Thông tin Cải cách hành chính tháng 6/2021

15/06/2021 | 10:16 AM

 | 

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nội dung chủ yếu của khoa học hành chính, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế - xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… CCHC ở các nước khác nhau nên cũng mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, CCHC được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin Cải cách hành chính tháng 6/2021

1. Công tác thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư và nhập liệu vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân

Trên cơ sở chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Đề án 896, công tác triển khai thực hiện về cơ bản đã hoàn thành việc thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư và nhập liệu vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác định một trong những vấn đề có tính nguyên tắc bảo đảm xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là thông tin đưa vào Cơ sở dữ liệu phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và được bổ sung, cập nhật thường xuyên. Bộ Công an đã ban hành các quy trình, quy chế cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng cấp Công an trong công tác này; đã chỉ đạo các lực lượng ở cơ sở (Cảnh sát khu vực, Công an xã) “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp” để cập nhật, bổ sung thông tin, bảo đảm thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” trước khi đưa vào Cơ sở dữ liệu. Tính đến ngày 05/3/2021: Tổng số nhân khẩu thường trú cả nước là 98.736.106 nhân khẩu (trong đó: Số nhân khẩu thường trú 04 địa phương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh là 11.864.261 nhân khẩu). Trong đó, đã thu thập được 86.603.192 phiếu DC01 của 59/63 địa phương; tiến hành chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu của 04 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh đã có sẵn là: 11.204.794 (đạt 99,06%); cập nhật được 16.050.224 phiếu DC02. Bộ Công an đã hướng dẫn, chỉ đạo công an các địa phương tổ chức 6.000 lượt kiểm tra, phúc tra bảo đảm dữ liệu thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” (353. 1).  

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

2. Công tác triển khai các hạng mục công việc thuộc phần lõi của 2 dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân

Các hạng mục công việc thuộc phần lõi” của 2 dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân được triển khai, bảo đảm nguyên tắc: Hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí. Quá trình thiết kế kỹ thuật 2 dự án, Bộ Công an đã chỉ đạo lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu hiện nay (phần mềm hệ thống sử dụng công nghệ Oracle), Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ để thẩm định bảo đảm yêu cầu này. Các thiết bị của dự án (như hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng , bảo mật...) đều được kiểm soát chính hãng ngay từ nguồn gốc, bảo đảm xuất xứ từ các nước Mỹ, G7, EU, ASEAN và được kiểm tra kỹ, bảo đảm an ninh an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Thiết kế hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân được xây dựng tập trung gồm Trung tâm dữ liệu của 2 dự án tại Hà Nội (tại Trụ sở Bộ Công an số 47, Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) và Trung tâm dữ liệu dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh (số 258, Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) bảo đảm khang trang, hiện đại phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến tra cứu, khai thác. Đặc biệt, Bộ Công an đã chỉ đạo thiết kế, xây dựng hệ thống Bản đồ số là bộ não của Trung tâm dữ liệu, trong đó xây dựng giải pháp phân tích, tổng hợp, dự báo tình hình dân cư để góp phần hoạch định các chính sách kinh tế, quốc phòng an ninh theo từng giai đoạn. Việc bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, theo đó hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân được xây dựng với yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4 đối với thông tin quan trọng quốc gia theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP; đường truyền và các phương án bảo mật đã được bố trí từ Trung ương đến cấp xã. Bộ Công an đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ áp dụng giải pháp bảo mật cơ yếu, xác thực, ký số toàn vẹn dữ liệu, bảo mật kênh truyền cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quan trọng này (494. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

3. Lợi ích mang lại của việc cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử

Từ kết quả của 2 dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân thuộc Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-202 (896), hiện nay lực lượng Công an nhân dân đang đồng loạt cấp Thẻ căn cước công dân mới cho Công dân trên toàn quốc với nhiều ưu điểm nổi bật (thẻ có gắn chip điện tử với phương án bảo mật cao; bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế; thiết kế bảo đảm thẩm mỹ, bền, đẹp...), mở ra cơ hội mới trong việc ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, nhờ có sự lồng ghép 2 dự án, Bộ Công an đã chỉ đạo cải cách tối đa thủ tục cấp căn cước cho công dân, theo đó người dân không phải kê khai bất cứ loại giấy tờ gì khi làm thủ tục, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức rất lớn.

Ngày 25/02/2021, Chính phủ, Bộ Công an đã bấm nút khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân. Hiện nay, đang chỉ đạo hoàn thiện, bổ sung, cập nhật dữ liệu để hệ thống chính thức đi vào hoạt động; đồng thời với việc triển khai quyết liệt chiến dịch cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân hoàn thành trước ngày 01/7/2021, cùng với thời điểm Luật cư trú sửa đổi có hiệu lực thi hành (316. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

4. Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã được triển khai chính thức tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  

Nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ do Luật Hộ tịch giao, bước đầu Bộ Tư pháp triển khai Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” tại 04 tỉnh/thành phố. Trên cơ sở kết quả thí điểm, theo yêu cầu của các địa phương, Bộ Tư pháp đã mở rộng triển khai ra tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch. Sau hơn 04 năm tích cực triển khai, tính đến ngày 24/3/2021, hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã được triển khai chính thức tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước đầu đã hình thành hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch; có Phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử dùng chung áp dụng tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên toàn quốc, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư lấy số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh (204. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

5. Nhiệm vụ liên quan đến cấp số định danh cá nhân thông qua Giấy khai sinh cho trẻ em mới sinh và Cấp số định danh cá nhân thông qua cấp Căn cước công

 Thực hiện Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhiệm vụ Cấp số định danh cá nhân thông qua Giấy khai sinh cho trẻ em mới sinh, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã phối hợp xây dựng, triển khai cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016. Tính đến hết ngày 24/3/2021, hệ thống của Bộ Tư pháp đã cung cấp 5.454.937 dữ liệu đăng ký khai sinh hợp lệ của công dân Việt Nam (tính đến thời điểm cập nhật dữ liệu vào hệ thống chưa đủ 14 tuổi và có ngày đăng ký khai sinh từ 01/01/2016 trở đi), tương ứng với 5.454.937 số định danh cá nhân được cấp cho trẻ em đăng ký khai sinh tại 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời cung cấp hơn 16 triệu thông tin công dân (thông tin của cha, mẹ trẻ em) là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, phù hợp với yêu cầu của Đề án 896 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế phối hợp số 3272/QLHC-CNTT ngày 01/8/2019 trong công tác tiếp nhận thông tin, cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp; Quyết định số 4325/QĐ-C06 ngày 01/10/2019 về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; xây dựng quy trình quản lý, cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

Thực hiện Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 11/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân giai đoạn 1, từ ngày 21/9/2012, đối việc việc cấp số định danh cá nhân thông qua cấp Căn cước công dân, Bộ Công an đã thực hiện cấp Chứng minh nhân dân mới (12 số) và từ ngày 01/01/2016 đã chuyển sang thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân, đến hết năm 2020 đã cấp được khoảng 14 triệu thẻ Căn cước công dân tại 16 địa phương. Từ ngày 01/01/2021 đồng loạt tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho công dân tại 63/63 địa phương. Hiện tại đang cấp số định danh cá nhân cho tất cả công dân Việt Nam, dự kiến đến 01/5/2021 sẽ hoàn thành (526. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

6. Thực hiện nhiệm vụ rà soát thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư

Để tiến hành rà soát thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, Ban Chỉ đạo 896 đã chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt việc rà soát các thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện. Tổng hợp kết quả rà soát của 22 Bộ, ngành, đến nay trong tổng số 1.934 TTHC có yêu cầu thông tin công dân để giải quyết, các Bộ, ngành đã đề xuất đơn giản hóa đối với 1.126 TTHC, chiếm tỷ lệ 58,2%, trong đó đề xuất bãi bỏ, hủy bỏ 34 TTHC, đơn giản hóa trình tự thực hiện đối với 28 TTHC, cắt giảm thành phần hồ sơ của 1.042 TTHC, sửa nội dung 812 mẫu đơn, 201 tờ khai và đơn giản hóa 22 giấy tờ công dân. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Văn phòng Ban Chỉ đạo 896/CP đã thực hiện rà soát độc lập và đã có công văn gửi từng Bộ, ngành nhận xét đối với kết quả rà soát, theo đó, đã đề xuất rà soát bổ sung đối với 399 TTHC, đề xuất các phương án đơn giản hóa mạnh mẽ hơn đối với 406 TTHC, nâng tổng số thủ tục có phương án lên 1.525 TTHC (271. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

7. Các Bộ, ngành đã trình Chính phủ thông qua 19 Nghị quyết đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước

Các Nghị quyết thực hiện phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư được xây dựng dự thảo được thực hiện trên cơ sở tài liệu hướng dẫn việc rà soát các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư và tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; các Bộ, ngành đã trình Ban Chỉ đạo Đề án 896 xây dựng các Nghị quyết đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư theo đúng quy trình và trình Chính phủ thông qua 19 Nghị quyết đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước (Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước; Y tế; Văn hóa, Thể thao, Du lịch; Tài nguyên, Môi trường; Giao thông vận tải; Giáo dục đào tạo; Khoa học, Công nghệ; Lao động, Thương Binh, Xã hội; Công thương; Xây dựng; Tài chính; Nông nghiệp, phát triển nông thôn; Quốc phòng; an ninh trật tự; Kế hoạch đầu tư; Bảo hiểm xã hội; Thông tin, truyền thông; Ngoại giao) (277. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

8. Công tác triển khai thực hiện các Nghị quyết đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư đã được Chính phủ thông qua

Sau khi Chính phủ ban hành 19 Nghị quyết đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước; Y tế; Văn hóa, Thể thao, Du lịch; Tài nguyên, Môi trường; Giao thông vận tải; Giáo dục đào tạo; Khoa học, Công nghệ; Lao động, Thương Binh, Xã hội; Công thương; Xây dựng; Tài chính; Nông nghiệp, phát triển nông thôn; Quốc phòng; an ninh trật tự; Kế hoạch đầu tư; Bảo hiểm xã hội; Thông tin, truyền thông; Ngoại giao); các Bộ, ngành đã khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc Bộ với mục tiêu sửa đổi các văn bản, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản có quy định liên quan đến việc yêu cầu thông tin công dân tại mẫu đơn, tờ khai và yêu cầu nộp giấy tờ công dân. Các Bộ, ngành đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Công an các địa phương xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng lộ trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (261. 0.5). 

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

9. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, giảm thiểu việc khai, nộp thông tin, giấy tờ

Trong những năm qua, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai xây dựng nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư như Cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu tài chính; Cơ sở dữ liệu giáo dục; Cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung của Bộ Y tế… Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành, các Cơ sở dữ liệu này sẽ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để đẩy nhanh phục vụ khai thác thông tin cho người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu việc khai, nộp thông tin, giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính, Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đã phối hợp hoàn thành kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia để trở thành đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và sẵn sàng đi vào hoạt động, bảo đảm các tiêu chí: Hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Trên Cổng dịch vụ công quốc gia đến nay đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 TTHC tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67 nghìn giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng) trên Cổng (388. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

10. Ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020

Việc ban hành Đề án 896 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo bước đột phá trong quản lý dân cư từ thủ công sang hiện đại, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Chính phủ, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương, nhất là Ban Chỉ đạo 896 các cấp đã chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của Đề án. Quá trình thực hiện có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành trên cơ sở chỉ đạo chung thống nhất của Ban Chỉ đạo 896/CP. Mặc dù có một số nhiệm vụ triển khai chậm so với kế hoạch, nhưng nhìn tổng thể chung đến nay, 57/57 (100%) nhiệm vụ của Đề án 896 đã hoàn thành, quá trình triển khai thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn nổi bật, nhất là nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nhiệm vụ rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân.

Kết quả của Đề án 896 đã tạo nền tảng để nâng cao hiệu quả quản lý dân cư theo hướng hiện đại, triển khai các phương án cải cách hành chính, xây dựng 299. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

11. Một số tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020  

  1. iệc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa đồng bộ, thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bố trí vốn để tổ chức thực hiện một số dự án, nhất là dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn chậm so với tiến độ trong Đề án 896; việc khai thác, kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành chưa có sự chuyển động đồng bộ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng, nhưng nhiều Bộ ngành, UBND địa phương chưa có phương án kết nối, khai thác, sử dụng hiệu quả...

Trong thực tiễn có thể thấy, hiện nay nhiều đơn vị, địa phương chưa chủ động chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm việc sẵn sàng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đang chỉ tập trung vào công tác quản lý nghiệp vụ riêng, có kinh phí đến đâu xây dựng đến đó, thiếu tính đồng bộ, chưa tính toán đến việc kết nối chia sẻ cho các đơn vị khác có nhu cầu... (262. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.



Tin liên quan