Công tác cải cách tài chính công – những kết quả của Bộ Y tế trong năm 2021

25/10/2021 | 09:37 AM

 | 

 

Cải cách tài chính công là nội dung quan trọng, mang tính quyết định sự thành công của công tác cải cách hành chính. Năm 2021, Bộ Y tế đã tích cực triển khai công tác này và đạt được một số kết quả là:

Tăng cường đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển y tế. Hiện Bộ Y tế đang hoàn thiện Nghị định của Chính phủ quy định về vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, thuê tài sản, thuê đơn vị cung ứng dịch vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế - dân số.

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghệp công lập. Trong đó:

Bộ Y tế đã giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho 11/11 đơn vị hành chính thuộc Bộ, đạt 100%, gồm: Văn phòng Bộ Y tế, Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (có 01 đơn vị hành chính trực thuộc) và 9 Cục.

Các đơn vị đã xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công, trong đó quy định phân phối tiền thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức đã gắn với hiệu suất công tác trên cơ sở đánh giá, phân loại A, B,C; đồng thời thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong cơ quan, đơn vị. 

Cơ chế cho phép sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức bước đầu đã gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc; Hàng năm, tổng kinh phí tiết kiệm do thực hiện tự chủ tăng dần, trung bình khoảng 12%, tạo tiền đề để đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra; cải cách thủ tục hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nước.

Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị; tiết kiệm kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/5/2021 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2021. Ban hành các văn bản gửi Bộ Tài chính: Báo cáo thực hiện công tác tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế; Thẩm định phương án tự chủ theo Nghị định 43 giai đoạn 2020-2022 của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, báo cáo phương án phân bổ dự toán chi sự nghiệp năm 2021; Về phân loại tự chủ tài chính của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Về phân loại tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Hiện Bộ Tài chính đã thống nhất chuyển 2 đơn vị sự nghiệp từ nhóm tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên sang nhóm tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên.

Bộ Y tế đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 15 Nghị quyết và 5 Quyết định liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021 (trong đó có sửa đổi, bổ sung một số chế độ phòng chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19.

Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, trên cơ sở đó ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 08/11/2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.

Hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19; hướng dẫn các địa phương, đơn vị, y tế bộ ngành, hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam một số nội dung được quy định tại Nghị quyết số 48/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19; Hướng dẫn chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch COVID-19.

Ban hành Hướng dẫn thực hiện mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA; Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; Phân cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết toán hoàn thành sửa chữa công trình xây dựng tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021, giao dự toán thu, chi NSNN năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc; Phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản từ nguồn NSNN giao không thường xuyên năm 2022 cho các đơn vị;; Phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản và Công văn dự kiến danh mục sửa chữa tài sản từ nguồn NSNN giao không thường xuyên năm 2022 cho các đơn vị hệ dự phòng trực thuộc BộChương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 của Bộ Y tế;

Ban hành các văn bản về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2020-2021, 2021-2022 và công tác chỉ đạo, điều hành giá năm 2021; Hướng dẫn báo cáo các chỉ tiêu cơ bản phục vụ Nghị quyết 01/NQ-CP tích hợp vào phần mềm báo cáo thông kê y tế điện tử; Về kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và dự toán NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2022-2024; Đôn đốc giải ngân từ nguồn kinh phí đã được phân bổ; Dự kiến danh mục sửa chữa tài sản từ nguồn NSNN giao không thường xuyên năm 2022 cho các đơn vị; Thông Báo Quyết toán NSNN năm 2019, 2020 cho các đơn vị trực thuộc Bộ.

Thẩm định Dự án mua sắm trang thiết bị từ nguồn NSNN không giao thường xuyên; Phê duyệt nội dung chi và dự toán của các nhiệm vụ cấp Bộ giao cho các đơn vị trực thuộc. Chuẩn bị và đảm bảo công tác hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19: mua sắm vật tư, trang thiết bị, xây dựng chế độ cho viên chức, người lao động tham gia phòng chống dịch....

Về phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất và nhóm chẩn đoán liên quan (DRG). Bộ Y tế đang xây dựng phiên bản thứ nhất DRG cho Việt Nam để triển khai thí điểm Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo DRG. Theo phương thức thanh toán này thì người bệnh tham gia bảo hiểm y tế sẽ có quyền lợi sát với đóng góp của họ đối với quỹ BHYT, bảo đảm tính công bằng và hiệu quả trong chi trả dịch vụ khám chữa bệnh, khuyến khích cơ chế bảo hiểm y tế toàn dân của Chính phủ.

Về quản lý viện trợ ODA. Bộ đã tham gia xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Nghị định viện trợ của Việt Nam ra nước ngoài.

Quản lý, theo dõi 18 chương trình, dự án ODA, khoảng 100 Dự án phi chính phủ nước ngoài. Hướng dẫn và tổ chức thẩm định, phê duyệt một số dự án ODA có vốn lớn như các dự án do Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ phòng chống dịch Covid-19 năm 2021. Làm việc với Nhà tài trợ, thực hiện các thủ tục tiếp nhận, phân bổ, tổng hợp khoảng 50 Dự án/khoản viện trợ của các nhà tài trợ nước ngoài và của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ Bộ Y tế để phòng, chống dịch Covid-19.

          Ban hành Quyết định điều chỉnh giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho các đơn vị; Quyết định đóng Dự án WHO tài khóa 2014-2015; Quyết định phê duyệt kế hoạch tài chính, kế hoạch thực hiện cho các đơn vị, chương trình, dự án; Kế hoạch tổng thể theo Nghị định 56 cho các chương trình, dự án. Ban hành văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị thực hiện xác nhận viện trợ cho những lô hàng khẩn, thời gian sử dụng ngắn cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (Bệnh viện Nhi Trung ương) không có đủ giao dự toán ngân sách năm 2021.

 Thông báo Quyết toán nguồn viện trợ năm 2019 cho các đơn vị. Đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nước ngoài, vốn đối ứng hành chính sự nghiệp của các Dự án năm 2021.

Về đấu thầu qua mạng: Nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng, trong đó tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng. Bộ Y tế đã thực hiện đấu thầu qua mạng là 2.639 gói, tổng giá trị là 8.007,03 tỷ đồng, đạt 92,08% tổng số lượng các gói thầu và 77,15% tổng giá trị các gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng. Đôn đốc thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế kết quả trúng thầu trang thiết bị, vật tư y tế để các đơn vị tra cứu và tăng cường minh bạch trong công tác đấu thầu.

Về đấu thầu tập trung thuốc cấp quốc gia năm 2021: Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022-2023. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc ARV cho các cơ sở điều trị trên toàn quốc năm 2022.

Về công tác đàm phán giá thuốc: Theo quy định tại Thông tư số 15/2020/TT-BYT, Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ danh mục 701 thuốc biệt dược gốc, thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc HIV có từ 1 đến 2 nhà sản xuất vào danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Năm 2021, Hội đồng Đàm phán giá - Bộ Y tế đã đàm phán thành công 4 thuốc biệt dược gốc với tỷ lệ giảm giá trung bình đạt 15,9% và 2 thuốc điều trị HIV/AIDS theo Thông tư 15/2020/TT-BYT với tỷ lệ giảm giá trung bình 4,1%. Ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đàm phán giá thuốc đối với 7 gói thầu.

Mua vắc xin phòng Covid-19: Đã thỏa thuận mua 111,39 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 các loại (gồm cả 5 triệu liều của Cu Ba chưa ký hợp đồng). (2145.2)

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế .



Tin liên quan