HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 11:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp đoàn Quỹ Toàn cầu

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 08:54

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 02:03

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:42

Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 09:19

Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:09

Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 00:45

Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 13:06

Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 01:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15

Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 07:32

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 14:08

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 13:56

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 06:40

Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 02:29

Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 09:49

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 02:15

Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 01:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ca bệnh khó được can thiệp thành công bằng kỹ thuật hiện đại

11/09/2024 | 10:20 AM

 | 

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công kỹ thuật bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ngực cao bằng phương pháp ngoài cuống cho người bệnh già yếu, kèm nhiều bệnh lý nền phức tạp.

 

Bệnh nhân Lê Thị T. sau bơm xi măng tạo hình đốt sống ngực cao bằng phương pháp ngoài cuống

Bệnh nhân là bà Lê Thị T. 74 tuổi, trú tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Bà T. nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, lan từ lưng ra trước, khó thở, mức độ đau dữ dội (VAS 8 điểm), hạn chế vận động, không thể ngồi dậy và sinh hoạt cá nhân. Dựa trên kết quả thăm khám, xét nghiệm và chụp chiếu, bà được chẩn đoán xẹp phù nề thân đốt sống ngực 7 có loãng xương kèm theo suy tim, tăng huyết áp. 

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định áp dụng phương pháp đổ xi măng vào thân đốt sống ngực để ổn định đốt sống bị tổn thương cho bệnh nhân.

Hình ảnh chụp MRI cột sống ngực có xẹp phù nề thân đốt sống ngực 7 của bệnh nhân T trước can thiệp bơm xi măng

Hình ảnh chụp Xquang cột sống ngực nghiêng của bệnh nhân T. sau bơm xi măng 1 ngày

Kỹ thuật bơm xi măng sinh học tạo thân đốt sống ở vùng cột sống thắt lưng đã được triển khai thường quy tại nhiều cơ sở y tế trong cả nước. Tuy nhiên, đối với đốt sống ngực cao (từ đốt sống ngực 1 đến đốt sống ngực 9) có đặc điểm phức tạp về giải phẫu như cuống cung nhỏ, thân đốt sống bé hơn so với vùng ngực thấp và thắt lưng. Các cấu trúc lân cận là động mạch chủ ngực, phổi và tủy sống đoạn ngực nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến xảy ra khi chọn phương pháp xuyên kim qua cuống. Vì vậy, bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ngực cao vẫn luôn là thách thức đối với các phẫu thuật viên chuyên ngành cột sống. Để đảm bảo an toàn người bệnh này, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp tạo hình thân đốt sống ngực cao với đường vào ngoài cuống.

Ca can thiệp được thực hiện trong khoảng 20 phút, người bệnh được gây tê tại chỗ vùng ngực lưng. Không phải gây mê nên bà tránh được nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Sau thực hiện kỹ thuật 30 phút, người phụ nữ đỡ đau ngực nhiều, không khó thở, có thể vận động nhẹ nhàng và tự ngồi dậy với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Sau 1 ngày theo dõi và chăm sóc, bệnh nhân đã tự đứng lên, đi lại nhẹ nhàng, sinh hoạt cá nhân bình thường, chỉ còn đau nhẹ (VAS 2 điểm).

Bệnh nhân T có thể đứng lên, đi lại nhẹ nhàng sau 1 ngày thực hiện can thiệp

BSCKII Trần Kim Hà – Phó trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh – Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết kỹ thuật bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống vùng cột sống ngực thấp và thắt lưng đã được triển khai thường quy tại đơn vị này từ năm 2018. Đây là phương pháp ít xâm lấn, thời gian phẫu thuật ngắn, hiệu quả giảm đau nhanh chóng, phục hồi chiều cao thân đốt sống, hạn chế biến chứng nằm lâu. Đồng thời, người bệnh có thể ăn uống và tập đi sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện.

Trường hợp của bệnh nhân T. là ca bệnh khó, xẹp phù nề đốt sống ngực 7 rất khó can thiệp, các bác sĩ thực hiện phải nắm vững kiến thức về giải phẫu, định hình không gian tốt, kinh nghiệm lâu năm. Nếu thực hiện thao tác không chính xác, có thể gây biến chứng nguy hiểm như tổn thương tủy sống đoạn ngực, tim, phổi, màng phổi và các mạch máu lớn. Trước đây, những trường hợp tổn thương đốt sống ngực cao phải chuyển tuyến trên điều trị, hiện tại, kỹ thuật này đã thực hiện thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến