Thông tin cải cách hành chính tháng 5/2021

15/05/2021 | 10:13 AM

 | 

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nội dung chủ yếu của khoa học hành chính, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế - xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… CCHC ở các nước khác nhau nên cũng mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, CCHC được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin cải cách hành chính tháng 5/2021

1. Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 896).

Sự ra đời của Đề án 896 đã tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam (250. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

2. Việc thành lập Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 896, xác định đây là Đề án quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản phương thức quản lý dân cư của tất cả các bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án tại các cấp đã được thành lập (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 896).

Ban Chỉ đạo 896 của Chính phủ do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban gồm Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo cấp Thứ trưởng của 13 Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Y tế; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Tại 21/22 Bộ, ngành, 63/63 địa phương thành lập Ban Chỉ đạo 896 để chỉ đạo triển khai đề án.

Văn phòng Ban Chỉ đạo 896 cũng được thành lập tương ứng với Ban chỉ đạo các cấp để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện. Riêng Văn phòng Ban Chỉ đạo 896/CP giai đoạn 2013 đến 2016 do Bộ Tư pháp chủ trì; giai đoạn 2017-2020 do Bộ Công an chủ trì để bảo đảm phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của đề án trong từng giai đoạn. Ban Chỉ đạo 896/CP đã có Quyết định số 245/QĐ-BCĐ896 ngày 31/10/2013 ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; 21/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án 896 trong đó xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến triển khai Đề án (397. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

3. Công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020

Ban Chỉ đạo 896 các cấp đã chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của đề án, trong đó Ban Chỉ đạo 896/CP đã có Quyết định số Ban Chỉ đạo 896/CP

Căn cứ các Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch hàng năm được phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình và nhiều nơi đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện hàng năm và Hội nghị chuyên đề triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 896. Trên cơ sở tình hình thực tiễn, Ban Chỉ đạo đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 19/4/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020; ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 về việc tăng cường sự phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (309. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

4. Công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020

Quá trình triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (896), Ban Chỉ đạo Đề án 896 và Văn phòng Ban chỉ đạo các cấp đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nắm tình hình công tác triển khai thực hiện Đề án 896 tại các Bộ, ngành, địa phương. Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng năm nhằm đánh giá tình hình kết quả, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 896 theo từng năm và giai đoạn 2013-2020. Qua đó, đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 896, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện để hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương tháo gỡ; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 896, nhất là nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Riêng Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896/CP đã thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra đột xuất tại một số Bộ, ngành, địa phương (Năm 2019, kiểm tra tại 08 địa phương: Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Đắk Lắk, Bến Tre, Điện Biên, Sơn La; Năm 2020, kiểm tra tại 03 Bộ và 06 địa phương, bao gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Bạc Liêu, Cà Mau …) (350. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

5. Công tác truyền thông về Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896)

 Công tác truyền thông về Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-202 (896) cũng được quan tâm đẩy mạnh thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính cấp bách của Đề án 896. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành, huy động tối đa nguồn nhân lực và sự đồng thuận tích cực của người dân về những vấn đề liên quan.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về các nội dung của Đề án nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để thực hiện, nhất là các nội dung liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số định danh cá nhân; vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số định danh cá nhân trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành thông qua số định danh cá nhân; giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai và tính khả thi của Đề án...(279. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

  1. Những nội dung của Đề án 896 là cơ sở để Chính phủ, Quốc hội xem xét trong quá trình thông qua Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân

Hai nội dung quan trọng được xác định trong Đề án 896 gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và số định danh cá nhân được luật hóa tại các Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân. Đây là những công cụ quan trọng để phục vụ mục tiêu cải cách hành chính của Chính phủ.

Luật Căn cước công dân quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, việc quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Chính phủ quy định. Hệ thống gồm 18 nội dung thông tin cơ bản nhất của công dân, là căn cứ để kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được lấy từ Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và tàng thư (quy định tại Luật căn cước công dân), cơ sở dữ liệu về cư trú (quy định tại Luật cư trú), cơ sở dữ liệu hộ tịch (quy định tại Luật Hộ tịch), các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác lấy từ công dân và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin. Trong đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là nguồn thông tin đầu vào chính cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ 2016, số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh khi thực hiện đăng ký khai sinh và là số thẻ căn cước công dân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức (388. 1)

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

  1. Cơ sở pháp lý để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 về cơ bản đã được ban hành đầy đủ

Trên cơ sở các nội dung được quy định tại Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật (Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch) trong đó tập trung quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấu trúc số định danh cá nhân, phương thức kết nối, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và quy định cụ thể thủ tục cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh và khi cấp Thẻ căn cước công dân, đồng thời ban hành nhiều Thông tư theo thẩm quyền để triển khai thực hiện. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành Nghị định 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan ban hành Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/04/2017 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - QCVN 109:2017:BTTTT, Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia và xây dựng trang website chuyên đề về thực thi Quy chuẩn số QCVN 109:2017:BTTTT tại địa chỉ trên Internet để hướng dẫn việc thực thi quy chuẩn đăng tải các văn bản, tài liệu liên quan để triển khai Đề án (469. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

8. Nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Luật căn cước công dân là cơ sở dữ liệu dùng chung do Bộ Công an quản lý. Trên cơ sở Quyết định số 2083/QĐ-TTg 26/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đã phê duyệt Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Quyết định số 2308/QĐ-BCA-HĐTĐ ngày 16/6/2016 về việc quyết định đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn nên chưa triển khai được, các Bộ, ngành đã phối hợp tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

Trên cơ sở Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội và đề xuất của Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan, ngày 11/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành tích hợp các dịch vụ, ứng dụng, thông tin sử dụng thông tin trong chíp điện tử, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân (326. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

9. Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 2 dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (ngày 11/3/2020) và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân (ngày 03/9/2020), Bộ Công an đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai dự án do Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp là Trưởng Ban, 03 Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an là Phó Trưởng ban và các Cục nghiệp vụ liên quan tham gia. Xác định việc thực hiện 2 dự án là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn lực lượng và tập trung chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt, với lộ trình và bước đi cụ thể kèm theo các mốc thời gian phải hoàn thành tính theo từng ngày (trong đó xác định 48 nhiệm vụ lớn, chia thành 8 nhóm để thực hiện dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 55 nhiệm vụ lớn, chia thành 9 nhóm để thực hiện dự án Căn cước công dân), với phương châm chỉ đạo xuyên suốt là phải bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí; đồng thời, với tinh thần vừa chạy, vừa xếp hàng” để phấn đấu đạt mục tiêu đến ngày 26/2/2021 bấm nút khai trương 2 hệ thống và cơ bản hoàn thành 2 dự án trước ngày 01/7/2021.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Bộ Công an đã huy động nguồn nhân lực lớn từ Trung ương đến địa phương để triển khai thực hiện dự án; trong đó đặc biệt tập trung nguồn nhân lực tại cơ sở phục vụ thu thập, cập nhật bổ sung thông tin dân cư. Tiến hành rà soát nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin của Công an các đơn vị thuộc Bộ Công an, Công an các địa phương để bố trí đủ nhân lực có chất lượng; ưu tiên cho phép tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin ngoài lực lượng để phục vụ quản trị, vận hành hệ thống. Bảo đảm tiêu chuẩn, kinh nghiệm thực tiễn của hệ lực lượng để tăng cường, bổ sung phục vụ xây dựng, vận hành dự án; xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cụ thể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đã bố trí 44.824 Công an chính quy tại 8.621 Công an xã, thị trấn trong toàn quốc; 100% các tỉnh, thành phố đã triển khai bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, đạt trung bình mỗi xã bố trí ít nhất 05 đồng chí. Đến nay, về cơ bản nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân đã được thực hiện theo đúng tiến độ (558. 1).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.

10. Công tác rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân

Quá trình triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai 2 dự án. Trong đó, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát 5 Luật, 02 Nghị định, 12 Thông tư cần sửa đổi; đã xây dựng, đề xuất Quốc hội thông qua Luật Cư trú sửa đổi tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với nhiều nội dung đổi mới quan trọng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021; đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân; Bộ Công an đã ban hành Thông tư 06/TT-BCA ngày 23/01/2021 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân mới có gắn chip điện tử và đang tích cực xây dựng các văn bản khác, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân (274. 0.5).

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ Y tế.



Tin liên quan