HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:20

Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:11

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

09/11/2024 | 09:57 AM

 | 

 

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt 2/11

Sáng ngày 08/11/2024, tại Lào Cai, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường 14/11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt 02/11. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế Lào Cai và các cơ quan liên quan.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường 14 tháng 11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt ngày 02 tháng 11 là một dịp ý nghĩa, là cơ hội để cùng nhìn nhận, đánh giá tình hình thực tế về các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất cần thiết, đặc biệt là i-ốt trong chế độ dinh dưỡng của người dân.

Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe chung của cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2021 số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở con số 537 triệu người. Dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và tới mức 783 triệu vào năm 2045. Thống kê cho thấy trên 70% người mắc đái tháo đường đang sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động. Tỉ lệ người béo phì ngày càng tăng trong khi lứa tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa thực sự đáng báo động.

Theo số liệu điều tra tại Việt Nam năm 2020, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 7,3%, xấp xỉ con số 7 triệu người mắc trên cả nước, đồng nghĩa là khoảng 13 người trong chúng ta thì có một người mắc đái tháo đường, trong đó có 55% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đã xuất hiện biến chứng về tim mạch, về mắt, thần kinh và về thận. Biến chứng đái tháo đường không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường được Liên đoàn phòng, chống đái tháo đường và Tổ chức Y tế thế giới đề xuất vào năm 1991. Mỗi năm có một chủ đề nổi bật được chọn, và vấn đề trọng tâm năm nay là đái tháo đường và sự khoẻ mạnh toàn diện. Đây là hướng tiếp cận toàn diện, chú trọng vào đầy đủ các khía cạnh về sức khoẻ của người bệnh, không chỉ là sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần mà còn cả các yếu tố xã hội, đó là người bệnh cần cảm thấy được sự đồng cảm và hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Cần hướng đến một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh, điều này không chỉ giúp việc quản lý, kiểm soát bệnh tật tốt hơn mà còn hỗ trợ cho người bệnh có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc và cân bằng hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu như mọi người chú ý và quan tâm hơn nữa đến những hành động nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa sau:

1. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh: Giúp duy trì cân nặng, thể lực, giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính;

2. Theo dõi, kiểm soát lượng đường máu: Việc này rất cần thiết, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ và đang được điều trị;

3. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tình trạng thừa cân béo phì là các yếu tố cần được quan tâm hàng đầu;

4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh đái tháo đường ngay khi được chẩn đoán tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn i-ốt là một vi chất hết sức cần thiết cho cuộc sống của mọi người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và thể chất. Nhóm đối tượng dễ bị mắc các rối loạn thiếu i-ốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh. Thiếu i-ốt khi mẹ mang thai có nguy cơ bị suy giảm phát triển của hệ thần kinh không thể hồi phục đối với con. Nhóm nhạy cảm khác là phụ nữ cho con bú, vì đây có thể là nguồn cung cấp i-ốt duy nhất cho trẻ sơ sinh. Thiếu i-ốt không chỉ gây bệnh bướu cổ mà còn làm suy giảm trí thông minh, khiếm khuyết cơ thể, giảm năng suất lao động và gây ra rất nhiều căn bệnh khác để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng của giống nòi.

Từ cách đây 30 năm, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, tổ chức và vận động toàn dân ăn muối i-ốt và lấy ngày 02/11 hàng năm làm ngày phát động toàn thể nhân dân cùng hưởng ứng. Hiện nay trên khắp các vùng tổ quốc, ngoài muối i-ốt đã có rất nhiều loại gia vị mặn phong phú được bổ sung i-ốt an toàn như bột canh i-ốt, hạt nêm i-ốt và các thực phẩm khác để phục vụ nhu cầu đa dạng đối với bữa ăn của mọi gia đình và người dân.

Giai đoạn vừa qua, một số ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt. Bộ Y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt. Theo báo cáo năm 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và các chuyên gia bảo vệ sức khỏe đều khuyến cáo mạnh mẽ cần giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, đặc biệt là i-ốt.

Để bảo vệ sức khỏe dâu dài, hãy dành mối quan tâm, thực hiện thường xuyên việc bổ sung i-ốt trong bữa ăn hàng ngày. Quyết tâm không để xảy ra tình trạng các bệnh tật do thiếu i-ốt tái diễn trong cộng đồng như nhiều thập kỷ trước đây, vì sức khỏe và sự phát triển giống nòi của con người Việt Nam.

 Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn tất cả người dân địa phương hòa nhịp cùng dòng chảy của cộng đồng Quốc tế, của Quốc gia và tất cả các địa phương trên toàn quốc thể hiện sự quyết tâm nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh đái tháo đường và các tác hại do thiếu i-ốt, nhằm đảm bảo sức khỏe của mỗi người dân và toàn xã hội. Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, bà Giàng Thị Dung kêu gọi sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Quốc tế, các doanh nghiệp, các đơn vị y tế trong và ngoài công lập và toàn thể cộng đồng hãy quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa, cùng nhau chung sức đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu i-ốt.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Hội thảo khoa học cập nhật các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị các bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường 14/11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt ngày 02/11 diễn ra trong hai ngày 07/11/2024 và 08/11/2024 tại Lào Cai. Dự hội thảo có 250 đại biểu của Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam; Sở Y tế Lào Cai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Nội tiết một số tỉnh trên cả nước. Hội thảo là cơ hội để các bác sĩ chuyên ngành nội tiết được gặp gỡ, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia về lĩnh vực nội tiết trong cả nước./.

 

 


Thăm dò ý kiến