Thông tin Cải cách hành chính tháng 1/2021

15/01/2021 | 09:54 AM

 | 

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nội dung chủ yếu của khoa học hành chính, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế - xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… CCHC ở các nước khác nhau nên cũng mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, CCHC được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin Cải cách hành chính tháng 1/2021

1.  Chú trọng công tác xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính

Ngày 27/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5443/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 với đầy đủ các nội dung chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (tại công văn số 6459/BNV-CCHC ngày 07/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng Kế hoạch CCHC năm 2021 và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ). Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Bộ Y tế đã xác định các mục tiêu, các hoạt động ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ và tổ chức triển khai các hoạt động cải cách hành chính ngay trong tháng 01/2021.

Các lĩnh vực cải cách hành chính trong Kế hoạch năm 2021 gồm: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, công tác chỉ đạo điều hành. Ngoài các nội dung trên, Bộ Y tế tiếp tục triển khai Đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công theo phân công của Chính phủ.

            Bộ Y tế đã phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2021. Kinh phí này đã được phân bổ cho các cơ quan làm đầu mối triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Y tế để đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng tiến độ và yêu cầu. (274. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

2. Tích cực, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính kiểm tra công tác cải cách hành chính

Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã tích cực triển khai công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Cụ thể: Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tự chấm điểm đánh giá xác định chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ năm 2020 của Bộ Y tế theo đúng tiến độ và kế hoạch của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Chính phủ, gửi Bộ Nội vụ đúng thời hạn quy định; lập danh sách cán bộ, công chức tham gia điều tra xã hội học và phối hợp với Bưu điện Thành phố Hà Nội thực hiện điều tra xã hội học đối với các đối tượng là Lãnh đạo Vụ, Cục và công chức chuyên trách cải cách hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ để xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020; hoàn thành việc tự chấm điểm cải cách hành chính cấp Bộ, cập nhập vào phần mềm tự chấm điểm cải cách hành chính cấp Bộ của Bộ Nội vụ theo đúng quy định về nội dung, tiến độ; tổ chức họp Tổ Thường trực cải cách hành chính với Lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Bộ để đánh giá tình hình hoạt động cải cách hành chính, đề ra phương hướng hoạt động giai đoạn tiếp theo; đôn đốc việc báo cáo kết quả cải cách hành chính và xác định những nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong quý tiếp theo. Công tác cải cách hành chính đã được đưa vào các nội dung cần báo cáo trong giao ban của Bộ Y tế.

Hiện Bộ Y tế đang kiện toàn Tổ công tác Thường trực cải cách hành chính của Bộ nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành với những lĩnh vực trọng tâm của công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 như là công tác tổ chức bộ máy, công tác cải cách công vụ cũng như về Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.

Ngày 28/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 2054/KH-BYT về kiểm tra công tác cải cách hành chính của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Theo Kế hoạch, 08 Vụ, Cục và 27 đơn vị trực thuộc Bộ sẽ được kiểm tra (khối Viện, Bệnh viện, Trường…) (450. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

            3. Công tác xây dựng Kế hoạch, kết quả thực hiện Kế hoạch tuyên truyền và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác truyền thông về cải cách hành chính

Ngày 28/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 2045/QĐ-BYT về việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông cải cách hành chính năm 2021; đôn đốc các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính của Bộ Y tế trong năm 2021.

Các hình thức thông tin, truyền thông cải cách hành chính của Bộ Y tế trong năm 2021 được tập trung vào tổ chức các hoạt động phổ biến, cập nhật thông tin về cải cách hành chính của Cơ quan Bộ Y tế thông qua bảng tin, hệ thống thư điện tử nội bộ cũng như các văn bảnđưa tin về các hoạt động cải cách hành chính, các văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan cũng như các đơn vị trực thuộc Bộ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe & Đời sống. Hiện Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để thực hiện Hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về kết quả triển khai cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của ngành Y tế năm 2021 lồng ghép với các nội dung tuyên truyền kết quả triển khai công tác của ngành Y tế.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác truyền thông về cải cách hành chính: Đưa nội dung cải cách hành chính vào trọng tâm công tác của các đơn vị và yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện, báo cáo kết quả tại các cuộc họp giao ban Cơ quan Bộ Y tế và giao ban các đơn vị trực thuộc Bộ. Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện công tác cải cách hành chính theo như kế hoạch đã đề ra; động viên, khích lệ các đơn vị, cá nhân tích cực trong công tác cải cách hành chính; nghiêm túc phê bình, kiểm điểm các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác cải cách hành chính không hiệu quả (410. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

4. Thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

Việc kiểm soát việc ban hành và công bố công khai thủ tục hành chính của Bộ Y tế trong Quý I năm 2021 đã ban hành 04 Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Dược phẩm và Giám định y khoa (các Quyết định số 700/QĐ-BYT ngày 28/01/2021; Quyết định số 1145/QĐ-BYT ngày 08/02/2021; Quyết định số 1435/QĐ-BYT ngày 04/03/2021; Quyết định số 1473/QĐ-BYT ngày 08/3/2021). Tính đến ngày 15/3/2021, tổng số thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã được ban hành và công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia là 526 thủ tục. Các đơn vị đã thực hiện đúng các yêu cầu về niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.

Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính: Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021.

Về cải cách thủ tục hành chính: Bộ Y tế đang rà soát toàn bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Trên cơ sở kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật mới có chứa thủ tục hành chính, Bộ Y tế lên phương án rà soát, đánh giá thủ tục hành chính bị tác động, dự thảo Quyết định công bố các thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Tổ chức kiện toàn danh sách công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Y tế thay thế Quyết định số 1862/QĐ-BYT ngày 24/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

   Việc triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Y tế đã tổ chức xin ý kiến các đơn vị về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 3148/QĐ-BYT ngày 20/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đúng quy định (506. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử tại Cơ quan Bộ Y tế

Triển khai Chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngày 29/12/2020, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia phiên Chuyên đề với nội dung “Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe”. Việc chuyển đổi số trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.

Tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế trên mạng internet. Đảm bảo cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin hoạt động của Lãnh đạo Bộ; các hoạt động về: Dân số y tế, Tai nạn thương tích, Bệnh nghề nghiệp, Vệ sinh yêu nước, Dược…, đặc biệt là thông tin liên quan đến dịch COVID-19. Hỗ trợ các đơn vị hành chính sự nghiệp công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản công và kết quả lựa chọn nhà thầu trên trang “Công khai tài chính, kết quả đấu thầu” trên Cổng đúng Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế.

Duy trì hoạt động ổn định Hệ thống văn bản pháp quy và văn bản chỉ đạo điều hành được tự động công khai trên Cổng từ Hệ thống Quản lý và điều hành Văn bản điện tử Bộ Y tế. Văn bản xin ý kiến được đăng đầy đủ, đúng quy định. Công khai đầy đủ kết quả dịch vụ công mức độ 4 trên Cổng. Công khai đầy đủ và cập nhật các TTHC công mới được ban hành (411. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

6. Tình hình triển khai quản lý văn bản điện tử được duy trì đảm bảo thường xuyên, ổn định phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ

Trong Quý I/2021, Bộ Y tế tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của Hệ thống quản lý văn bản điện tử (Voffice) Bộ Y tế và hỗ trợ người dùng tại cơ quan Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc, 63 Sở Y tế và các đơn vị khác; duy trì kết nối Hệ thống với Trục liên thông văn bản Quốc gia, đảm bảo thông suốt gửi/nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan hành chính trên cả nước; Tổ chức nâng cấp và hiệu chỉnh Hệ thống quản lý văn bản điện tử Bộ Y tế 04 tính năng: Bổ sung vai trò Thư ký Lãnh đạo Bộ ở phần phiếu trình; Bút phê IPAD; Hiệu chỉnh phần phiếu trình bị trả lại; sắp xếp lại các đơn vị nhận văn bản trên Trục liên thông.

            Văn bản đến: 100% văn bản gửi đến Bộ Y tế được Scan và cập nhật lên Hệ thống Quản lý Văn bản và Hồ sơ công việc. Tính đến 09h00 ngày 17/3/2021 trên Hệ thống đã tiếp nhận 11.409 văn bản (trung bình 211 văn bản/1 ngày làm việc) và được phân chuyển trực tiếp tới các đơn vị chủ trì xử lý. Phát hành văn bản đi: 100% các đơn vị đã lập hồ sơ công việc trên Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử. Về văn bản phát hành: Tính đến 09h00 ngày 17/3/2021 trên Hệ thống chính thức phát hành 3.859 văn bản và có 1 văn bản đang chờ phát hành, 100% văn bản được phát hành thông qua Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử.

            Đảm bảo hệ thống mạng, điện thoại và đường truyền: Đảm bảo ổn định việc kết nối mạng nội bộ (LAN), WIFI, truyền dữ liệu, triển khai các ứng dụng trên mạng: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống VOffice,... Duy trì hệ thống tổng đài IP Centrex hoạt động ổn định, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, trả lời điện thoại gọi từ bên ngoài vào Bộ Y tế, ngoài giờ hành chính tổng đài được kết nối, chuyển sang phòng bảo vệ. Hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối Internet được đảm bảo kết nối ổn định 24/7, tốc độ kết nối cao đáp ứng yêu cầu chia sẻ, trao đổi dữ liệu trong mạng nội bộ, mạng Internet và các ứng dụng: dịch vụ Internet cho cán bộ công chức, viên chức Cơ quan Bộ, hệ thống thư điện tử công vụ, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mạng nội bộ.

Giao ban điện tử Bộ Y tế và Hệ thống hội thảo truyền hình: Quý I/2021, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hơn 20 cuộc họp trực tuyến trong và ngoài nước, từ 2 đến hơn 700 điểm cầu.

Việc sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc trong Cơ quan Bộ Y tế: Hệ thống mạng LAN được đảm bảo kết nối ổn định 24/7, tốc độ kết nối cao đáp ứng yêu cầu chia sẻ, trao đổi dữ liệu trong mạng nội bộ, mạng Internet và các ứng dụng, dịch vụ trên mạng: dịch vụ Internet cho cán bộ công chức Cơ quan Bộ.  Hệ thống thư điện tử công vụ, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mạng nội bộ. Đảm bảo sự kết nối ổn định đường truyền số liệu của Chính phủ, kết nối từ mạng của Bộ Y tế với Chính phủ. Server Đường dây nóng ngành Y tế được vận hành ổn định. Hệ thống Camera giám sát cơ quan Bộ luôn hoạt động tốt (650. 1.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

7. Việc thiết lập kênh thông tin tiếp nhận, xử lý các thông tin phản hồi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về ngành Y tế

Bộ Y tế hiện đang tiếp tục tổ chức tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân đến đường dây nóng, các câu hỏi do tổ chức, doanh nghiệp kiến nghị về TTHC trên Công thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Các ý kiến đều được chuyển đến các cơ quan chức năng trả lời trả lời theo đúng thẩm quyền (Cổng Dịch vụ công quốc gia: 02 câu kiến nghị; Cổng thông tin điện tử chính phủ: 32 câu kiến nghị) (119. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

   8. Tình hình công khai thủ tục hành chính; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế

            Hiện tại 526 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã được ban hành và công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia. Các đơn vị đã thực hiện đúng các yêu cầu về niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Bộ Y tế đã hoàn thành xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 100% TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Trong đó, số thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 là 304 thủ tục hành chính (không cung cấp trực tuyến ở các mức độ 1,2 và 3) (160. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

   9. Công tác triển khai thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) luôn được bảo đảm

Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 2065/KH-BYT ngày 30/12/2020 về triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của Cơ quan Bộ Y tế năm 2021. Đôn đốc các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ triển khai kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 năm 2021.

Tổ chức hiện đại hóa các hoạt động về ISO: Tổ chức rà soát, sửa đổi các quy trình giải quyết thủ tục hành chính kịp thời theo các văn bản quy phạm pháp luật, cấu hình vào dịch vụ công trực tuyến.

Công tác giám sát, kiểm tra: Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong Cơ quan Bộ Y tế xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 của đơn vị trong năm 2021, trong đó ưu tiên các quy trình liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát, công bố công khai các quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và nơi trực tiếp giải quyết công việc tại đơn vị thuộc Bộ; ký hợp đồng với đơn vị tư vấn để tổ chức giá nội bộ hệ thống quản lý quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 của Cơ quan Bộ Y tế và đánh giá giám sát theo yêu cầu của Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng” năm 2021 (305. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

10. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Việt Nam

Nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Cách mạng Công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho đất nước nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Trong quá trình thay đổi này, người dân và doanh nghiệp mong muốn và đòi hỏi bộ máy hành chính cũng phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến và đơn giản hóa TTHC thực sự hiệu quả hơn. Đồng thời, do được hình thành trên nền tảng khoa học - công nghệ, nên để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0, một trong những yêu cầu quan trọng là áp dụng khoa học - công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh - sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn công việc đó thành công, thì việc Chính phủ phải ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của công nghệ thông tin - truyền thông để “số hóa” các thủ tục “tự động hóa” các quy trình làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, quản lý của mình và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp phải được coi là một giải pháp cấp bách, một bước đi tất yếu. Cho dù đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động của Chính phủ là đặc điểm của Chính phủ Điện tử nhưng Chính phủ Điện tử không đơn thuần là sự “tin học hóa”, “số hóa”. Xây dựng Chính phủ Điện tử hướng tới Chính phủ số không bao giờ là mục đích “tự thân” mà là để phục vụ cho các mục tiêu cải cách. Cũng không thể tiến hành nó một cách đơn độc mà phải gắn nó với công cuộc cải cách hành chính. Với sự trợ giúp của các phương tiện và quy trình công nghệ thông tin hiện đại, Chính phủ Điện tử sẽ giúp công cuộc cải cách hành chính đạt được mục tiêu đề ra là tăng cường năng lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, mang lại sự hài lòng của dân chúng, tăng cường sự minh bạch của nền hành chính quốc gia, tinh gọn bộ máy để giảm chi tiêu của Chính phủ và nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

Trong thời gian qua cải cách TTHC được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đi đôi với quá trình cải cách TTHC trên các lĩnh vực, giảm mạnh, bãi bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã được triển khai và được xem như là giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan HCNN, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám sát của nhân dân, các tổ chức, cá nhân đối với việc thực thi công vụ, bảo đảm cho việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình và qua đó nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc của các cơ quan HCNN. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã rất quan tâm, chú trọng thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC với xây dựng Chính phủ số, trên cơ sở quan điểm: Cải cách hành chính, TTHC là đi trước, dẫn dắt, ứng dụng công nghệ thông tin là phương tiện thực hiện (712. 1.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.



Tin liên quan