Bộ Y tế tăng cường cải cách tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

21/10/2021 | 09:35 AM

 | 

 

Với mục tiêu tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan Bộ theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động, Bộ Y tế đã chú trọng công tác cải các tổ chức bộ máy. Trong năm 2021, Bộ tiếp tục rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ.

Thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, làm cơ sở cho việc tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế thay thế Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017. Việc rà soát thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hệ thống cơ cấu tổ chức trong cơ quan Bộ Y tế được sắp xếp và kiện toàn tinh gọn, giảm đầu mối, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ giao. Hiện Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan đối với dự thảo nêu trên.

Căn cứ Quyết định số 805/QĐ-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ Nội vụ về việc giao biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính của Bộ Y tế năm 2021 (811 công chức). Căn cứ Công văn số 4122/BNV-TCBC ngày 11/8/2020 của Bộ Nội vụ về việc số lượng người làm việc và hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập Bộ Y tế năm 2021, Bộ Y tế đã giao số lượng người làm việc và số lượng lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên trực thuộc Bộ năm 2021. Hiện nay, Bộ Y tế có 37 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ được giao quyền tự bảo đảm chi thường xuyên, 2 đơn vị thí điểm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư với số lượng người làm việc là 40.549 người; Các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và đảm bảo một phần chi thường xuyên có 15.056 người.

Ban hành các Quyết định thành lập các Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực và các tỉnh/thành phố; Quyết định thành lập Văn phòng Hội đồng Y khoa Quốc gia; Quyết định xếp Hạng I đối với 2 bệnh viện. Triển khai Quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng", Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập các Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và ban hành Quy chế mẫu Tổ chức và Hoạt động của các Trung tâm này. Xây dựng và hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế. Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế dân chủ, quy chế tài chính theo quy định.

Trong công tác tổ chức bộ máy, Bộ đã tổ chức sắp xếp, kiện toàn tổ chức của Bộ Y tế. Triển khai Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1889/KH-BYT ngày 07/12/2020. Thực hiện rà soát cơ cấu tổ chức theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP, kết quả, trong 20 tổ chức hành chính của Bộ có 2/8 Vụ thiếu số lượng người (dưới 15 người/1 Vụ); 3/8 Cục thiếu số lượng người (dưới 30 người/1 Cục); 22/59 tổ chức cấp phòng thuộc Vụ/Cục/Văn phòng Bộ/Thanh tra Bộ không đủ số người/phòng (dưới 7 người/1 phòng); 4/7 tổ chức cấp Vụ thuộc Tổng cục không đủ số người (dưới 15 người/1 Vụ); 5/5 tổ chức cấp phòng thuộc Văn phòng của Tổng cục không đủ số lượng người (dưới 7 người/1 phòng). Bộ Y tế đã hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án kiện toàn, sắp xếp lại các tổ chức bên trong các đơn vị để bảo đảm các tiêu chí theo quy định.

Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Bộ Y tế đã thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập, Kế hoạch số 61/KH-BYT ngày 20/01/2021 về triển khai thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Bộ Y tế rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của các đơn vị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Qua rà soát về cơ cấu tổ chức bộ máy tại 81 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (giảm 2 đơn vị so với năm 2019) hiện có 2.202 tổ chức cấp phòng và tương đương, trong đó có 448 tổ chức không đảm bảo tiêu chí thành lập (có dưới 7 người/1phòng; có dưới 15 người/1 trung tâm), Bộ Y tế đã giao cho các đơn vị chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo phân cấp đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.

Bộ đang xây dựng các Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh: Xây dựng Đề án sắp xếp lại các bệnh viện trực thuộc Bộ theo hướng chuyển dần về địa phương quản lý (trừ một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học). Lĩnh vực y tế dự phòng: Đang xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Trung ương trên cơ sở sắp xếp các viện làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp Trung ương, nhằm đồng bộ hệ thống CDC ở tất cả các cấp và kết nối với mạng lưới kiểm soát bệnh tật thế giới. Lĩnh vực truyền thông: Hoàn thành sáp nhập Tạp chí Y học thực hành và Tạp chí Dược học thành Tạp chí Y - Dược học; Hoàn thành sáp nhập Báo Gia đình và Xã hội vào Báo Sức khỏe và Đời sống. Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định và các đơn vị giám định pháp y, giám định háp y tâm thần, dược, trang thiết bị: Hiện đang tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại trong thời gian tới.

Về việc thực hiện thí điểm tự chủ, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép không thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 33/NQ-CP đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy. Bộ Y tế tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế xây dựng lại Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, nhất là các đơn vị đã có Quy chế tổ chức hoạt động ban hành hơn 5 năm để xác định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị cho phù hợp với tình hình mới. Tổ chức thẩm định và trình lãnh đạo Bộ ban hành quyết định xếp hạng đối với 5 bệnh viện và viện nghiên cứu; Thẩm định và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ xếp hạng đặc biệt đối với 4 bệnh viện.

Triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng trường, công nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường của 11/11 trường đại học và 1 trường cao đẳng trực thuộc Bộ. Đôn đốc, hướng dẫn các trường xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế dân chủ, quy chế tài chính và kiện toàn Ban Giám hiệu của các trường theo đúng quy định.

Trong chỉ đạo tổ chức sắp xếp hệ thống y tế tại các địa phương. Thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình trung tâm y tế đa chức năng (thay thế Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016). Hiện đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở y tế thuộc UBND cấp tỉnh và phòng y tế thuộc UBND cấp huyện (thay thế Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015).

Đối với tuyến tỉnh: 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh) trên cơ sở sáp nhập các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng tuyến tỉnh (từ 5 đến 9 đơn vị), giảm các đầu mối đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.

Đối với tuyến huyện: Thống nhất mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng, thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dân số và các dịch vụ y tế khác, trực tiếp quản lý các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh (nếu có). Đến nay, 100% đơn vị cấp huyện có trung tâm y tế huyện; trong đó 59/63 tỉnh, thành phố đã sáp nhập trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình vào trung tâm y tế huyện; 19 tỉnh, thành phố vẫn duy trì 131 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (hạng II) (không sáp nhập vào trung tâm ttế huyện).

Đối với tuyến xã: 62/63 tỉnh, thành phố quy định trạm t tế xã, phường, thị trấn là đơn vị thuộc trung tâm y tế huyện.

Về phân cấp quản lý: Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đã phân cấp; tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định các nội dung phân cấp. Các lĩnh vực phân cấp tiếp tục thực hiện theo lộ trình phân cấp theo các Nghị quyết của Chính phủ. Cụ thể: Thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 và Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp công tác quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế đã chủ động phân cấp nhiều lĩnh vực theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế cho các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau: (xin xem thêm báo cáo số 751/BYT-TCCB ngày 18/02/2019 của Bộ Y tế về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Bộ Y tế)

Trong lĩnh vực khám chữa bệnh đã phân cấp việc cấp chứng chỉ hành nghế y; cấp thu hồi giấy phép hoạt động đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn, cho phép thẩm định các cơ sở đủ điều kiện thụ tinh nhân tạo; phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu và danh mục kỹ thuật bổ sung của cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh,....

 Lĩnh vực Y tế dự phòng đã phân cấp cho Sở Y tế trong Cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II; Công bố dịch truyền nhiễm nhóm B, nhóm C; Áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, giám sát bệnh truyền nhiễm trên địa bàn và công bố dịch, tổ chức biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, tiếp nhân hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế,...

Lĩnh vực An toàn Thực phẩm đã phân cấp: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;  tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩmđối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.

 Lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm phân cấp trong việc Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế và cấp thẻ cho Người giới thiệu thuốc; duyệt dự trù thuốc thành phẩm hướng tâm thần, tiền chất cho cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo chuyên ngành Y-dược, trung tâm cai nghiện trên địa bàn.

Lĩnh vực Trang thiết bị y tế phân cấp trong việc cấp số đăng lý lưu hành sản phẩm TTBYT sản xuât trong nước, cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý TTBYT,....

Lĩnh vực Tổ chức Cán bộ đã thực hiện nhiều phân cấp như về quản lý biên chế công chức, phân cấp về tuyển dụng công chức, phân cấp về đánh giá công chức,  phân cấp thẩm quyền về quyết định vị trí việc làmphân cấp về quản lý biên chế viên chức, phân cấp về tuyển dụng, sử dụng viên chức, phân cấp về đánh giá phân loại viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, phân câp thẩm quyền về quản lý hồ sơ viên chức...

Lĩnh vực kế hoạch tài chính: việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua thuốc, hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động thường xuyên của các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Y tế; phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản cố định của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Y tế,….

Bộ Y tế cũng đã tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã phân cấp cho địa phương và phân cấp cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Hàng năm, theo chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước được quy định, Bộ Y tế tổ chức đoàn đi kiểm tra việc triển khai thực hiện phân cấp cấp cho địa phương với kết quả là nhiều phát hiện sau kiểm tra được kiến nghị bằng văn bản để các địa phương kịp thời điều chỉnh, hoặc với những kiến nghị thu hồi những giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định….

Kế hoạch sau năm 2020, Bộ Y tế tiếp tục rà soát các nội dung sẽ phân cấp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ cho địa phương tập trung vào các lĩnh vực quản lý dược, mỹ phẩm, quản lý y dược cổ truyền, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế và một số lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành y tế và thực hiện chủ trương của Chính phủ đã đề ra.

Về kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ:  Năm 2021, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ bảo đảm tỷ lệ 30% trên tổng số các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định. Nội dung của Kế hoạch năm gồm việc kiểm tra, giám sát công tác tiếp nhận, tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí sắp xếp, sử dụng đối với cán bộ, công chức viên chức thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế theo quy định; hướng dẫn các đơn vị sự  nghiệp trực thuộc Bộ Y tế thực hiện và phê duyệt việc nâng lương thường xuyên, nâng lương sớm và các chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức, viên chức...

 Kết quả kiểm tra hàng năm: 100% các đơn vị đều có Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động được thẩm định và phê duyệt; 85% các đơn vị có Quy hoạch phát triển được phê duyệt; hơn 95% các đơn vị được kiểm tra có đủ các tổ chức trực thuộc theo quy hoạch được phê duyệt; Có 95% các đơn vị ban hành đầy đủ các quy chế nội bộ và có 95% các đơn vị ban hành chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc số còn lại hiện đang trong quá trình hoàn thiện chưa hoàn thành.

Về công tác tuyển dụng: Hầu hết các đơn vị thực hiện công tác tuyển dụng theo đúng quy trình tổ chức xét/thi tuyển theo quy định của Chính phủ và Bộ Nội vụ;  Tuy vậy, một số đơn vị không tuyển hết số biên chế được giao; chất lượng các kỳ thi còn hạn chế như chưa đưa ra những tiêu chí khách quan, tự đề ra tiêu chuẩn dự thi hoặc xét tuyển phải qua thời gian hợp đồng tại đơn vị là chưa đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn dự thi hoặc xét tuyển viên chức. Một số đơn vị thành lập Hội đồng xét tuyển nhưng Hội đồng lại làm luôn nhiệm vụ Ban giám khảo của tất cả các đối tượng dự thi/xét tuyển viên chức...

Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý: Nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng quy trình quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nên số lượng đơn vị trực thuộc bộ được công nhận quy hoạch còn thấp; số lượng cán bộ quản lý quy hoạch chưa đủ theo quy định; nguyên tắc thực hiện quy hoạch đôi khi chưa „động” và „mở”; đặc biệt là việc rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm chưa thực hiện đúng theo quy định đó là việc rà soát, bổ sung quy hoạch cần thực hiện 01 lần vào thời điểm quý I hàng năm.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm: Các đơn vị tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định về thời hạn, không để quá thời hạn theo quy định là 05 năm. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa bổ nhiệm đủ cấp trưởng, cấp phó các tổ chức trực thuộc của mình, vẫn còn tình trạng làm kiêm nhiệm tại một số chức danh quản lý trong đơn vị.

Về kiểm tra thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật: các đơn vị thực hiện tốt chế độ tiền lương, phụ cấp, giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chế độ phụ cấp độc hại, ưu đãi nghề. Không xảy ra khiếu kiện, thắc mắc về công tác chế độ chính sách. (3578.2)

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế .



Tin liên quan