HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ sinh non tại Việt Nam

25/04/2025 | 13:46 PM

 | 

 

Sinh non gây tác động rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Đáng lo ngại, trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc các hội chứng suy hô hấp cấp và viêm phổi, mắc bệnh truyền nhiễm, làm tăng nguy cơ tử vong. Đáng chú ý, trẻ sinh non càng ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Chăm sóc trẻ sinh non tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chăm sóc trẻ sinh non tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bộ Y tế cho biết, trên thế giới cứ 10 trẻ sinh ra có một trẻ sinh non, Việt Nam cũng vậy. Hằng năm, ở nước ta có hơn 100 nghìn trẻ sinh thiếu tháng. Theo báo cáo, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh là do sinh non, nhẹ cân, ngạt, chấn thương trong khi sinh, dị tật và các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó nguyên nhân do sinh non, nhẹ cân chiếm tới 25%.

Trẻ sinh non phải đối mặt nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và hậu quả lâu dài do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như hội chứng suy hô hấp cấp và viêm phổi, điều này có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Hơn nữa, hệ miễn dịch còn yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, làm tăng nguy cơ tử vong và các biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, dự phòng giảm nguy cơ sinh non thật sự cần thiết và cần được ưu tiên trong các chiến lược về chăm sóc sức khỏe. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Trong bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, có hai nhóm quyền liên quan đến ngành y tế là: Quyền sống còn và quyền phát triển của trẻ em.

Thực hiện Công ước nêu trên, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự đầu tư của Chính phủ; sự nỗ lực, cống hiến của đội ngũ cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, Việt Nam đã thực hiện thành công trước thời hạn về các chỉ số giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, trẻ em và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Điều này đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, Việt Nam trở thành điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ sinh non tại Việt Nam ảnh 1

Các đại biểu tham dự mít- tinh hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non năm 2024 tại tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2023, chỉ số tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 22,1‰ xuống còn 18,2‰; ở trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 14,7‰ xuống còn 12,1‰; ở trẻ sơ sinh giảm từ 12‰ xuống còn 9,8‰. Việt Nam đang tích cực thực hiện các giải pháp, các can thiệp chuyên môn để giảm tử vong sơ sinh, trong đó đặc biệt chú trọng đến giảm tử vong trẻ sơ sinh nhẹ cân/non tháng.

Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến nhanh vượt bậc về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành sơ sinh. Chúng ta đã điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng thành công nhiều trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 500g và phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ, được đến trường học hành bình thường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, bước tiến vượt bậc về cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên toàn quốc, hiện nay, thách thức lớn đang đặt ra cho Việt Nam ba vấn đề chính cần được sự quan tâm, đó là: sự khác biệt khoảng cách về sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng, miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp từ hai đến ba lần so với thành thị, thậm chí tử vong mẹ của người dân tộc thiểu số H'Mông cao gấp bảy lần so với người Kinh.

Trong khi đó, tốc độ giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh chậm hơn nhiều so với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi. Tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển (tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của các nước này chỉ từ 2‰ đến 3‰). Trước tình trạng nêu trên, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa vào các can thiệp giảm tử vong sơ sinh, chú trọng giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh do đẻ non, nhẹ cân, bảo đảm cho mọi trẻ sinh non đều được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Để từng bước giảm tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân, góp phần giảm tử vong trẻ sơ sinh, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự chung tay của toàn cộng đồng; ý thức và thực hiện chăm sóc sức khỏe của phụ nữ có thai và sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp từ công tác truyền thông, cho đến việc chăm sóc phụ nữ có thai, dự phòng sinh non và chăm sóc, điều trị cho trẻ sinh non.

Nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ sinh non tại Việt Nam ảnh 2

Chăm sóc trẻ sinh non tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Ngành y tế các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc triển khai và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có chất lượng; nâng cao chất lượng và tỷ lệ sàng lọc một số bệnh tật trước khi sinh và trẻ sơ sinh; chăm sóc và theo dõi thai kỳ cho các bà mẹ mang thai và trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phát hiện kịp thời phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non để được tư vấn, tiếp cận chăm sóc và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa.

Mặt khác, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước khi mang thai nhằm giảm rủi ro và bảo đảm phụ nữ khi mang thai có sức khỏe tốt nhất; các phụ nữ được phát hiện có nguy cơ sinh non cần được tiếp cận chăm sóc và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa giúp họ có thể phòng sinh non hiệu quả; ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các nền tảng cơ sở dữ liệu về sức khỏe để quản lý sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm nguy cơ sinh non từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến