Về quản lý viện trợ ODA và đấu thầu, đẩy mạnh đấu thầu tập trung, đấu thầu qua mạng được triển khai đồng bộ, hiệu quả

12/11/2021 | 09:45 AM

 | 

 

Bộ Y tế tham gia xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Nghị định viện trợ của Việt Nam ra nước ngoài; quản lý, theo dõi 20 chương trình, dự án ODA, trong đó có 8 dự án viện trợ không hoàn lại, 9 dự án vốn vay và 3 dự án hỗn hợp. Tổng kinh phí của các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện là: 28.888 tỷ đồng (tương đương 1,349 tỷ USD), trong đó vốn ODA là 26.169 tỷ đồng (chiếm 88,9%), còn lại là vốn đối ứng; Quản lý khoảng 100 Dự án phi chính phủ nước ngoài, đã trình Lãnh đạo phê duyệt một số khoản viện trợ dự án, phi dự án cho các đơn vị. Tổng kinh phí của các dự án phi chính phủ nước ngoài là 168.928.186 đô la Mỹ (USD) tương đương khoảng 3.597 tỷ đồng, trong số đó có 80% là vốn viện trợ không hoàn lại, 20% là vốn đối ứng. Phần lớn vốn đối ứng của các dự án, khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài là nguồn lực sẵn có. Phần lớn các dự án đạt tỷ lệ giải ngân từ 60-80%, trong đó có khoảng 20 dự án đạt tỷ lệ giải ngân trên 80%; Hướng dẫn và tổ chức thẩm định và phê duyệt một số dự án ODA có vốn lớn như: các dự án do Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ giai đoạn 2021-2023; Điều chỉnh vốn nước ngoài cho các dự án để phù hợp với tiến độ thực hiện dự án; Đôn đốc các chương trình, dự án đẩy nhanh tiến độ giải ngân;

          Tiến hành các thủ tục gia hạn cho một số dự án bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Dự án Xây dựng Trường Đại học Dược Hà Nội, Dự án HPET, Dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thuộc Chương trình tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh”, Dự án “Xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Chợ Rẫy”, Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2”... Viện trợ cho COVID-19: Là đầu mối làm việc với Nhà tài trợ, làm các thủ tục tiếp nhận, phân bổ, tổng hợp khoảng 50 Dự án/khoản viện trợ của các nhà tài trợ nước ngoài (WB, ADB, UN, Quỹ toàn cầu, GAVI, Mỹ, Nga, Canada, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,...) và của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ Bộ Y tế để phòng, chống dịch COVID-19.

Thực hiện công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế kết quả trúng thầu trang thiết bị, vật tư y tế để các đơn vị tra cứu và tăng cường minh bạch trong công tác đấu thầu. Đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyền quyết định mua sắm, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với mức tự chủ tài chính, nguồn vốn của các đơn vị thuộc Bộ Y tế theo quy định tại Quyết định số 1772/QĐ-BYT ngày 20/4/2020 và Quyết định số 1814/QĐ-BYT ngày 21/4/2020 của Bộ Y tế. Nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng, trong đó tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù; bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh (787. 1.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế



Tin liên quan