HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thuốc lá dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam, cần tăng thuế mạnh hơn

07/12/2024 | 13:30 PM

 | 

Mặc dù giá thuốc lá đã tăng sau các đợt điều chỉnh thuế, tuy nhiên sức mua thuốc lá vẫn duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy việc tăng thuế chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng... Trong khi thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam, chiếm 15% tổng số ca tử vong..

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên các nhà Kinh tế Việt Nam lần thứ 15 – VEAM 2024 diễn ra từ 4-6/12, phiên trình bày “Thuế vì sức khỏe” thu hút sự chú ý nhờ cung cấp góc nhìn sâu sắc về những tác động kinh tế và sức khỏe của thuốc lá và đồ uống có đường tại Việt Nam.

Phiên trình bày này gồm bốn bài nghiên cứu, tập trung vào các vấn đề như tác động của chi tiêu cho thuốc lá lên phúc lợi hộ gia đình, gánh nặng kinh tế do hút thuốc, sức mua thuốc lá khi tăng thuế và dự báo về thuế đồ uống có đường. Mỗi bài trình bày đều mang đến các phát hiện quan trọng và đề xuất cụ thể, tạo nền tảng cho các giải pháp chính sách hiệu quả hơn.

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam, chiếm 15% tổng số ca tử vong...

Một trong những nội dung nổi bật là bài nghiên cứu của nhóm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, phân tích mối liên hệ giữa chi tiêu cho thuốc lá và phúc lợi hộ gia đình cho thấy giảm chi tiêu cho thuốc lá không chỉ nâng cao phúc lợi hộ gia đình mà còn đặc biệt mang lại lợi ích cho các nhóm thu nhập thấp, nhóm ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá là rõ rệt nhất.

Ngoài tác động lên phúc lợi hộ gia đình, bài trình bày của Hội Kinh tế Y tế tập trung vào gánh nặng kinh tế của thuốc lá đối với xã hội. Theo nghiên cứu, thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam, chiếm 15% tổng số ca tử vong. Trong số này, 70% là những ca tử vong sớm trước tuổi 75.

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ đối với 10% gánh nặng bệnh tật tính bằng số năm sống mất đi do tử vong sớm và số năm sống không khỏe mạnh do bệnh tật. Có hơn 30 bệnh được khẳng định là do hút thuốc lá trực tiếp và 8 bệnh do hút thuốc thụ động. Trong tổng số bệnh đó có 16 loại ung thư, 4 bệnh tim mạch, 4 bệnh hô hấp và một số bệnh khác như đái tháo đường tuýp 2.

Tính đến năm 2022, tổng chi phí y tế và năng suất lao động mất mát do thuốc lá gây ra là 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP. So với mức đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá vào ngân sách nhà nước, một thực tế cho thấy tác động kinh tế tiêu cực của thuốc lá vượt xa số thu thuế từ thuốc lá mang lại.

Một góc nhìn khác được trình bày bởi nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), tập trung vào tác động của tăng thuế thuốc lá đối với sức mua.

Mặc dù giá thuốc lá đã tăng sau các đợt điều chỉnh thuế, nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập cá nhân tại Việt Nam nhanh hơn mức tăng giá thuốc lá, khiến sức mua thuốc lá vẫn duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy việc tăng thuế chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá.

Từ góc độ chính sách, nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các đợt tăng thuế mạnh mẽ hơn, đồng thời điều chỉnh thường xuyên để theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Phiên trình bày “Thuế vì sức khỏe” thu hút nhiều chuyên gia kinh tế, y tế, sức khỏe và các đại biểu tham dự.

Bên cạnh các nghiên cứu về thuốc lá, phiên trình bày cũng đề cập đến tác động của áp thuế đồ uống có đường trong đó chỉ ra, theo số liệu của Statista , tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng đáng kể, từ 47,65 lít/người vào năm 2013 lên 70,56 lít/người vào năm 2020.

Các bằng chứng quốc tế đã chỉ mỗi liên quan thuận chiều của sử dụng đồ uống có đường với tăng các nguy cơ về sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng tới hệ xương răng, nguy cơ hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch.

Việt Nam đang phải đối mặt với gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành trong thập kỷ qua. Ở trẻ 5-19 tuổi, tỷ lệ này tăng từ 8,5% (2010) lên 19% (2020), cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á (17,3%), cao hơn tỷ lệ tại các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình của khu vực (13,4% tại Campuchia, 16,6% tại Lào, 14,1% tại Myanmar, 14,5% tại Philippines, 18.0% tại Indonesia).

Để giải quyết tình trạng này, nhóm nghiên cứu đề xuất áp dụng mức thuế đồ uống có đường ở để tăng giá bán lẻ lên 20% theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm giảm sức mua và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến