TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, THÚC ĐẨY HOÀN THÀNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, CHÍNH PHỦ SỐ

16/11/2023 | 04:19 AM

 | 

 

 

Xác định tiếp tục “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số” theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Theo Báo cáo tại phiên họp thứ 6, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, trong 10 tháng năm 2023, các Bộ ngành, địa phương đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện theo đúng định hướng của Chính phủ.

Ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), theo đó đã bổ sung, hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số. Chính phủ đã ban hành một số nghị quyết có liên quan đến thúc đẩy, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia.

Về xây dựng các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cơ quan nhà nước: số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia trong 10 tháng đầu năm 2023 khoảng 6.2 triệu văn bản; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) tiếp tục phát huy hiệu quả. Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 hướng dẫn lưu trữ hồ sơ TTHC điện tử.

36/63 địa phương đã triển khai trung tâm chỉ đạo, điều hành thông minh. Tỷ lệ DVCTT toàn trình trên tổng số đủ điều kiện đạt 100%; 40/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhằm thu hút người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến (Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16/10/2023). Thông tư này có hiệu lực từ 01/12/2023 và áp dụng đến hết năm 2025 với mức giảm phí, lệ phí từ 10% đến 50%.

Theo thống kê từ Bộ Công an, đến 10/10/2023 đã cấp trên 83,76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp; thu nhận trên 64,3 triệu hồ sơ định danh điện tử; trong đó, đã kích hoạt trên 379,3 triệu tài khoản (chiếm 69,4% tổng tài khoản phê duyệt, tăng 17,2 triệu tài khoản so với thời điểm sơ kết 6 tháng). Có 24 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử cao. toàn quốc đã có 12.597 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) triển khai KCB bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp (đạt 98.2% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc, tăng 142 cơ sở so với thời điểm sơ kết 6 tháng); 91,2 triệu thông tin nhân khẩu được làm sạch giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và Dân cư.

 

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ



Tin liên quan