HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 09:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Sai lầm người thân hay mắc phải khi người cao tuổi bị đột quỵ

07/08/2019 | 02:25 AM

 | 

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi (NCT), nhất là những NCT có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường. Nếu không biết cách xử trí hợp lý, người bệnh có nguy cơ bị biến chứng và tử vong rất cao.

 

Nguy cơ đột quỵ gia tăng theo tuổi

GS.TS Lê Đức Hinh, nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết, đột quỵ não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột. Có 2 dạng của đột quỵ não là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Cả hai đều xảy ra đột ngột. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý. Tình trạng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.

Theo GS.TS Lê Đức Hinh, ở người lớn tuổi, đột quỵ thường là do nhồi máu não hoặc xuất huyết não trên nền yếu tố nguy cơ như: Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, đặc biệt là tăng huyết áp. Bởi lẽ, tỷ lệ NCT bị tăng huyết áp rất cao. Thêm vào đó, nếu không được kiểm soát tốt hoặc có những biến động về mặt tâm lý, NCT có thể bị chấn động mạnh, từ đó gây nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não. Nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời, NCT rất dễ tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, đột quỵ do nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp, là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng Cholesterol máu, hút thuốc lá... Tại Việt Nam, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, nghĩa là, tuổi càng cao, càng dễ có nguy cơ bị đột quỵ.

Theo các chuyên gia, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư trên toàn thế giới, đứng hàng đầu về tàn tật ở người trưởng thành, là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được phát hiện sớm còn thấp. Nhiều người bệnh đột quỵ chưa được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức, đây là thiệt thòi cho người bệnh bởi khi người bệnh đến viện sau 6 giờ có biểu hiện đột quỵ thì cơ hội điều trị tối ưu đã bị bỏ qua. Thời gian đó càng lâu thì phần tế bào não bị chết do thiếu oxy càng lớn vì không thể phục hồi. Người bệnh sẽ phải chấp nhận các di chứng thậm chí là tử vong.

Sai lầm hay gặp với người bị đột quỵ não

Theo GS.TS Lê Đức Hinh, hiện nay vẫn còn rất nhiều người do chưa thật sự hiểu biết về căn bệnh đột quỵ não dẫn đến nhầm tưởng với một cơn cảm gió hoặc đau đầu thông thường. Lúc này, người bệnh không đến bệnh viện ngay mà lại tự ý mua thuốc cảm uống hoặc chỉ đánh gió cho đến khi bệnh trở nên nặng mới nhập viện thì lúc này khả năng để hồi phục là rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người nhà thấy huyết áp bệnh nhân tăng cao liền cho uống thuốc hạ huyết áp, việc làm này khiến huyết áp của bệnh nhân tụt xuống, càng làm cho dòng máu lên não yếu đi khiến tình trạng ngày càng xấu đi.

Mặt khác, đột quỵ có 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não nhưng nhiều người cứ nghe đột quỵ là sợ, đều nghĩ như vậy là xuất huyết và xuất huyết nghĩa là chảy máu. Họ nghĩ rằng, chỉ cần nghiêng người bệnh là máu chảy ào ra. Chính quan niệm này khiến họ nghĩ rằng, khi ai đó bị đột quỵ, cần giữ cho người bệnh nằm nguyên một tư thế, thậm chí không được nhúc nhích đầu trên giường là tốt nhất. Tuy nhiên, đây là quan niệm rất sai lầm, tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông, có khi tắc mạch đến các chi. Lúc này điều trị vô cùng khó khăn, kể cả bác sĩ dùng chống đông cũng không còn hiệu quả. Bởi vậy, mọi người cần thay đổi quan niệm này. Cần cho người bệnh vận động nhẹ nhàng. Có thể chỉ là động tác co tay chân trên giường càng sớm càng tốt để tránh những huyết khối, máu đông ở những giờ đầu tiên.

Một sai lầm nữa cũng hay gặp khi xử trí người bị đột quỵ là người thân dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay của người bệnh. Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chỉ có những bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện những biện pháp châm máu ở 10 đầu ngón tay. Tuy nhiên, y học cổ truyền thường châm máu ở đầu ngón tay trong trường hợp sốt cao co giật, còn một người bị tai biến mạch máu não thì không nên làm, có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Theo Đông y, châm 10 đầu ngón tay đồng nghĩa với giảm nguyên khí, tức là làm cho máu không lưu thông, đây là điều không nên làm trong xử trí đột quỵ não.

Các chuyên gia khuyến cáo, để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng, bệnh nhân đột quỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không bõ lỡ "thời gian vàng" trong cấp cứu người bị đột quỵ. Với những NCT, nên đi khám định kỳ để phát hiệm sớm loại trừ những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu... Đặc biệt, với những nhóm người hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng các chất kích thích; người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cần "đi trước một bước", tức là dự phòng, tầm soát bệnh càng sớm càng tốt để ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Bên cạnh đó, NCT nên tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp, vừa sức như tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ; không ăn nhiều mỡ, đồ ngọt, tinh bột; hạn chế muối; nên ăn nhiều rau, củ, quả, bổ sung vitamin… để kiểm soát cân nặng, đường huyết, tránh tăng cân, béo phì. Hơn nữa, tránh stress, xúc động, đi ngủ đúng giờ để giữ tinh thần minh mẫn, tránh bị đột quỵ.

Nguồn: Báo Gia đình và hội


Thăm dò ý kiến