HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 11:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 09:59

Chấn chỉnh công tác giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 04:50

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thứ Ba, ngày 18/06/2024 01:05

Tôn vinh 100 gương hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024​

Chủ Nhật, ngày 16/06/2024 09:45

Khám bệnh miễn phí cho nhân dân xã đảo Tam Hải huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Thứ Bẩy, ngày 15/06/2024 10:32

Lễ ký kết phối hợp hưởng ứng “Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng – Cho đi là còn mãi”

Thứ Bẩy, ngày 15/06/2024 04:58

‘Mỗi người hiến một phần máu đã góp phần giành lại sự sống cho nhiều người’

Thứ Sáu, ngày 14/06/2024 10:41

Hội nghị khoa học kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng, trị một số bệnh không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy năm 2024

Thứ Sáu, ngày 14/06/2024 07:20

Hội thảo “Xây dựng chính sách về hoạt động tư vấn, vận động, lấy, điều phối ghép mô tạng”

Thứ Năm, ngày 13/06/2024 08:49

Chuyển giao kỹ thuật y tế chuyên sâu, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Thứ Tư, ngày 12/06/2024 05:45

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Phó Viện trưởng và giao phụ trách quản lý, điều hành Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM

Thứ Tư, ngày 12/06/2024 05:42

Thủ tướng: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, "chỉ bàn làm, không bàn lùi" để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử

Thứ Hai, ngày 10/06/2024 07:16

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm và điều động bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Thứ Sáu, ngày 07/06/2024 09:04

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho Phó Giám đốc Chương trình HIV và Lao toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 07/06/2024 01:14

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương kiểm tra, khảo sát việc thực hiện Chỉ thị 38 của Ban Bí thư tại Tiền Giang

Thứ Năm, ngày 06/06/2024 09:11

Đoàn Bộ Y tế kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham gia kỳ họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế Thế giới tại Thụy Sỹ

Thứ Năm, ngày 06/06/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam khóa II

Thứ Tư, ngày 05/06/2024 09:24

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Thứ Ba, ngày 04/06/2024 03:18

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm và làm việc tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Thứ Hai, ngày 03/06/2024 01:42

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyên gia chỉ dấu hiệu phát hiện sớm, phương án điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ

02/06/2024 | 20:50 PM

 | 

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho hay vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến. Đáng chú ý, số trẻ em bị gù, vẹo cột sống chiếm từ 0,5 -1% dân số. Có đến 80-85% trường hợp bị cong, gù, vẹo cột sống không rõ nguyên nhân...

 

Bỏ qua 'thời điểm vàng' điều trị, độ cong vẹo cột sống của trẻ tăng nhanh

Con gái 12 tuổi vừa nghỉ hè, anh Hùng (Hải Dương) tranh thủ đưa con lên Bệnh viện Việt Đức thăm khám vì "tôi cảm thấy khi con ngồi học bài hay ăn cơm đều độ lệch một bên vai ngày càng tăng so với trước đó".

Theo lời kể của anh Hùng, từ khi Thùy Dương học lớp 4, anh đã thấy tư thế ngồi của con bị lệch, thích ngồi vẹo về một bên, nhìn trực quan cột sống thấy có độ cong nhẹ. Ở thời điểm đó, gia đình đã đưa Dương đi khám thì được chẩn đoán bị vẹo cột sống nhẹ. Bé có đeo đai nhưng khó chịu nên chỉ được một thời gian là bỏ.

"Tuy nhiên, từ năm ngoái đến năm nay, tôi thấy tình trạng vẹo của con tiến triển rất nhanh, nhìn thấy rõ vẹo nên khi nghe tin Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình "khám, sàng lọc, tư vấn gù vẹo miễn phí ở trẻ em" tôi vội đưa con đến để cháu được khám bởi các chuyên gia đầu ngành"- anh Hùng nói.

Sau khi xem kỹ phim chụp và qua khám trực tiếp cho bé Thùy Dương, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn cho biết, trẻ bị vẹo cột sống 42 độ, bị vẹo nhiều.

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, dù chỉ định cho bệnh nhân này đeo áo chỉnh hình hay phẫu thuật dùng nẹp tăng trưởng có thể chỉnh và dài ra hàng năm, các bác sĩ sẽ hội chẩn chuyên gia kỹ lưỡng để có hướng xử lý phù hợp.

Chuyên gia chỉ dấu hiệu phát hiện sớm, phương án điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ- Ảnh 2.

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn trao đổi với đồng nghiệp, người nhà về việc cần sớm phẫu thuật với trường hợp cong vẹo lớn thế này.

Một trường hợp khác được gia đình đưa từ Hòa Bình đến thăm khám, cũng 12 tuổi, tuy nhiên phim chụp cho thấy độ cong vẹo cột sống của trẻ lên đến 72 độ.

"Với trường hợp cong vẹo cột sống lớn như này, chúng tôi khuyến cáo gia đình cần cho con phẫu thuật càng sớm càng tốt vì hiện bệnh nhân đang trong thời điểm vàng để xử lý tình trạng cong vẹo. Nếu để thêm thời gian nữa, tốc độ cong vẹo của trẻ sẽ tiến triển rất nhanh có thể lên đến 80 độ, thậm chí 90 độ"- PGS.TS Đinh Ngọc Sơn nói, đồng thời cho gia đình xem phim chụp tái khám của 1 bệnh nhân cong vẹo cột sống tương tự, hiện đã phẫu thuật vài năm, sức khỏe ổn định, đi lại thuận tiện, cột sống gần như không còn đường cong.

Phát hiện gù, vẹo cột sống sớm và điều trị kịp thời góp phần làm giảm thiểu biến chứng gây biến dạng nặng cột sống

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, nhiều trường hợp trẻ được cha mẹ đưa đi khám do nhận thấy cột sống bất thường. Một số tình cờ được phát hiện khi bị viêm phổi, đau lưng… được chụp X-quang.

Hiện nay, gù, vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống có thể là bẩm sinh, không rõ nguyên nhân (vẹo cột sống vô căn) và vẹo cột sống mắc phải (mắc các bệnh liên quan tới thần kinh - cơ). 80% các trường hợp bị vẹo cột sống là loại vẹo vô căn.

Trong đó, những trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh, vẹo cột sống khởi phát sớm (ở trẻ dưới 10 tuổi) cần được theo dõi sát, xử lý sớm nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phổi, các cơ quan nội tạng khác. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như tuổi, mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân mà có chỉ định phù hợp như mặc áo nẹp chỉnh hình, bó bột hay phẫu thuật…

Chuyên gia nhấn mạnh: Việc phát hiện gù, vẹo cột sống ở trẻ em sớm và điều trị kịp thời sẽ góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, đồng thời gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, gây suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

"Nếu nhẹ hơn bệnh có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ ngăn chặn gù, vẹo tiến triển nặng hơn, tránh được những ca phẫu thuật không đáng có và thay đổi toàn bộ chất lượng cuộc sống của trẻ"- PGS.TS Đinh Ngọc Sơn nói.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống

Chuyên gia chỉ dấu hiệu phát hiện sớm, phương án điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ- Ảnh 3.

Phim chụp sau phẫu thuật 5 năm của bệnh nhân vốn bị cong vẹo cột sống lên đến 72 độ.

PGS Sơn cho biết, trẻ bị vẹo cột sống thường có một số dấu hiệu dễ nhận biết sau:

Thứ nhất là sự cân bằng vai. Cha mẹ để con đứng thẳng tựa vào tường, chân đi đất và so sánh 2 bên vai. Nếu 2 bên không cân mà bên cao bên thấp thì có thể trẻ có vấn đề ở cột sống.

Thứ hai, cho trẻ đứng thẳng, 2 cánh tay thõng xuống thân mình, với trẻ bình thường sẽ tạo thành hình tam giác cân đối 2 bên. Với trẻ bị vẹo cột sống, cha mẹ có thể thấy vai lệch, một bên tay sát thân, một bên xa thân. Bác sĩ chỉ cách dễ dàng phát hiện trẻ bị vẹo cột sống.

Thứ ba, nhìn phía sau lưng, bình thường cột sống trẻ thẳng nhưng nếu nhìn lưng chữ S thì có thể là dấu hiệu của vẹo cột sống.

Thứ tư là nghiệm pháp Adam, phương pháp này được áp dụng để sàng lọc trường hợp bị cong vẹo cột sống học đường. Cụ thể, trẻ đứng thẳng, cúi từ từ về phía trước, hai tay đặt đầu gối, cha mẹ quan sát con từ phía sau. Bình thường 2 vai sẽ cân xứng, nếu bị vẹo cột sống thì một bên vai sẽ nhô cao hơn, bên đối diện thấp xuống, xuất hiện ụ gồ vùng lưng.

"Khi thấy bất thường ở cột sống, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, cũng như có phương hướng điều trị phù hợp"- PGS.TS Đinh Ngọc Sơn nói.

Liên quan đến điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn nói thêm, không phải trường hợp nào bị cong vẹo cột sống cũng phải mổ. Trẻ có thể chỉ cần mặc áo nẹp chỉnh hình kết hợp tập luyện. Tuy nhiên, không phải cứ mặc áo nẹp cả ngày là tốt, mặc áo cũng phải có chỉ định, mặc bao lâu vì cần phải có thời gian để trẻ tập luyện cho hệ cơ phát triển.

"Nếu mặc áo suốt 24/24h thì cơ sẽ bị teo, chức năng kém đi. Việc tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ. Các trường hợp bị vẹo cột sống chức năng khi tập sẽ giúp cân bằng cơ"- PGS Sơn lưu ý.

Việc điều trị cong vẹo cột sống căn cứ vào một số chỉ số như tuổi, vị trí vẹo và quan trọng nhất là mức độ vẹo. Với góc vẹo 10-20 độ, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi sát trẻ, tập thể dục đặc biệt là các bài tập liên quan đến cột sống để tình trạng không nặng thêm.

Với góc vẹo 20-40 độ, nếu trẻ đang trong độ tuổi phát triển thì sẽ được chỉ định sử dụng áo nẹp chỉnh hình để cột sống thẳng. Với góc vẹo 40-50 độ trở lên, bác sĩ sẽ cân nhắc việc chỉ định phẫu thuật.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến