá rút kinh nghiệm, đơn vị sẽ  chuẩn bị đầy  đủ trang thiết  bị và tư vấn giải thích cho người bệnh kỹ hơn để bệnh nhân an tâm khám và điều trị tại đơn vị.

Thăm dò ý kiến