Thông tin CCHC tháng 8: Kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các bộ, cơ quan

16/08/2021 | 15:43 PM

 | 

 

      Thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, các bộ, cơ quan đã tổ chức thống kê, tính chi phí tuân thủ và cập nhật dữ liệu quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên phần mềm.

Tính đến ngày 25/6/2021, tổng số quy định kinh doanh hiện hành đã được các bộ, cơ quan cập nhật trên phần mềm là 5.487 quy định, chỉ đạt khoảng 55% tổng số quy định phải nhập vào cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh (5.487 quy định đã cập nhật trên phần mềm gồm: 2.335 thủ tục hành chính; 2.426 yêu cầu, điều kiện; 369 chế độ báo cáo; 352 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và 5 thủ tục kiểm tra chuyên ngành). Theo kết quả thống kê sơ bộ của Văn phòng Chính phủ tính đến ngày 25/6/2021, tổng số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh các bộ phải nhập là 10.110 quy định). Nhiều bộ đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (đã giảm 16 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 so với Luật Đầu tư năm 2016, theo đó, các bộ cắt giảm 42 điều kiện kinh doanh; bãi bỏ 510 mã số HS đối với danh mục hàng hóa phải khai báo hải quan khi xuất nhập khẩu, 49 mặt hàng phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu,13 mặt hàng được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cắt giảm, đơn giản hóa gần 200 TTHC (Nghị định số 144/2020/NĐ-CP; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; Nghị định số 31/2021/NĐ-CP; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP; Nghị định số 23/2021/NĐ-CP; Thông tư số 105/2020/TT- BTC; Thông tư số 17/2020/TT-NHNN; Thông tư số 10/2020/TT-NHNN; Thông tư số 01/2021/TT-NHNN). Một số Bộ thực hiện tốt nhiệm vụ này trong 6 tháng đầu năm là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. Có 11 bộ/ 18 bộ đã xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 906 quy định. Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải là hai bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 68/NQ-CP, bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng.

Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2021 phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, cải cách toàn diện các quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu. Hiện Bộ đang lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để cụ thể hóa 07 nội dung cải cách của Đề án (7 nội dung cải cách: (1) cụ thể hóa vai trò đầu mối của cơ quan hải quan trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; (2) mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; (3) áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm; (4)ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trên cơ sở áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hànghóanhập khẩu; (5)cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra; (6) đơn giản hóa trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố hợp, quy tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm; (7) quy định trình tự thủ tục kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra. Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ dự thảo Nghị định đúng tiến độ quy định, đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ để chuẩn bị cho triển khai mô hình mới).

Theo ước tính của tổ chức đánh giá độc lập (Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ), nếu thực thi 07 nội dung cải cách tại Đề án trên, số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm khoảng 54,4%; doanh nghiệp cắt giảmđược2.484.038 ngày công, tương đương chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp là 881 tỷ đồng/năm; chi phí tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới là 399 triệu đô la Mỹ mỗi năm.

          Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành thông qua việc xây dựng chương trình xây dựng VBQPPL đã giảm 71 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị định, trong đó, giảm được 35 nghị định và 36 thông tư.Thông qua hoạt động thẩm định, Bộ Tư pháp và Tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã chú trọng loại bỏ các quy định không cần thiết, không hợp lý, là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình thẩm định VBQPPL. Qua thẩm định 06 đề nghị xây dựng VBQPPL và 44 dự án, dự thảo VBQPPL (04 đề nghị xây dựng luật, 01 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội; 04 dự án luật, 02 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 25 dự thảo Nghị định, 13 dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, Bộ Tư pháp đã đề nghị không quy định 01 TTHC, đơn giản hóa 79 TTHC.Thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị xử lý 80 văn bản trái pháp luật; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (gồm: 16 luật, 12 Nghị định, 04 văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh bộ ban hành) (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 07/6/2021 ban hành) để xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn được tổng hợp từ kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, tập trung vào các lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh (1252. 2).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.



Tin liên quan