Thông tin Cải cách hành chính tháng 12/2020

13/11/2020 | 09:13 AM

 | 

31. Thực hiện tự chủ tài chính cho các đơn vị thuộc Bộ

 

Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 phê duyệt Đề án Thí điểm tự chủ Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020-2021. Ban hành Công văn số 150/BYT-KHTC ngày 10/01/2020 gửi Bộ Tài chính thẩm định phương án tự chủ tài chính theo Nghị định số 43 giai đoạn 2020-2022 của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Và Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Y tế: Chuyển 03 đơn vị sự nghiệp từ nhóm tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên sang nhóm tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên: Đại học Y Dược Tp.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW và Viện Pasteur Tp.HCM. Giao phân loại tự chủ cho 02 đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Công nghệ thông tin (Trung Tâm Ứng dụng công nghệ thông tin y tế và Trung tâm Tích hợp dữ liệu) thuộc nhóm tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Ban hành Quyết định giao tự chủ tài chính cho 04 đơn vị được phân loại lại mức độ tự chủ (số 658+659+660/QĐ-BYT ngày 27/02/2020). Các đơn vị còn lại vẫn áp dụng phân loại tự chủ theo Quyết định số 805/QĐ-BYT ngày 21/01/2018.  Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Bộ Y tế năm 2019. (248, 0.5)

Phòng Kiểm soát TTHC

32. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đấu thầu, đẩy mạnh đấu thầu tập trung, đấu thầu qua mạng 

Ngày 01/10/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 20/CT-BYT về việc tăng cường công tác đấu thầu nhằm đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả trong ngành y tế. Thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế kết quả trúng thầu trang thiết bị, vật tư y tế để các đơn vị tra cứu và tăng cường minh bạch trong công tác đấu thầu từ tháng 3/2020. Nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù; bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

Đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyền quyết định mua sắm, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với mức tự chủ tài chính, nguồn vốn của các đơn vị thuộc Bộ Y tế (tại Quyết định số 1772/QĐ-BYT ngày 20/4/2020, Quyết định số 1814/QĐ-BYT ngày 21/4/2020). Tổ chức Hội nghị tập huấn về đấu thầu tại 2 miền Nam, Bắc cho tất cả các đơn vị thuộc Bộ; có các văn bản cho ý kiến, giái đáp các khó khăn, vướng mắc của đơn vị, địa phương. (353, 1)

Phòng Kiểm soát TTHC

33. Công tác triển khai thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015)

  Trong nhiều năm vừa qua, Bộ Y tế đã thực hiện hiệu quả việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Cơ quan Bộ. Bộ ban hành Kế hoạch số 1567/KH-BYT ngày 31/12/2019 về triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của Cơ quan Bộ Y tế năm 2020. Đôn đốc các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ triển khai Kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 năm 2020 theo Kế hoạch số 1567/KH-BYT ngày 31/12/2019 đã được phê duyệt.

Thực hiện Kế hoạch số 1567/KH-BYT ngày 31/12/2019, trong năm 2020 Bộ Y tế đã ban hành văn bản đề nghị các đơn vị có giải quyết TTHC tổ chức rà soát và sửa đổi chuẩn hóa thống nhất Quy trình nội bộ giải quyết và công khai TTHC theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ. Hiện các đơn vị đang xây dựng, hoàn thiện các quy trình. Đôn đốc các đơn vị triển khai kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 năm 2020 theo Kế hoạch số 1567/KH-BYT ngày 31/12/2019 đã được phê duyệt. Phối hợp với đơn vị tư vấn chuẩn bị triển khai hoạt động đánh giá nội bộ, đánh giá giám sát định kỳ theo yêu cầu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tại Cơ quan Bộ (các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ). (292, 0.5)

Phòng Kiểm soát TTHC

 

34. Triển khai Đề án đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công

   Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, ngày 6/11/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4448/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng đối với dịch vụ y tế công.

   Từ năm 2016 đến nay, việc đo lường sự hài lòng của người bệnh trong các bệnh viện công lập đã trở thành hoạt động thường quy và được tiến hành tại trên tất cả các bệnh viện thuộc các tuyến trong cả nước (Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Đa khoa và chuyên khoa tỉnh/thành phố, Bệnh viện tuyến trung ương). Bộ Y tế duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá đối với việc đo sự hài lòng của người bệnh trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, triển khai thực hiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 về “Xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp” và Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 về ban hành Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện.

Theo kết quả thu được qua đánh giá độc lập, trong những năm từ 2015 – 2020, tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập đã đạt vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao cho ngành Y tế theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP (tăng từ 85,3% vào năm 2015 lên 85,8% vào năm 2020). Đáng chú ý, đã có sự chuyển biến rõ rệt về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh so với trước đây ở tất cả các bệnh viện thuộc các tuyến. Năm 2020, tỷ lệ hài lòng của người bệnh với nhóm chỉ số về phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đã tăng 3,4% so với năm 2015 (86,8% và 90,2). Đây là bằng chứng sinh động về kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2015 về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” trong toàn Ngành. (426, 1)

Phòng Kiểm soát TTHC

 

35. Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Y tế trong năm 2021

Trước hết, về công tác cải cách thể chế, Bộ Y tế thực hiện xây dựng các VBQPPL theo đúng Kế hoạch đã ban hành. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế. Rà soát, hệ thống hóa và kiểm tra việc thi hành VBQPPL trong lĩnh vực y tế, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về y tế.

Tích cực triển khai thực hiện đơn giản hóa các TTHC được giao theo quy định; Tăng cường cập nhật và công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tiếp tục thực hiện việc công bố TTHC của Bộ Y tế đúng quy định; Tiếp tục đôn đốc cải cách TTHC trong nội bộ Bộ Y tế và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai CCHC trong nội bộ đơn vị.

Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp theo chỉ đạo của Chính phủ. Xây dựng các đề án sắp sếp, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Triển khai tích cực, có hiệu quả các nội dung công việc đang triển khai trong năm 2020 về cải cách tổ chức bộ máy. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương để về tổ chức thực hiện mô hình CDC tuyến tỉnh, việc sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm y tế huyện trên cả nước. Triển khai thực hiện mô hình CDC tuyến Trung ương.

Nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ các cán bộ, công chức, viên chức như: xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản phù hợp với quy định hiện hành về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, ... đối với công chức, viên chức để triển khai thực hiện đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện văn bản chỉ đạo theo quy định; Tổ chức đào tạo theo chuẩn năng lực đối với cán bộ quản lý bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, viện nghiên cứu; Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, nâng ngạch, thăng hạng, nâng lương,... theo đúng quy định cũng được Bộ Y tế tập trung triển khai.

Trong năm 2021, Bộ Y tế sẽ dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 thay thế Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020; chuẩn bị và đảm bảo công tác hậu cần phục vụ phòng chống dịch Covid-19: mua sắm vật tư, trang thiết bị, tiếp nhận viện trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, xây dựng chế độ cho viên chức, người lao động tham gia phòng chống dịch, đối tượng cách ly, điều trị Covid-19; thực hiện thủ tục điều chỉnh, gia hạn thời gian thực hiện các dự án chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo khối ngành sức khỏe của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ. Đề xuất các chính sách PPP, xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực ngoài NSNN để đầu tư xây dựng và nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng quản lý hành chính nhà nước và đẩy mạnh về số lượng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến; Tích cực đẩy mạnh thực hiện ISO 9001:2015 trong Cơ quan Bộ. Tiếp tục triển khai Đề án "Đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công giai đoạn 2016-2020" theo chỉ đạo của Chính phủ và Kế hoạch Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công giai đoạn 2016-2020 của Bộ Y tế. ( 773, 1.5)

Phòng Kiểm soát TTHC

 

36. Kết quả đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

Đến nay, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp đăng nhập một lần với tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc có đặc thù riêng về cung cấp dịch vụ công), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 63/63 địa phương trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Cổng Dịch vụ công Quốc gia cũng đã kết nối, tích hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bưu điện Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhà cung cấp định danh để đa dạng hóa hình thức đăng ký tài khoản đảm bảo thuận lợi, an toàn, an ninh thông tin cho người dân, doanh nghiệp. Tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2020, đã có 412 nghìn tài khoản đăng ký, trong đó công dân 409 nghìn, doanh nghiệp hơn 6 nghìn và hơn tám trăm tài khoản của các cơ quan nhà nước. So với tháng 3 năm 2020, số lượng tài khoản đăng ký tăng gấp 5,8 lần. Cụ thể như sau: Tháng 01/2020 Tháng 03/2020 Tháng 06/2020 Tháng 9/2020 24/12/2020 Tài khoản (Đơn vị: nghìn) 30 71 178 349 412 2 2. Về công khai, minh bạch thông tin thủ tục hành chính, dịch vụ công. (248, 0.5)

 

 

 

 

 

 

Phòng Kiểm soát TTHC

 

            37. Chuẩn hóa, công khai thủ tục hành chính và cung cấp thông tin thủ tục hành chính, dịch vụ công

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện chuẩn hóa, công bố, công khai dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Đến nay, số lượng thủ tục hành chính của cả nước là 6.798 thủ tục hành chính, trong đó có 58,1% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành; 23% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền địa phương và 18,9% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý ngành dọc đóng tại địa phương (ví dụ như: Thuế, Công an,…). So với trước khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia đi vào vận hành, việc chuẩn hóa giúp cắt giảm, bãi bỏ 702 thủ tục hành chính hết hiệu lực, trùng lặp. Đã xây dựng, chuẩn hóa, cập nhật hơn 10.000 câu hỏi và trả lời các vướng mắc thường gặp trong giải quyết thủ tục hành chính.  Đến ngày 24/12/2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã phục vụ hơn 99 triệu lượt truy cập của người dân, doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin, dịch vụ, tăng gấp hơn 4,7 lần so với tháng 3/2020. Cụ thể như sau: (240, 0.5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng Kiểm soát TTHC

38. Theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính

 Theo số liệu báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đến ngày 25/12/2020 có 84 bộ, ngành, cơ quan, địa phương tích hợp, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 19 bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 63/63 địa phương. Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã đồng bộ trạng thái hơn 27,2 triệu hồ sơ, tăng gấp hơn 8 lần so với tháng 3/2020, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của bộ, ngành, cơ quan, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung này như: Bộ Tài chính; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Bộ Công Thương; Bộ Tư pháp; Thái Nguyên; TP. Cần Thơ; Khánh Hòa; Thừa Thiên Huế; An Giang; Bình Định; Hưng Yên; Bắc Ninh; Bình Phước; Đồng Tháp; Đắk Lắk; Ninh Bình; Quảng Ninh; Sóc Trăng; Tiền Giang, Yên Bái,… (206, 0.5)

Phòng Kiểm soát TTHC

39. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của nước ta hiện nay

Theo số liệu báo cáo, từ 08 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp tại thời điểm khai trương (ngày 09 tháng 12 năm 2019), đến nay, số thủ tục hành chính đã được các bộ, ngành, địa phương tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 2.700, đạt 39% so với tổng số thủ tục hành chính của cả nước. Trong đó, thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, các dịch vụ công thiết yếu, có số lượng đối tượng tuân thủ lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá chỉ số môi trường kinh doanh đã được các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai theo hướng đổi mới cách thức xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo mô hình thống nhất, tập trung, có sự liên thông chia sẻ dữ liệu của nhiều cơ quan, đơn vị để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, giảm chồng chéo, lãng phí trong đầu tư của địa phương như: đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; liên thông kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe ô tô,… Đồng thời, để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Văn phòng Chính phủ kịp thời tái cấu trúc quy trình, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Bên cạnh đó, ngày 21 tháng 12 năm 2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã hoàn thành kết nối, tích hợp với Tòa án nhân dân tối cao để cung cấp các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến của ngành Tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia như: Tra cứu bản án, quyết định của Tòa án; Nộp đơn khởi kiện; Đăng ký nhận các thông báo, văn bản tố tụng; Đăng ký cấp bản sao, tài liệu trong hồ sơ vụ án,…

Như vậy, đến nay, số dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia vượt 9% so với chỉ tiêu được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020, tăng gấp 14,8 lần so với tháng 3/2020, trong đó có nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt như: Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Y tế; Bộ Công an; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tây Ninh; Quảng Ninh; TP. Đà Nẵng; Đồng Nai; Nam Định; Bà Rịa – Vũng Tàu; TP. Cần Thơ; Thanh Hóa; Quảng Nam; Lạng Sơn; Kon Tum; Thái Bình; Hòa Bình; Lai Châu; Tuyên Quang; Cà Mau; TP Hà Nội; Hà Giang; Bình Định; Điện Biên,… Cụ thể tốc độ tăng trưởng tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia như sau: (619, 1.5)

Phòng Kiểm soát TTHC

40. Kết quả tiếp nhận, cung cấp các dịch vụ tiện ích và xử lý hồ sơ trực tuyến sau 1 năm hoạt động của Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Đã có hơn một triệu trường hợp thực hiện các dịch vụ tiện ích trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia như: Tra cứu theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ; Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính,… Đã có hơn 719 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tăng gấp 51 lần so với tháng 3/2020. Trung bình mỗi ngày làm việc, Cổng Dịch vụ công Quốc gia tiếp nhận, xử lý 2,6 nghìn hồ sơ trực tuyến, trong đó các tháng trở lại đây tiếp nhận, xử lý từ 5 đến 9 nghìn hồ sơ trực tuyến mỗi ngày làm việc. Trong đó, có nhiều dịch vụ công trực tuyến thiết yếu đã được người dân, doanh nghiệp tin tưởng, sử dụng bởi tính thuận lợi, đơn giản và chất lượng phục vụ đáp ứng đúng yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 như: Thông báo hoạt động khuyến mại hơn 222 nghìn hồ sơ trực tuyến; cấp mới điện từ lưới điện hạ áp hơn 327 nghìn hồ sơ; đổi giấy phép lái xe hơn 1.500 hồ sơ; thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện 48 nghìn hồ sơ,… Cụ thể số lượng tăng trưởng hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia như sau: ( 260, 0.5)

                                                    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng Kiểm soát TTHC