TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 CỦA BỘ Y TẾ

01/08/2022 | 10:33 AM

 | 

Thực hiện Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ

tướng Chính phủ về việc triển khai một số nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Y tế đã ban hành Quyết  định số 225/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 thành lập Tổ công tác triển khai Đề án 06.  Ngày 30/1/2022, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-BYT ban  hành Kế hoạch của Bộ Y tế thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Qua 6 tháng triển khai Đề án tại Bộ Y tế, một số tồn tại, hạn chế nổi lên là: Hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Y tế chưa đảm bảo về an toàn thông
tin, an ninh mạng để triển khai kết nối các hệ thống, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Bộ Y tế sẽ chủ động đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tuy nhiên rủi ro về tiến độ vì việc nâng cấp cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Các quy định trước đây, đối với việc khai báo thông tin của người bệnh khi  đi khám chữa bệnh đều không có thông tin về CCCD. Do đó, hiện nay phần  lớn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu Bộ Y tế đang triển khai đều không có thông tin CCCD hoặc số định danh cá nhân để có thể kết nối, xác thực, chia sẻ với Cơ  sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngày 24/3/2022, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng thực hiện việc “làm sạch” dữ liệu. Tuy nhiên, kết quả cho thấy công tác triển khai “làm sạch” dữ  liệu thực hiện rất chậm, không hoàn thành theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06.

Thực tế kiểm tra tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh cũng như báo cáo của một số tỉnh, thành phố, Bộ Y tế nhận thấy do một số nguyên nhân như sau:

Một là, việc triển khai các văn bản Bộ Y tế tới các đơn vị tuyến dưới ở một số tỉnh còn chậm trễ (tại Tây Ninh ngày 19/04/2022, sau gần 1 tháng Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo về việc “làm sạch” dữ liệu, Trung tâm y tế huyện mới nhận được văn bản chỉ đạo của tỉnh về việc này). Các tỉnh cũng chưa thực sự chỉ đạo quyết  liệt và thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.

Hai là, công tác “làm sạch” dữ liệu có sự tham gia của lực lượng công an cơ sở, tuy nhiên thiếu sự chỉ đạo của Tổ công tác Đề án 06 các cấp, không huy động sự vào cuộc của các lực lượng khác để hỗ trợ ngành y tế nên tiến độ thực hiện rất chậm.

Ba là, hệ thống phần mềm còn nhiều lỗi, tốc độ xử lý chậm. Một số trường hợp thông tin trên phần mềm tiêm chủng đã đúng và khớp với CSDL quốc gia về  dân cư nhưng hệ thống vẫn báo sai, dẫn đến cơ sở y tế mất nhiều thời gian xác  minh, sàng lọc đối tượng.

Bốn là, trong thời điểm cao điểm dịch bùng phát tại các tỉnh, thành phố,
việc thực hiện tiêm chủng cho người dân là ưu tiên hàng đầu, rất nhiều người dân  khai thông tin không đầy đủ, chính xác dẫn tới việc hiện nay không đủ thông tin  để tiến hành xác minh.

Năm là, thời gian vừa qua nhiều cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang thực hiện tiêm vét mũi 3 cho người dân và cho đối tượng trẻ em nên cũng ảnh hưởng đến việc “làm sạch” dữ liệu.

Qua triển khai, Bộ Y tế có một số kiến nghị là:

Thứ nhất, Bộ Y tế đề nghị Thường trực Tổ công tác Đề án 06 đôn đốc, yêu  cầu các địa phương hoàn thiện Quy chế, kế hoạch hoạt động Tổ công tác Đề án  06 các cấp và điều hành, đôn đốc hoạt động của Tổ.

Thứ hai, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an hỗ trợ tài nguyên cài đặt Sổ Sức khoẻ
điện tử, Cổng thông tin tiêm chủng, Hệ thống quản lý điều hành tiêm chủng.

Thứ ba, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an tiếp tục hỗ trợ đánh giá an toàn, an  ninh thông tin Hệ thống thông tin quản lý kết quả xét nghiệm COVID-19 để chuẩn  bị đưa vào triển khai trên cả nước và ứng dụng Sổ Sức khoẻ điện tử để chuẩn bị  triển khai cài đặt trên hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thứ tư, Bộ Y tế đề nghị Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa vào  nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ nội dung: sử dụng chính thức số  định danh công dân trong khám bệnh chữa bệnh, phục vụ thu thập, kết nối, chia a sẻ các dữ liệu sức khoẻ của người dân. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn  thực hiện, triển khai tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. Đồng thời, đề  nghị Bộ Công an hỗ trợ, phối hợp thực hiện xác minh, xác thực thông tin người  dân khám chữa bệnh.



Tin liên quan