Thông tin CCHC tháng 9/2020

10/09/2020 | 09:32 AM

 | 

Những kết quả nổi bật của công tác cải cách thể chế của Bộ Y tế

 

Theo Báo cáo tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Y tế đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đổi mới công tác xây dựng pháp luật, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế và tổ chức triển khai góp phần thuận lợi cho công tác chỉ đạo và điều hành của Chính phủ và của Bộ Y tế cũng như của các địa phương. Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế soạn thảo bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, kỹ thuật soạn thảo văn bản và theo đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL được Bộ Y tế thực hiện thường xuyên. Các danh mục còn hiệu lực và hết hiệu lực được ban hành thành “Tập hệ thống hóa văn bản QPPL” và phát hành cung cấp cho các đơn vị y tế trong toàn ngành để kịp thời cặp nhật và triển khai tránh và hạn chế tối đa những chồng chéo và khả năng thực thi cao trong công tác quản lý nhà nước về y tế.

Công tác kiểm tra văn bản QPPL được tổ chức tốt, có nề nếp. Các kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Y tế ban hành và của các bộ, ngành, địa phương cũng được phối hợp kiểm tra. Một số văn bản sau khi kiểm tra được xử lý, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra văn bản QPPL trong những năm vừa qua đã đóng góp lớn cho việc thực hiện một cách thống nhất quản lý nhà nước về y tế.

 Phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Y tế thực hiện tốt theo Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ bằng việc ban hành Kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện. Kết quả về công tác này được đánh giá là tốt. Hệ thống các văn bản QPPL được giới thiệu và hướng dẫn thông qua các lớp tập huấn, hội nghị giới thiệu và triển khai, giải thích pháp luật, tư vấn pháp luật, tuyên truyền đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung...được tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc bộ cũng như đối với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành… (447) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Công tác cải cách thủ tục hành chính Bộ Y tế

Trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế đã tập trung vào việc thực thi đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính theo Nghị quyết 25/NQ-CP, Nghị quyết số 62/NQ-CP của Chính phủ. Hầu hết các TTHC được thực hiện theo Đề án đơn giản hóa TTHC của Chính phủ bao gồm các nhóm TTHC trọng tâm về trang thiết bị y tế.

Nhiều TTHC được đề xuất bãi bỏ nên các TTHC của Bộ Y tế hiện nay khá gọn, đặc biệt sau khi triển khai công tác đánh giá các TTHC về lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm, Lĩnh vực Khám, chữa bệnh, cấp chứng nhận An toàn thực phẩm, cấp chứng chỉ hành nghề và giấp phép hoạt động khám, chữa bệnh…

Xu hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính phù hợp với cải cách hành chính nhà nước hiện nay đã được chú trọng, từng bước thay thế xu hướng quản lý “cho phép” bằng quản lý trên cơ sở “quy định các điều kiện cụ thể hành nghề”, sau đó hậu kiểm.

Đồng thời, việc rà soát bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh theo Luật Đầu tư được thực hiện tốt tại Bộ Y tế trong các lĩnh vực An toàn thực phẩm, dược phẩm, Lĩnh vực lấy, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, Lĩnh vực hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, Lĩnh vực khám chưã bệnh, Mỹ phẩm, Lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, Lĩnh vực sức khỏe sinh sản (theo các Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Nghị định 08/HNVB-BYT, Nghị định 17/2020/NĐ-CP). (283) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Việc tổ chức, sắp xếp bộ máy ngành Y tế

Sau 10 năm thực hiện (2011-2020), đến nay hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế được thành lập đã đáp ứng được nhu cầu quản lý và phát triển ngành. Bộ máy được thiết kế gọn nhẹ, phân định rõ ràng hơn về chức năng nhiệm vụ, tổ chức chặt chẽ. Đã thực hiện kiện toàn bộ máy theo Nghị định 63/2012/NĐ-CP và Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng và ban hành Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và xác định lại chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị ngành y tế. Xây dựng Thông tư của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT- BNV-BYT và Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, triển khai việc kiện toàn tổ chức y tế địa phương theo hướng tập trung đầu mối tại tuyến huyện. Hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định 117/2015/NĐ-CP quy định tổ chức bộ máy và chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thay thế cho Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ… (259) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Bộ Y tế tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

Hạ tầng kỹ thuật về CNTT của Bộ đã đáp ứng yêu cầu các hoạt động ứng dụng CNTT. Hệ thống mạng LAN đã kết nối 100% các đơn vị thuộc Bộ; máy móc như máy trạm, máy tính, thiết bị, linh kiện đầy đủ cho việc thay thế phục vụ cải cách hành chính trong điều kiện tốt nhất.

Cổng thông tin điện tử của Bộ được nâng cấp, bổ sung đầy đủ chức năng, đáp ứng tính năng mở rộng, khả năng tích hợp các dịch vụ công y tế; hệ thống hộp thư điện tử, hệ thống văn bản điện tử …được triển khai đều đáp ứng với đúng các quy định của Chính phủ điện tử.

Công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được tổ chức thành công. Đến nay chủ yếu các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở cấp độ 2 và 3 và nhiều dich vụ công ở cấp độ 4 trong lĩnh vực Dược, An toàn thực phẩm, và đã xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho những năm tiếp theo.

Tiếp tục xây dựng và đổi mới lề lối và phương thức làm việc của cơ quan hành chính thuộc Bộ theo Quy chế làm việc của Bộ theo hướng nâng cao vai trò người đứng đầu vào toàn bộ hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong nhiều hoạt động của Bộ với phản ánh kiến nghị của người dân được tổng hợp và giải quyết theo nhiều kênh thông tin, nhiều chiều phản hồi.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ. Kết quả ban đầu cho thấy hơn 200 quy trình ISO đã được ban hành tại Bộ trong giai đoạn 2011-2014 trong tổng số 9/11 đơn vị. Trong năm 2015 dự kiến sẽ công bố 2 đơn vị còn lại. (348) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Những bài học kinh nghiệm trong triển khai cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế

Công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ là một trong những thành công của cải cách hành chính tại Bộ Y tế. Thông qua đó nhận thức, trách nhiệm, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của ngành y tế ngày càng được nâng cao, góp phần vào thành công trong công cuộc đổi mới, cải cách hoạt động quản lý và chuyên môn của ngành.

Công tác CCHC đến nay được coi là nhiệm vụ thường xuyên và thông suốt trong các hoạt động của ngành y tế. Các kế hoạch CCHC hàng năm được xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện trong đó vai trò đứng đầu của đơn vị được xác định, gắn với trách nhiệm, đồng thời có động viên, khuyến khích khen thưởng, chấn chỉnh những đơn vị chưa hoặc tham gia không đúng mức sẽ khiển trách phê bình đã tạo nên môi trường tốt cho các hoạt động CCHC của Bộ Y tế được triển khai đều, bền vững và lâu dài.

Việc thành lập tổ chức và ban hành điều lệ hoạt động của Tổ Thường trực CCHC của Bộ Y tế cũng góp phần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ nhiều hơn đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong thực hiện nhiệm vụ CCHC.

Công tác CCHC cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để bảo đảm các hoạt động cải cách đổi mới được triển khai đồng đều. Trước hết là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tâng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. (314) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Kết quả triển khai thực hiện Đề án Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công

Thực hiện sự phân công của Chính phủ theo Nghị quyết 30c/NQ-CP, Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Đề án Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, đầu mối được giao cho Vụ Tổ chức Cán bộ và Viện Chiến lược và Chính sách y tế và một số đơn vị thuộc các lĩnh vực Khám chữa bệnh, Dược, Y tế dự phòng, An toàn thực phẩm, Trang thiết bị và công trình y tế cùng phối hợp thực hiện.

Sau thời gian nghiên cứu tổng quan cùng với sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ về đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công, ngày 06 tháng 11 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định 4448/QĐ-BYT phê duyệt đề án “Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công” kèm theo Kế hoạch tổ chức thực hiện. Thời gian thực hiện được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn thí điểm (từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2014) và triển khai trên diện rộng toàn quốc (từ tháng 01/2016).

Kết quả: Phương pháp đo lường sự hài lòng đối với dịch vụ y tế công đã được xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong khu vực để đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học và đồng bộ;

Quá trình triển khai đã được chuẩn bị kỹ càng, chi tiết với sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữaVụ Tổ chức cán bộ, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cùng các Vụ, Cục và Sở Y tế các địa phương. Theo kết quả thu được, tỷ lệ hài lòng chung đối với các dịch vụ y tế công hiện đã đạt được ở mức tương đương với chỉ tiêu được Chính phủ giao trong giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP (87,3% so với chỉ tiêu >80%). (Xin xem thêm báo cáo riêng về triển khai nhiệm vụ Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập) (394) (1)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Tình hình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và TCVN ISO 9001: 2015 tại Bộ Y tế

           Căn cứ theo Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, các đơn vị triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 bao gồm 20 đơn vị hành chính: 08 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và 09 Cục,01 Tổng cục Dân số KHHGĐ. Trong nhiều năm liên tục, Bộ Y tế giữ vững điểm tối đa theo Bộ tiêu chí chấm điểm chỉ số CCHC hàng năm của Bộ Nội vụ (PAR INDEX). Các đơn vị của Bộ Y tế đều thực hiện nghiêm túc các quy định của Hệ thống quản lý chất lượng trong quản lý; 100% các đơn vị hoàn thành thủ tục tự công bố đủ tiêu chuẩn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hàng năm; tổ chức đầy đủ các hoạt động theo dõi, đo lường định kỳ hệ thống theo đúng quy định.

Các quy trình công việc được sửa đổi, bổ sung giúp các đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao, góp phần đắc lực trong công cuộc cải cách hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai hoạt động đánh giá nội bộ và đánh giá giám sát định kỳ Và kết quả đánh giá đều đạt yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015; liên tục rà soát, cập nhật, sửa đổi các quy trình xử lý công việc cần thiết, đặc biệt là các quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ. Đến hết năm 2019, các đơn vị của Bộ Y tế đã xây dựng và đang triển khai áp dụng tổng số 414 quy trình xử lý công việc, trong đó có 139 quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

Bộ Y tế tổ chức tập huấn hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cho các đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc ISO của cơ quan Bộ Y tế theo Quyết định số 3534/QĐ-BYT ngày 07/8/2019 do chuyên gia của Tổng Cục tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thực hiện. Tất cả Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn và cán bộ công chức trong các đơn vị của Bộ Y tế đều tự nhận thức rõ ý nghĩa và yêu cầu của việc thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001. Hệ thống ISO 9001 đã từng bước cải tiến, tạo điều kiện cho từng phòng, ban và công chức giải quyết công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả; hạn chế tác động tiêu cực trong thực thi công vụ. Từ đó, xác định đây là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ Y tế. Nâng cao năng lực công chức trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có khoa học, tài liệu sắp xếp gọn gàng, thủ tục hành chính được cải tiến, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Việc giải quyết hồ sơ, thủ tục của tổ chức, công dân được thực hiện một cách khoa học, kịp thời theo đúng trình tự và được thống kê, theo dõi một cách chặt chẽ. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tại các cơ quan, đơn vị đã đem lại những hiệu quả khả quan, giúp công chức triển khai công việc và quản lý hồ sơ công việc một cách khoa học, rút ngắn thời gian xử lý các văn bản, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, đúng thời gian. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 là một trong những công cụ hỗ trợ đáng kể cho việc công khai, minh bạch, cụ thể hóa quy trình, thủ tục giải quyết công việc theo yêu cầu của tổ chức và công dân. Hồ sơ công việc của các đơn vị được tổ chức thu thập, sắp xếp và lưu trữ khoa học. (728) (1,5)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP. Bộ Y tế đã giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho 11 đơn vị hành chính thuộc Bộ gồm: Văn phòng Bộ Y tế, Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (có 01 đơn vị hành chính trực thuộc) và 9 Cục.

Các đơn vị hành chính thuộc Bộ đã thực hiện đúng quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính. 11/11 đơn vị đã giao tự chủ đạt 100%. Các đơn vị được giao tự chủ đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thường xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp theo hướng dẫn của văn bản QPPL mới ban hành (Thông tư liên tịch số 71/2014/TT-BTC-BNV). Hàng năm, tổng kinh phí tiết kiệm do thực hiện tự chủ tăng dần, trung bình khoảng 12%. Từ đó, thu nhập tăng thêm của công chức cũng tăng theo. Tuy nhiên, có một số đơn vị Vụ Cục do số lượng công chức lớn có thu nhập thấp còn nhiều nên bình quân thu nhập hàng tháng còn khiêm tốn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, khi Nghị định 130/2005/NĐ-CP được ban hành (sau là Nghị định 117/2013/NĐ-CP) cán bộ, công chức của các đơn vị Vụ Cục đã cùng xây dụng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, triển khai nhiều biện pháp tiết kiệm chi tiêu, sử dụng kinh phí hợp lý, có hiệu quả hơn trong quản lý tài sản công, công tác phí, quản lý sử dụng ô tô, định mức văn phòng phẩm, điện thoại cơ quan công vụ, quy chế về đi công tác, vé máy bay… đã tiết kiệm rất hiệu quả, tạo nguồn thu nhập tăng thêm hàng năm. Cơ chế này đã bước đầu cho kết quả tốt, gắn việc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước với chất lượng công việc, tạo tiền đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra; cải cách hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách.. Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đã góp phần thức đấy các cơ quan sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng công chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị; tiết kiệm chi phí, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Các khó khăn thường gặp trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị hành chính: Việc áp dụng định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp đối với các đơn vị có tỷ lệ biên chế thấp ảnh hưởng đến chi phí cho công tác hành chính trong năm. Biến động giá cả thị trường cũng ảnh hưởng khi định mức chi quản lý hành chính chưa theo kịp, một số định mức chi được tăng nhưng kinh phí phân bổ không tăng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Một số trang thiết bị, có sở vật chất của đơn vị tuy xuống cấp nhưng không có đủ kinh phí để thực hiện. Các đơn vị có nguồn thu do trích lại từ nguồn phí và lệ phí cũng không trả đủ cho tiền lương theo lộ trình tăng lương hàng năm đối với cán bộ, công chức…. (640) (1,5)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

  1. Đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương 

 Hệ thống tổ chức y tế tại các địa phương được kiện toàn theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT- BNV-BYT ngày 25/4/2008 của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế và hiện nay là Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, phòng y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố tực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dận huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ; Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã phường, thị trấn; Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn; Thông tư 26/2017/TT-BYT ngay 26/6/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; tiêu chuẩn chức năng và nhiệm vụ của y tế thôn tbản theo Thông tư 07/2013/TT-BYT bao gồm cả cô đỡ thôn bản được quy định rõ...

Như vậy mô hình tổ chức y tế địa phương theo đánh giá là khá hoàn thiện về mặt thể chế và theo đúng chức năng quản lý nhà nước được quy định . Qua các giai đoạn thực hiện, hệ thống y tế địa phương ngày càng được củng cố kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc. Đối với tuyến sở thuộc tỉnh hiện nay đang thực hiện theo TTLT số 51/2015/TTLT-BNV-BYT đã giảm nhiều đầu mối các phòng thuộc sở. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc sở theo mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Đặc biệt đối với Trung tâm y tế tuyến huyện theo mô hình trung tâm y tế đa chức năng theo Nghị quyết 19-NQ-TW, với cơ cấu gọn nhẹ, giảm nhiều đầu mối, linh hoạt trong các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế tuyến huyện. Với những quy định và hướng dẫn trên, hệ thống y tế và tổ chức mạng lưới y tế cơ sở ở địa phương sẽ tạo thành một thể thống nhất, phát huy hiệu quả, hiệu lực trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe cho mọi người dân.

Tuy nhiên, còn một số bất cập trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu đó là chưa đảm bảo tính đồng bộ, ổn định trong hệ thống văn bản QPPL liên quan đến tổ chức bộ máy của cấp tỉnh và cấp huyện; thiếu tính đồng bộ giữa nguồn nhân lực với nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; thiếu tính khả thi giữa nhu cầu, điều kiện thực tế với thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế đầu tư; năng lực của Phòng y tế tuyến huyện còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, điều kiện làm việc và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức thuộc Phòng y tế tuyến huyện. (600) (1,5)



Tin liên quan