HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

TPHCM: Tưng bừng tổ chức Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 07/04/2024 13:05

Thủ tướng thăm bệnh viện hạng Đặc biệt ở miền Trung: "Làm tốt rồi tốt hơn nữa, quyết tâm rồi quyết tâm cao hơn..."

Chủ Nhật, ngày 07/04/2024 10:06

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao, hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam năm 2030

Thứ Bẩy, ngày 06/04/2024 08:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan truy tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho người hiến đa tạng

Thứ Sáu, ngày 05/04/2024 09:17

Đoàn công tác của Bộ Y tế và Ngân hàng thế giới làm việc với UBND tỉnh Sơn La

Thứ Năm, ngày 04/04/2024 08:43

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Sai lầm người cao tuổi hay mắc khi điều trị bệnh Alzheimer

17/08/2019 | 03:28 AM

 | 

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên, có đặc điểm điển hình là giảm trí nhớ ngắn hạn. Hội chứng này có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer, chiếm 60-80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ. Đặc biệt, bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi (NCT).

 

Alzheimer là bệnh lý điều trị giảm triệu chứng nên điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, người bệnh cần được tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bệnh. ảnh minh họa

Bệnh gây nhiều phiền toái đối với NCT và gia đình

Theo BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), Alzheimer là bệnh sa sút trí tuệ tiến triển ở người lớn tuổi, căn nguyên có thể do sự thoái hóa của các sợi dây thần kinh hoặc bị tổn thương, mất cân bằng sản xuất hormone, có thể do yếu tố gene hoặc do yếu tố môi trường.

Các triệu chứng của bệnh Alzheimer thông thường xuất hiện ở tuổi 80 – 90, cá biệt có trường hợp sớm ở tuổi 50 – 60. Nguy cơ mắc bệnh tăng mạnh theo độ tuổi. Biểu hiện sớm của rối loạn nhận thức gồm quên tên người rất quen biết hoặc những sự kiện mới, hay lẫn lộn; các triệu chứng nhận thức cảm xúc là cảm xúc không ổn định, hay bực dọc, thường phản ứng bùng nổ cảm xúc với bạn bè và người thân, xua đuổi mọi người không chịu tiếp xúc, gây ra các vấn đề tồi tệ, cảm xúc đối nghịch, chậm hiểu…

Giai đoạn đầu, người bệnh thường hay quên và thay đổi hành vi nhưng vẫn nhớ các sự kiện trong quá khứ. Song đến giai đoạn muộn thì bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn trí nhớ, mất khả năng phán đoán và suy luận, đặc biệt mọi hoạt động trong cuộc sống đều cần có người giúp đỡ.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý, bệnh dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, nhất là với NCT. Trong đó, hay vấp ngã hoặc bị các tai nạn chấn thương vùng đầu, gãy chân tay là những tai nạn thường xảy ra ở những NCT mắc bệnh Alzheimer. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Không những thế, theo TS Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Điều trị người già (Viện Sức khỏe tâm thần), bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ nói chung và bệnh nhân Alzheimer nói riêng, ngoài các triệu chứng về suy giảm chức năng nhận thức thường đi kèm với rối loạn cảm xúc, hành vi, loạn thần. Điều này gây áp lực rất lớn cho gia đình người bệnh, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc mà hậu quả khiến không ít người đã rơi vào trầm cảm.

Sai lầm khi điều trị của NCT mắc sa sút trí tuệ

Trên thực tế, các bác sĩ ở Viện Sức khỏe tâm thần nhận thấy, nhiều người nhà của bệnh nhân Alzheimer không nhận biết được ông bà, bố mẹ của mình mắc bệnh. Họ nghĩ đơn giản rằng đó là các triệu chứng thường gặp của tuổi già, không cần khám và điều trị. Đây là một sai lầm rất tai hại khiến sức khỏe của NCT ngày càng giảm sút và trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết, nhiều trường hợp người bệnh biết tình trạng bệnh của mình nhưng lại tự điều trị ở nhà bằng các loại thuốc bổ não và bổ sung vitamin. Điều này vừa tốn kém mà không đạt hiệu quả. Bởi lẽ, theo BS Hà An, trong điều trị các bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer không có các loại thuốc bổ não. Các loại thuốc mà không do bác sĩ chuyên khoa Tâm thần điều trị kê đơn chỉ là thuốc hỗ trợ, bổ trợ cho não chứ không phải thuốc chữa bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, không có chuyện người này có thể dùng đơn thuốc của người khác bởi không những không hiệu quả mà còn nguy hiểm. Một sai lầm khác mà các bác sĩ kể ra là có những trường hợp người bệnh đến khám, bác sĩ kê đơn uống trong 1 tháng, hẹn sau đó khám lại. Nhưng do không nhận thức đầy đủ, do điều kiện khó khăn (nhà xa cách bệnh viện, không có thời gian...), người bệnh mua luôn lượng thuốc uống cả năm. Tuy nhiên, người bệnh không nhận thức được rằng, qua lần tái khám, bác sĩ sẽ tùy theo diễn biến của bệnh, sự đáp ứng với thuốc mà điều chỉnh đơn. Làm như trên là người bệnh tự mình làm mất đi cơ hội điều trị, gây lãng phí, có khi còn thêm các nguy cơ cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, Alzheimer là bệnh lý điều trị giảm triệu chứng nên điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, người bệnh cần được tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu như: Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày; khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề; khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc; nhầm lẫn về thời gian và không gian; khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian; phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc; đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ; giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định; thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội; thay đổi cảm xúc và nhân cách.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh, NCT cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa (là loại chất béo có nguồn gốc từ động vật như: Mỡ bò, mỡ lợn và mỡ cừu, da của gia cầm...). Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất chống ô xy hóa cũng có tác dụng bảo vệ não hữu hiệu. Mặt khác, NCT cần kết hợp tập thể dục có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và ô xy lên não. Đây được coi là một trong những yếu tố giúp não khỏe mạnh, tránh được bệnh, những người có sức khỏe tổng thể tốt thường giảm được nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm cả Alzheimer.

Nguồn: Báo Gia đình xã hội


Thăm dò ý kiến