HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, vì sao vẫn cần tiêm vaccine?

26/01/2022 | 14:14 PM

 | 

Nhu cầu thông tin về vaccine COVID-19 cho trẻ em đang được rất nhiều bậc cha mẹ tìm kiếm. Vậy vaccine COVID-19 có an toàn và hiệu quả với trẻ?

1. Vaccine COVID-19 có an toàn cho trẻ?

Hồ sơ các loại vaccine COVID-19 đều cho thấy an toàn, bao gồm cả dữ liệu dành cho trẻ em. Gần đây nhất, vaccine Pfizer đã được phép sử dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi dựa trên kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em cho thấy không có lo ngại về an toàn.

Nghiên cứu trước đây về vaccine Pfizer ở trẻ em từ 12-15 tuổi cho thấy các tác dụng phụ tương tự như các tác dụng phụ được báo cáo ở người lớn, bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau đầu. Những tác dụng phụ này thường ít nghiêm trọng hơn ở trẻ em so với người lớn. Trẻ có thể cảm thấy các triệu chứng giống như cúm trong vài ngày, nhưng nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, vì sao vẫn cần tiêm vaccine? - Ảnh 1.

Nếu trẻ thấy khó chịu, cha mẹ có thể điều trị các triệu chứng sau khi tiêm vaccine bằng thuốc không kê đơn như paracetamol. Lưu ý, không nên cho trẻ uống thuốc trước khi tiêm vì không rõ thuốc có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch như thế nào.

2. Vaccine COVID-19 có hiệu quả ở trẻ em?

Trong hai thử nghiệm lâm sàng mà Pfizer đã thực hiện ở trẻ em, cả hai đều cho thấy vaccine mang lại hiệu quả. Trong nghiên cứu ở trẻ em từ 5-11 tuổi, liều lượng bằng 1/3 lượng được tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên cho thấy hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng với các triệu chứng là 90,7%, có nghĩa là hầu hết trẻ em trong thử nghiệm lâm sàng không bị bệnh. Trong nghiên cứu trước đó về trẻ em từ 12-15 tuổi, không có trường hợp nhiễm trùng nào trong số những trẻ được tiêm vaccine.

3. Nếu trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, tại sao vẫn cần tiêm vaccine? 

Lý do đầu tiên là để tránh bệnh nặng tiềm ẩn và các triệu chứng lâu dài do nhiễm COVID-19. Mặc dù trẻ em thường ít gặp trường hợp COVID-19 nghiêm trọng hơn so với người lớn, nhưng vẫn có những trường hợp COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ em, bao gồm cả nhập viện và tử vong. Ngoài ra, có những biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, như hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C). Đây là tình trạng trong đó các hệ thống cơ quan khác nhau như tim và phổi bị viêm, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Lý do thứ hai là để bảo vệ cả gia đình và cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương. Càng nhiều người được tiêm chủng, càng tạo ra miễn dịch cộng đồng. Trẻ em và thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, vì vậy chúng là một phần quan trọng trong việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

4. Khi nào trẻ dưới 5 tuổi đủ điều kiện được tiêm vaccine COVID-19?

Nhiều nhà sản xuất đang nghiên cứu vacine cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng vẫn chưa có thời hạn để các cơ quan y tế có thẩm quyền xem xét cho phép tiêm vaccine cho trẻ nhỏ hơn.

Vaccine luôn được thử nghiệm đầu tiên ở người lớn để đảm bảo an toàn trước khi chuyển xuống độ tuổi thanh thiếu niên sau đó là trẻ nhỏ hơn. Quy trình này giúp các nhà nghiên cứu đảm bảo tính an toàn của vaccine và xác định liều lượng phù hợp cho trẻ em.

5. Liều lượng vaccine COVID-19 cho trẻ

Liều lượng vaccine được phép sử dụng ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi nhỏ hơn liều lượng dành cho người lớn và thanh thiếu niên. Điều này không phải do kích thước của trẻ nhỏ hơn như nhiều người lầm tưởng, mà thay nó liên quan đến hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh ở bệnh nhân nhỏ tuổi. Liều thấp hơn đã được thử nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo trẻ em tạo ra đủ kháng thể để bảo vệ chúng và giảm thiểu bất kỳ tác dụng phụ nào từ vaccine.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến