HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia theo nghi thức trọng thể nhất

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 02:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cô đơn - thách thức lớn nhất của người cao tuổi

02/08/2019 | 02:02 AM

 | 

Khi tuổi già ập đến, bạn bè và nhiều người thân lần lượt ra đi, hầu hết người già dễ lâm vào cảnh muốn thu mình lại, ít tiếp xúc với thế giới xung quanh. Do sa sút về thính lực và sự vận động trở nên khó khăn hơn càng khiến họ khó giao tiếp với xã hội.

 

Tâm lý người già sợ cô độc và neo đơn

Có một thực tế là tâm lý người già rất sợ cô độc và neo đơn, họ sợ không ai quan tâm trò chuyện, họ sợ phải sống thui thủi một mình khi về già. Thứ họ cần duy nhất lúc này đó chính là có người để cùng họ tâm sự tuổi già.

Bên cạnh đó, người già thường có xu hướng không muốn kết bạn mới. Chính điều này khiến cho tỉ lệ người cao tuổi cô đơn có xu hướng cao hơn những lứa tuổi khác.

Không chỉ dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe tinh thần, tình trạng cô đơn còn liên quan chặt chẽ đến bệnh tật, thậm chí là tử vong ở người cao tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, những người già thường xuyên được người thân quan tâm sẽ có tuổi thọ cao hơn so với người ít được chia sẻ.

Người cao tuổi dễ stress hơn

Thường mọi người hay nghĩ rằng stress chỉ xảy ra ở những người trẻ, những người có cuộc sống bận rộn nhưng thực chất người già lại có tần xuất bị stress nhiều hơn cả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người già bị stress là do họ có cảm giác mình như người thừa trong gia đình và xã hội. Họ luôn nghĩ rằng mình không còn vai trò hữu ích như trước, không ai cần đến mình, đôi lúc các cụ trở nên khó tính, bảo thủ, cố chấp chính vì những suy nghĩ này khiến cho người già thường bị stress và mắc một vài bệnh lý của người cao tuổi.

Sức khỏe giảm sút

Khi tuổi càng cao cơ thể càng nhanh bị lão hóa, sức khỏe người già cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng. Sự suy giảm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi về tính cách nên tình trạng cảm xúc của người cao tuổi có nhiều thay đổi. Người già thường dễ xúc động dù chỉ là những chuyện rất nhỏ nhặt, đồng thời cũng bàng quan, cứng nhắc và đa nghi, ít quan tâm đến người khác vì mải chú ý quá mức đến sức khỏe và những nhu cầu của bản thân.

Đây chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa người già và người trẻ, đôi khi là sự cãi vã. Vì thế người thân nên quan tâm chăm sóc sức khỏe người già hơn, chú trọng đến tâm lý cũng như suy nghĩ. Để hạn chế sự căng thẳng trong cuộc sống, con cháu nên nhường nhịn và đặt mình vào vị trí của người già để cảm thông và chấp nhận những nét tính cách này. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng làm được, có được suy nghĩ tích cực này.

Người già cần được quan tâm hơn cả

Khi về già các cụ thường sống với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó, họ nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại và tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn trở về với quá khứ để được sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp. Cũng bởi vì điều này mà giới trẻ thường cho rằng ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.

Tâm lý người già thường rất phức tạp và khó hiểu nhưng hơn hết người thân hãy nhẹ nhàng, quan tâm đến người già trong gia đình để cho các cụ cảm thấy mình luôn có giá trị và quan trọng đối với con cháu chứ không phải giống như những suy nghĩ tiêu cực mà bản thân vốn mặc định./.

Nguồn: Báo Gia đình xã hội

 

Thăm dò ý kiến