HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng: Hà Nội phải tiên phong trong thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:17

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đề án 06 Chính phủ mang lại 5 lợi ích cốt lõi cho ngành Y tế và nhân dân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:12

Phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 08:55

Thứ trưởng Bộ Y tế: Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 07:56

Bệnh viện E tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 04:00

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 01:00

Cho đi là còn mãi

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:45

Thứ trưởng Bộ Y tế: Quảng Bình cần chủ động hơn trong công tác đào tạo cán bộ, nhân viên y tế

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:40

Điều trị vô sinh, hiếm muộn, đáp ứng khát vọng, mong muốn của các gia đình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người dân.

Thứ Ba, ngày 25/06/2024 09:51

Lễ tưởng niệm 40 năm ngày mất GS.BS.Nguyễn Văn Thủ

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:55

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã và đang đóng góp tích cực trong chẩn đoán điều trị ung thư phổi

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:48

Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:44

Lễ bàn giao thuốc ARV cho Bộ Y tế Việt Nam từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:38

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao trao tặng Kỷ niêm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:34

Thứ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các cơ quan thông tấn báo chí tại TPHCM

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 05:43

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:37

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền hình

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:27

Đề nghị áp dụng đồng thời “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với quảng cáo thuốc

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 09:18

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ 5 khóa XIV

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 07:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đi tới 3 cơ sở y tế mới phát hiện mắc bệnh Whitmore

24/06/2024 | 09:54 AM

 | 

Sau khi đi 2 cơ sở y tế không tìm ra được nguyên nhân gây sốt, người bệnh đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và được phát hiện mắc vi khuẩn Whitmore (tên khoa học vi khuẩn Burkholderia pseudomallei), nhạy cảm với một số kháng sinh đặc hiệu để điều trị vị khuẩn này.

 

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân nam, Đ.V. N, 60 tuổi, ở Chí Linh - Hải Dương có tiền sử đái tháo đường nặng. Trước khi vào viện 2 tuần, bệnh nhân ho nhiều, sốt rét run (40 độ) kèm đau vùng cơ thắt lưng. Bệnh nhân đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt.

Bệnh nhân tự đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương để điều trị trong tình trạng đau cơ vùng thắt lưng và khớp vai phải tăng dần, kèm sốt cao không rõ nguyên nhân, mệt mỏi nhiều.

Sau khi chuyển đến, bệnh nhân đã được điều trị tích cực, chụp cộng hưởng từ khớp vai cho thấy viêm và áp xe cơ dưới vai, viêm xương, viêm mủ khớp vai phải. Cấy máu cho ra kết quả là mắc vi khuẩn Whitmore (tên khoa học vi khuẩn Burkholderia pseudomallei). Bệnh nhân còn nhạy cảm với một số kháng sinh đặc hiệu để điều trị vị khuẩn này.

Bệnh nhân không đi đâu ngoài tỉnh Hải Dương. Quãng đường đi lại cũng chỉ từ nhà đến nơi làm việc là lò gạch gần nhà. Ông bị tiểu đường từ 4 năm nay, phải tiêm insulin 1 năm trở lại đây.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp chia sẻ, khu vực Hải Dương không thường xuyên báo cáo ca bệnh Whitmore. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra tản phát ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và là do một bệnh khó chẩn đoán cho nên cũng dễ bị bỏ sót.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng, và không điển hình dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, tử vong, hoặc có thể gặp nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Khi nuôi cấy bệnh phẩm để chẩn đoán, vi khuẩn mọc thường mọc chậm và tỷ lệ mọc cũng không cao, làm cho việc chẩn đoán căn nguyên càng thêm khó. Việc điều trị cũng khó khăn do vi khuẩn vốn đề kháng tự nhiên với nhiều kháng sinh, cho nên đòi hỏi điều trị phải đúng phác đồ, đủ thời gian mới có thể kiểm soát được bệnh. Ngoài thời gian bệnh nhân nằm viện điều trị, về nhà bệnh nhân còn phải uống thuốc 3-4 tháng.

Sau thời gian điều trị điều trị tích cực, các triệu chứng, biến chứng kèm theo của người bệnh đã có chiều hướng cải thiện rõ rệt, bệnh nhân đã cắt sốt, được hội chẩn chuyên khoa Ngoại chấn thương của Bệnh viện để cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm.

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.

Bệnh Whitmore sẽ thường xuyên gặp trên những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch… và có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chuẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Bác sĩ Long cho biết, hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không bảo đảm vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Thạc sĩ, bác sĩ Long khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.

Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt đối với những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời./.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến