HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đừng đánh giá thấp Omicron, đặc biệt nếu bạn chưa tiêm phòng COVID-19

25/01/2022 | 08:35 AM

 | 

Omicron trở thành “cơn sóng thần” càn quét các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ. Biến thể được xác định cách đây chưa đầy 2 tháng, có khả năng lây nhiễm cao và hiện chiếm gần như tất cả các trường hợp COVID-19 mới, đẩy biến thể Delta vào phía sau.

Cần đánh giá đúng về Omicron

Số ca bệnh COVID-19 tăng nhanh dẫn đến số ca nhập viện và tử vong gia tăng, đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng. Nó có thể tiếp tục tăng trong vài tuần, ngay cả sau khi số ca mắc mới bắt đầu giảm. Sự gia tăng về số ca bệnh đã và đang gây sức ép tới hệ thống y tế. Người bệnh quá tải, thiếu nhân viên y tế và cơ sở vật chất.

Omicron ít gây ra bệnh nặng hơn Delta, vì vậy nhiều người nghĩ rằng nó chỉ như một bệnh cúm mùa (điều chưa từng xảy ra với những biến thể trước đây gây chết người cao hơn nhiều so với bất kỳ chủng cúm nào trong 100 năm qua). Omicron có mức độ nghiêm trọng tương đương bệnh cúm, nhưng cũng có những lưu ý quan trọng.

Trên cơ sở cá nhân, COVID-19 do Omicron gây ra các triệu chứng tương đương cúm ở nhiều khía cạnh. Đối với đại đa số những người được tiêm chủng, COVID-19 gây ra các triệu chứng như cúm, cảm lạnh, hoặc thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng. Hầu hết người bệnh sẽ hồi phục trong vài ngày. Một số ít sẽ phải nhập viện, chủ yếu là những người chưa tiêm chủng, người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng hoặc có nhiều bệnh nền kèm theo sẽ có nguy cơ tử vong.

Ở biến thể Delta, nguy cơ tử vong do không tiêm chủng cao gấp 10 lần so với người đã được tiêm chủng. Còn đối với Omicron, nguy cơ tử vong ước tính thấp hơn 90% so với Delta, có lẽ chiếm khoảng 0.1% (1/1000) người nhiễm Omicron.

Trên cơ sở xã hội, trong vài tuần tới Omicron có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều so với việc "chỉ là bệnh cúm". Nó có khả năng lây nhiễm đáng kinh ngạc – ngoại trừ bệnh sởi và thủy đậu, có lẽ đây là căn bệnh dễ lây nhiễm nhất hiện nay. Ở Hoa Kỳ, cứ 10 người thì có một người nhiễm Omicron.

Bạn hãy thử nghĩ theo cách này: Bệnh cúm lây nhiễm cho khoảng 60 triệu người Hoa Kỳ trong vòng 3 – 4 tháng, thì Omicron có thể lây nhiễm ít nhất gấp đôi con số đó chỉ trong 3 – 4 tuần. Điều đó có nghĩa là có thể gấp 10 lần số ca mắc Omicron so với số ca cúm trong tuần và bản thân bệnh cúm cũng gây quá tải bệnh viện vào cao điểm mùa dịch.

Tiêm phòng COVID-19.

Đừng đánh giá thấp Omicron – đặc biệt nếu bạn chưa tiêm phòng COVID-19 - Ảnh 2.

Thích ứng linh hoạt

Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Omicron có thể là đợt COVID-19 cuối cùng trước khi nó trở thành một căn bệnh đặc hữu dễ kiểm soát hơn. Hoặc cũng có thể Delta tái xuất hiện khi Omicron suy yếu, hoặc một biến thể khác vừa cực kỳ dễ lây truyền vừa có độc lực cao sẽ xuất hiện vào tháng tới hay trong những năm tới. Không ai có thể dự đoán được tương lai của COVID-19 hay mối đe doạ bệnh truyền nhiễm tiếp theo. Đó là lý do chúng ta phải tăng cường khả năng thích ứng.

Hãy tiêm chủng đầy đủ, đeo khẩu trang nơi công cộng và không tụ tập đông người. Cách ly khỏi những người tiếp xúc dễ bị tổn thương nhất và đảm bảo sẵn có các phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả. Mọi người đều quá mệt mỏi vì đại dịch. Nhưng nếu chúng ta thích nghi nhanh thì COVID-19 sẽ càng ít chi phối cuộc sống của chúng ta./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến