MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUÝ II NĂM 2023

31/05/2023 | 10:47 AM

 | 

 

 

Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã thường xuyên đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương trên phạm cả nước. Theo Báo cáo số 1337/BC-BNV ngày 27/3/2023 của Bộ Nội vụ, nhiệm vụ cải cách hành chính của các Bộ, ngành, địa phương trong Quý 2 năm 2023 tập trung vào các nội dung là:

  1. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, ban hành các giải pháp cụ thể, thiết thực và tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan, địa phương.

Tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; tăng cường công tác đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, tuyên truyền về tình hình thực hiện cải cách hành chính. Tập trung ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  1. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch hoạt động, Kế hoạch kiểm tra năm 2023 đã phê duyệt. Bộ Nội vụ tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của các bộ, các tỉnh và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022, tổ chức công bố trong Quý II/2023 bảo đảm chính xác, khách quan và công bằng.

  2. Các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ. Bộ Nội vụ hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

  3. Tập trung ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình, quy định TTHC, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả trên cơ sở lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Ban hành các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo

Đề án 06. Khẩn trương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để thực thi các phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các bộ, cơ quan khẩn trương ban hành các văn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP, nhằm thực hiện nghiêm quy định bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy, hướng dẫn đầy đủ, thống nhất việc sử dụng dữ liệu dân cư, mã số định danh cá nhân trong giải quyết TTHC cho người dân theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản hướng dẫn.

  1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoàn thành việc ban hành hướng dẫn vị trí việc làm của công chức, viên chức, tạo điều kiện cho các bộ, ngành khác và địa phương triển khai thực hiện; hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về đổi mới công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đồng bộ quy định của Đảng, thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài và chính sách liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

  2. Tăng cường rà soát, tháo gỡ những rào cản về thể chế, cơ chế để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương. Tổ chức

  1.  

triển khai có hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; phối hợp các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công ở các lĩnh vực có đủ điều kiện.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, hướng dẫn, chuẩn hóa quy trình, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP một cách thực chất, hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp thôn, xóm, tổ dân phố để hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số xuất phát từ người dân, tiếp cận người dân và vì lợi ích của nhân dân. (1076 từ)

Phòng KTTTHC, Văn phòng Bộ

 

MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, CHÍNH PHỦ SỐ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÝ 1/2023[1]

 

Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020. Việc xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành tiếp tục được khai thác, vận hành có hiệu quả, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia trong tháng 02/2023 là 493.764 văn bản (gửi 91.394 văn bản, nhận 402.370 văn bản); lũy kế 02 tháng đầu năm 2023, số lượng văn bản điện tử, gửi, nhận qua Trục khoảng 1 triệu văn bản; từ khi khai trương (12/3/2019) đến nay Hệ thống có tổng số hơn 18.6 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) tiếp tục phát huy hiệu quả, tính đến nay, Hệ thống đã phục vụ 68 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 1.513 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 532 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy).

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy thực hiện với trọng tâm là đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 20/01/2022 đến ngày 20/02/2023, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có trên 489 nghìn tài khoản đăng ký; trên 16 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 1 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích từ cổng; trên 1,2 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; trên 971 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 273 tỷ đồng.

 

 

 

 

 

Về xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, tính đến ngày 21/02/2023, tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong tháng 2/2023 đạt 53.738.373; trung bình hằng ngày có khoảng 2,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP; tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi khai trương đến nay là hơn 1,1 tỷ giao dịch.

Bên cạnh đó, một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã được xây dựng và vận hành có hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 13 đơn vị bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 57 địa phương để phục vụ khai thác thông tin. Trong tháng 02/2023 có hơn 42 triệu lượt tra cứu thông tin công dân, chủ yếu là các dịch vụ xác thực thông tin dân cư, xác thực số căn cước công dân, chứng minh nhân dân, xác thực thông tin hộ gia đình,… Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư đã đáp ứng các địa phương tiếp cận, khai thác phục vụ giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, đã hỗ trợ các đoàn thể xây dựng dữ liệu quản lý đoàn viên, hội viên trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư (đến nay toàn quốc đã nhập thông tin của 1.930.502 hội viên Hội nông dân; 595.744 hội viên Hội người cao tuổi). Triển khai kết nối, làm sạch thông tin thuê bao di động của 03 nhà mạng viễn thông: Viettel, Mobifone, Vinaphone với 85.402.466 triệu yêu cầu đối sánh. Triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện xác thực thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư qua số Chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ (lấy) số Căn cước công dân (CCCD) từ CSDL quốc gia về dân cư sang CSDL của BHXH, tính đến ngày 18/02/2023, đã hoàn thành xác thực đúng thông tin công dân của hơn 74 triệu nhân khẩu. Tính đến ngày 18/02/2023, toàn quốc đã có 12.268 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng CCCD gắn chíp, chiếm 96% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

 

 

Phòng KTTTHC, Văn phòng Bộ

 

 

[1] Báo cáo số 1337/BC-BNV ngày 27/3/2023 của BNV