HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cơ hội cho người bệnh suy tuỷ xương không đủ điều kiện ghép tế bào gốc

02/12/2024 | 15:20 PM

 | 

Đối với trường hợp suy tuỷ xương mức độ nặng không đủ điều kiện ghép tế bào gốc, người bệnh vẫn có cơ hội điều trị ức chế miễn dịch với tỉ lệ đáp ứng cao và đáp ứng sớm.

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, anh N.H.K (25 tuổi) phát hiện bệnh suy tuỷ xương cách đây 3 năm. Anh K. phải truyền máu và tiểu cầu hàng tuần.

Sau đó, anh đã quyết định điều trị suy tủy xương bằng phác đồ ATG ngựa phối hợp Cyclosporin A và Eltrombopag. Khi quyết định điều trị sớm, người bệnh đã giảm được thời gian truyền máu và chế phẩm. Trong quá trình điều trị, anh K. có nguy cơ nhiễm khuẩn và phải dự phòng chống nấm, điều trị tăng huyết áp.

Ngay sau tháng đầu tiên, kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh đã có đáp ứng điều trị. Hiện nay, anh đã dừng thuốc và sức khoẻ ổn định. Thực tế cho thấy, sau khi đáp ứng điều trị 1 năm, nhiều người bệnh có thể dừng thuốc.

Suy tuỷ xương là một bệnh lý của tế bào gốc sinh máu, gây ra bởi sự giảm sinh máu ở tuỷ xương, do tổn thương tế bào gốc và vi môi trường sinh máu của tuỷ xương. Hậu quả là giảm 3 dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, suy tuỷ xương là bệnh máu lành tính nhưng có thể xảy ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời.

Phác đồ ATG ngựa (hATG) phối hợp Cyclosporin A (CSA) là phác đồ ức chế miễn dịch tiêu chuẩn điều trị cho người bệnh suy tuỷ xương mức độ nặng và không đủ điều kiện ghép. Nghiên cứu năm 2017 của Viện sức khoẻ Hoa Kỳ (NIH) cho thấy việc thêm Eltrombopag (ELT) vào phác đồ hATG phối hợp CSA giúp tăng tỉ lệ đáp ứng tới 94% tại thời điểm 6 tháng, tỉ lệ sống 2 năm là 97%.

Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2020 – 2023 nhằm mô tả kết quả bước đầu điều trị suy tủy xương bằng phác đồ ATG ngựa phối hợp Cyclosporin A và Eltrombopag.

Trong nghiên cứu này, 24 bệnh nhân suy tủy xương không đủ điều kiện ghép tế bào gốc được điều trị bằng phác đồ ATG ngựa phối hợp CSA và Eltrombopag. Tại thời điểm chẩn đoán, các bệnh nhân có chỉ số tế bào máu rất thấp, hầu hết đều truyền máu và tiểu cầu.

Kết quả cho thấy tỉ lệ đáp ứng điều trị về huyết học tăng dần theo thời gian. Sau 3 tháng, 66,7% người bệnh có đáp ứng với điều trị; tỉ lệ này ở 6 tháng là 70,8%. Thời gian trung bình xuất hiện đáp ứng với điều trị là 3,3 tháng. Tại thời điểm 6 tháng sau điều trị, nhóm người bệnh có phục hồi tế bào máu thì tuỷ xương cũng phục hồi rất tốt. Tỉ lệ sống sau 2 năm điều trị đạt 83,6%.

Đối với phác đồ này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ là dị ứng (biểu hiện mẩn ngứa, nổi ban đỏ), tăng huyết áp, tổn thương gan thận, rối loạn điện giải. Các tác dụng phụ chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình.

Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy với phác đồ điều trị ATG ngựa phối hợp CSA và Eltrombopag, người bệnh có tỉ lệ đáp ứng cao và đáp ứng sớm. Đây có thể xem là cơ hội điều trị hiệu quả cho người bệnh suy tủy xương.

Theo các bác sĩ khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, suy tuỷ xương là một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự giảm sản hoặc bất sản tế bào tủy, dẫn đến giảm một, hai hoặc ba dòng máu ngoại vi.

Bệnh suy tủy xương được Paul Ehrlich mô tả đầu tiên vào năm 1888 ở một bệnh nhân nữ trẻ có sốt, thiếu máu nặng đã tử vong vì thiếu máu. Các xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân giảm hồng cầu và bạch cầu hạt trầm trọng. Việc khám nghiệm tử thi cho thấy tủy xương rất nhiều mỡ và rất nghèo tế bào và căn nguyên của bệnh vẫn chưa hề được biết đến.

Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, bệnh thường gặp ở hai nhóm tuổi: từ 15 đến dưới 30 tuổi và trên 60 tuổi. Bệnh gặp ở cả nam và nữ.

Suy tuỷ xương được gây nên do sự giảm sinh các tế bào máu, chính vì vậy dẫn đến các triệu chứng lâm sàng:

•           Thiếu máu là triệu chứng phổ biến nhất, thường là thiếu máu mạn tính. Biểu hiện của thiếu máu: hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, da xanh xao, nhợt nhạt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở đặc biệt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang.

•           Xuất huyết (chảy máu): Biểu hiện đa dạng như xuất huyết dưới da thành các chấm, nốt, mảng, đám; chảy máu niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não (hiếm gặp).

•           Nhiễm trùng: thường là nhiễm trùng cơ hội do giảm nặng số lượng bạch cầu hạt trung tính, biểu hiện sốt, ho, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.

•           Gan, lách, hạch không to.

Trước những năm 80, bệnh suy tủy xương có tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng nặng. Trong nhiều năm gần đây, việc điều trị suy tủy xương có nhiều tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã được kéo dài cuộc sống trên 5 năm và có một số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Suy tủy xương là một bệnh cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, do vậy còn có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến