HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 13:06

Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 01:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15

Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 07:32

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 14:08

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 13:56

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 06:40

Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 02:29

Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 09:49

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 02:15

Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 01:49

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 05:04

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 00:58

Bộ Y tế chủ động triển khai ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) năm 2024

Thứ Sáu, ngày 06/09/2024 10:23

Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 14:27

Kỷ niệm 60 năm thành lập thanh tra y tế: Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh tra trong ngành Y tế

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 09:23

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Thứ Tư, ngày 04/09/2024 09:53

Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh

Thứ Tư, ngày 04/09/2024 07:51

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?

27/08/2024 | 15:20 PM

 | 

Sởi, quai bị, rubella đều là những bệnh truyền nhiễm gây dịch chưa có thuốc đặc hiệu, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, nhất là với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai…

1. Vaccine sởi, quai bị, rubella có tác dụng gì?

Vaccine sởi, quai bị, rubella là vaccine dạng phối hợp, chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella bằng cách tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Bệnh sởiBệnh sởi gây ra bởi virus sởi. Các triệu chứng điển hình khi mắc sởi bao gồm sốt cao, sổ mũi, ho khan, đau họng, viêm kết mạc, chảy máu cam... Ban sởi xuất hiện tuần tự từ đầu - mặt - cổ đến ngực - lưng - bụng, rồi tới các chi.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như viêm phổi nặng, viêm não - màng não, thậm chí là tử vong. Đối với phụ nữ đang mang thai, có thể gây sảy thai, sinh non hoặc dị dạng thai nhi, mù lòa ở trẻ sơ sinh.

- Bệnh quai bị: Quai bị cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Khi phát bệnh, người bệnh bị sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng má và hàm). Triệu chứng của bệnh quai bị đôi khi bị nhầm lẫn với sưng hạch bạch huyết hay sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm.

Ngoài ra, một số triệu chứng không điển hình có thể xuất hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm não - màng não tủy; viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây giảm số lượng tinh trùng và vô sinh...

Bệnh Rubella: Sau 2-3 tuần kể từ khi virus Rubella xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có thể sốt, nổi hạch, phát ban - những biểu hiện này khá giống với bệnh sởi. Nhìn chung các triệu chứng thường nhẹ, nhưng nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc sảy thai.

Cho đến nay, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus sởi, quai bị, rubella là chủ động tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng. Việc này sẽ giúp phòng bệnh và tránh nguy cơ bùng phát dịch nguy hiểm trong cộng đồng.

Vaccine sởi, quai bị, rubella giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 bệnh truyền nhiễm.

2. Vaccine sởi, quai bị, rubella tiêm mấy mũi?

Lịch tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay gồm 2 mũi. Mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ được 12 - 15 tháng. Tiêm mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu tiên 4 năm hoặc tiêm khi trẻ 4 - 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.

Trường hợp trẻ tiêm vaccine sởi đơn lúc 9 tháng tuổi thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phối hợp sởi - quai bị - rubella mũi 1, nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.

Riêng đối với phụ nữ có dự kiến sinh con, cần hoàn tất mũi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Sau khi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella, miễn dịch cơ thể đối với virus gây bệnh sẽ kéo dài suốt đời, giúp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, ngăn ngừa các biến chứng do những bệnh này gây ra. 

Mặc dù loại vaccine này cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người, nhưng miễn dịch này có thể giảm theo thời gian và một số người có thể không còn được bảo vệ chống lại bệnh quai bị trong suốt cả cuộc đời.

Một số ít người mặc dù đã được chủng ngừa hai liều vaccine vẫn có thể mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella nếu họ tiếp xúc gần với virus gây ra những bệnh này, có thể là do hệ thống miễn dịch của họ không đáp ứng tốt với vaccine hoặc miễn dịch của họ giảm theo thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh nói chung nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng.

3. Một số phản ứng phụ khi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella?

Một số phản ứng sau tiêm tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi. Do thành phần có trong vaccine quai bị, người tiêm chủng cũng có thể bị viêm tuyến mang tai.

Sau tiêm chủng, cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ…

Tránh dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá… Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 


Thăm dò ý kiến