HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 11:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp đoàn Quỹ Toàn cầu

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 08:54

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 02:03

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:42

Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 09:19

Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:09

Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 00:45

Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 13:06

Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 01:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15

Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 07:32

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 14:08

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 13:56

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 06:40

Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 02:29

Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 09:49

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 02:15

Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 01:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cứu sống ngoạn mục cụ ông 86 tuổi ngừng tim, ngừng thở ngoại viện

11/09/2024 | 10:25 AM

 | 

 

 

Với sự cấp cứu kịp thời, chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng liên chuyên khoa và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, các bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vừa cứu sống ngoạn mục một cụ ông 86 tuổi bị ngừng tim, ngừng thở ngoại viện. Hiện tại, người bệnh đã hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng.

 Bệnh nhân T. được thăm khám trước khi ra viện

Bệnh nhân là ông L.T. T (trú tại Thanh Thủy, Nghi Sơn). Ông T. có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim, đã được đặt một stent động mạch vành cách đây 12 năm. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực trái từng cơn tăng dần, kèm theo khó thở. Sau đó, ông T. được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để cấp cứu. Khi đang trên đường di chuyển gần tới Bệnh viện (cách 6km), bệnh nhân đột ngột mất ý thức, ngừng tim, ngừng thở.

Ngay khi vào đến Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân đã được các y bác sĩ khẩn trương tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực: sốc điện, ép tim ngoài lồng ngực, hỗ trợ hô hấp… Sau hơn 30 phút liên tục nỗ lực cấp cứu hồi sinh tim phổi, tim bệnh nhân đập lại, tuần hoàn được tái lập, nhưng tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch: hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt phải duy trì 3 loại thuốc vận mạch liều cao và phải thở máy.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp rất nguy kịch, nguyên nhân cao do nhồi máu cơ tim gây ngừng tim, kèm theo bệnh lý nền phức tạp. Bên cạnh đó, do thời gian ngừng tim trước khi đến viện kéo dài (khoảng 10 phút) nên tiên lượng di chứng do tổn thương não để lại sẽ rất nặng nề nếu không được hạ thân nhiệt chỉ huy sớm. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân về khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc để tiếp tục áp dụng các kỹ thuật hồi sức tích cực chuyên sâu và hạ thân nhiệt chỉ huy bảo vệ não.

Sau hơn 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, không phải thở máy, gọi hỏi biết, không yếu liệt, chức năng gan, thận, hô hấp cải thiện theo hướng tốt dần, hết đau tức ngực, khó thở. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thuốc kết hợp dinh dưỡng nâng cao thể trạng và phục hồi chức năng.

Sau 37 ngày nằm viện, sức khỏe bệnh nhân T. hồi phục một cách thần kỳ và đã được xuất viện.

Bệnh nhân T. đã hồi phục thần kỳ và được ra viện trong niềm vui, hạnh phúc của cả gia đình và tập thể các y bác sĩ

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Thái – Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, về mặt lý thuyết, việc ngừng tim trên 5 phút mới được phát hiện và cấp cứu hầu hết sẽ tử vong, số ít dù được cứu sống vẫn sẽ phải đối mặt với các di chứng tổn thương não hết sức nặng nề như co giật, mất trí nhớ, nặng hơn là hôn mê sống đời sống thực vật. Để người bệnh có nhiều cơ hội sống, đặc biệt là phục hồi ý thức và các chức năng vận động, “hạ thân nhiệt chỉ huy” chính là một kỹ thuật tiên tiến trong điều trị giúp giảm tỷ lệ tử vong và di chứng tổn thương thần kinh cho người bệnh sau ngừng tuần hoàn.

Một ca ngừng tim ngoại viện sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy thành công tại khoa HSTC 1- Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Hạ thân nhiệt chỉ huy là phương pháp kiểm soát thân nhiệt của người bệnh theo các ngưỡng nhiệt được cài đặt theo quy trình. Hạ thân nhiệt diễn ra qua 4 giai đoạn: Giai đoạn cảm ứng: dùng chế độ làm lạnh nhanh ở mức tối đa, nhanh chóng đưa nhiệt độ cơ thể xuống mức nhiệt độ đích (trong dải nhiệt độ chọn trước từ 33℃ đến 36℃) trong thời gian ngắn nhất có thể. Giai đoạn duy trì: duy trì nhiệt độ đích (từ 33℃ đến 36℃) trong 24 giờ. Giai đoạn làm ấm: dùng chế độ làm ấm nâng dần nhiệt độ cơ thể lên 37℃, cần làm ấm chậm, tốc độ 0,1-0,5℃/giờ, đảm bảo thời gian làm ấm kéo dài trên 12 giờ. Giai đoạn bình thường hóa thân nhiệt: duy trì 37℃ trong 24 giờ.

Hạ thân nhiệt với tác dụng làm giảm trao đổi chất ở tế bào, giảm sự tiêu thụ oxy và năng lượng ATP ở các tế bào sau khi ngừng tim, vì tim không còn co bóp để đưa máu đến bộ phận cơ thể, không cung cấp được oxy và ứ đọng lại các sản phẩm chuyển hóa độc hại, đặc biệt là tế bào não. Khi các tế bào não bị tổn thương sẽ rất khó hồi phục hoặc để lại các di chứng thần kinh cho bệnh nhân, việc can thiệp kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy trong những giờ đầu sẽ làm giảm các tổn thương, ngăn chặn sự chết của tế bào.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa gần hai năm qua đã cứu sống được nhiều bệnh nhân, trong đó đặc biệt rõ nét ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn. Để điều trị hạ thân nhiệt đem lại kết quả cao đòi hỏi phải phối hợp tốt giữa các chuyên khoa, người bệnh ngưng tim phải được đưa đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất, quá trình cấp cứu ngưng tim phổi phải được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, theo đúng phác đồ để khôi phục lại tuần hoàn sớm nhất.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến