HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Cho đi là còn mãi

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:45

Thứ trưởng Bộ Y tế: Quảng Bình cần chủ động hơn trong công tác đào tạo cán bộ, nhân viên y tế

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:40

Điều trị vô sinh, hiếm muộn, đáp ứng khát vọng, mong muốn của các gia đình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người dân.

Thứ Ba, ngày 25/06/2024 09:51

Lễ tưởng niệm 40 năm ngày mất GS.BS.Nguyễn Văn Thủ

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:55

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã và đang đóng góp tích cực trong chẩn đoán điều trị ung thư phổi

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:48

Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:44

Lễ bàn giao thuốc ARV cho Bộ Y tế Việt Nam từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:38

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao trao tặng Kỷ niêm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:34

Thứ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các cơ quan thông tấn báo chí tại TPHCM

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 05:43

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:37

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền hình

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:27

Đề nghị áp dụng đồng thời “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với quảng cáo thuốc

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 09:18

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ 5 khóa XIV

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 07:26

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, chúc mừng một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025)

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 02:41

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 11:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 09:59

Chấn chỉnh công tác giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 04:50

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 01:05

Tôn vinh 100 gương hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024​

Chủ Nhật, ngày 16/06/2024 09:45

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nguy kịch vì mắc liên cầu lợn

21/06/2024 | 16:36 PM

 | 

Chỉ sau 3 giờ mổ lợn để bán, người đàn ông bị rơi vào tình trạng sốt, đau bụng, nôn nhiều và được đưa đi cấp cứu với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ngày 17/6, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, 57 tuổi (ở Yên Bái) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái chuyển đến với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu lợn.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực cho hay, trước khi nhập viện, bệnh nhân vẫn thực hiện công việc giết mổ lợn thường ngày. Nhưng chỉ sau khi mổ lợn 3 tiếng (khoảng 10 giờ sáng), bệnh nhân có xuất hiện sốt, mệt mỏi, sau đó kèm theo có đau bụng, nôn nhiều. Bệnh nhân nhập cơ sở y tế gần nhà và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi liên cầu lợn.

Từ 2 giờ sáng ngày 17/6, bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp được đặt ống nội khí quản và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.

Khi nhập khoa, bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân, mặt, suy đa cơ phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu… Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn, được chỉ định lọc máu liên tục và thực hiện các can thiệp thủ thuật khác.

Bác sĩ Phúc chia sẻ, gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn được chuyển đến. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu nghiêm trọng. Có những bệnh nhân được chữa khỏi nhưng phải cắt bỏ những đầu ngón tay hoặc ngón chân bị hoại tử….

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Nhiễm liên cầu lợn ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.

Liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi họng, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (96%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.

Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng hội chứng sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, bác sĩ Phúc khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến