HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc

04/12/2024 | 10:03 AM

 | 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc- Ảnh 1.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc - Ảnh: VGP/HM

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết khi các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin của người tiêu dùng.

Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc này là do thực phẩm không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là quá trình theo dõi, ghi nhận và cung cấp thông tin đầy đủ về "hành trình" của thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại như mã vạch, QR code, RFID (nhận diện tần số vô tuyến), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và các thông tin liên quan đến thực phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như GS1, ISO 22005 cũng đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

Nếu các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn này, sẽ giúp cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Theo các chuyên gia, giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Điều này vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, vừa mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Tăng cường giám sát từ gốc

Tại Hà Nội, thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua cơ quan này đã kiểm tra, giám sát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 19 cơ sở dịch vụ ăn uống trong khu vực sân bay trên địa bàn. Kết quả cho thấy, có 12 cơ sở đạt tiêu chuẩn. Xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm tại các cơ sở này cũng cho thấy 190/190 mẫu đạt yêu cầu.

Để kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản từ nơi sản xuất đến bàn ăn, tại nhiều huyện, xã của Hà Nội cũng đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng địa phương cũng tăng cường kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến