Ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận: Công tác đấu thầu hiện rất thuận lợi
31/10/2024 | 08:12 AM
|
Hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ đã tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách trong đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Nhờ đó, các địa phương đã được gỡ vướng, công tác đấu thầu được thực hiện thuận lợi. Ninh Thuận là minh chứng rõ ràng.
Sau cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mua sắm thuốc và đề xuất kiến nghị khu vực phía Bắc, ngày 21/10, cuộc hội thảo gỡ khó cho các cơ sở y tế phía Nam tiếp tục được Bộ Y tế triển khai với sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm đại biểu tham dự tại các điểm cầu bệnh viện, sở y tế…
Hội thảo nhằm phổ biến, hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm về mua sắm thuốc của một số nước trên thế giới, đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc từ các địa phương, đơn vị để đóng góp cho quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, mua sắm trong thời gian tới.
Bên lề hội thảo, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận xung quanh công tác đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế tại địa phương.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: HQ.
PV: Việc triển khai các gói thầu ở Ninh Thuận có gặp phải khó khăn gì không, đây có phải là khó khăn chung mà các cơ sở y tế gặp phải?
Ông Bùi Văn Kỳ: Tỉnh Ninh Thuận từ khi thực hiện đấu thầu và đấu thầu mới từ Nghị định 24 năm 2024 của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Y tế ban hành, Thông tư của Bộ Kế hoạch đã hướng dẫn, thì chúng tôi thấy việc đấu thầu hiện nay rất thuận lợi. Do đó, với việc đấu thầu thuốc, chúng tôi thực hiện đấu thầu tập trung địa phương; những thuốc đấu thầu tập trung trung ương, chúng tôi thực hiện theo quy trình Bộ Y tế hướng dẫn.
Đối với đấu thầu tập trung địa phương, chúng tôi thực hiện tập trung toàn tỉnh các cơ sở y tế công và y tế tư cũng như các sở, ngành trên địa bàn, chúng tôi đã tập hợp và tổ chức đấu thầu, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và chúng tôi đang thẩm định chuẩn bị trình UBND tỉnh, nhìn chung thuận lợi. Các thuốc đơn vị cần, chúng tôi hướng dẫn căn cứ theo Thông tư 07 cũng như Nghị định 24 và Luật Đấu thầu để tổ chức gói nhỏ giải quyết kịp thời.
Với vật tư y tế, chúng tôi tham mưu UBND tỉnh phân cấp theo Luật Đầu tư công. Theo đó, với những gói thầu của đơn vị tự quyết định, chúng tôi hướng dẫn đơn vị tự căn cứ vào Nghị định 24 và Thông tư 06 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện đấu thầu qua mạng quốc gia rất thuận lợi. Những gói thầu lớn, chúng tôi tham mưu UBND tỉnh phê duyệt và hướng dẫn đơn vị tự triển khai.
PV: Hiện Ninh Thuận triển khai bao nhiêu gói thầu và đã có thời điểm nào thiếu vật tư?
Ông Bùi Văn Kỳ: Hiện tượng thiếu thuốc, vật tư thì theo các đơn vị phản ánh, chúng tôi đã trực tiếp làm việc với đơn vị và căn cứ vào hướng dẫn của Luật Đấu thầu, Nghị định 24, các Thông tư của 2 Bộ, đồng thời lấy ý kiến của các sở, ngành nhằm tháo gỡ kịp thời.
Nhìn chung, thời gian qua, các đơn vị đang dần ổn định và những thuốc, vật tư y tế được khắc phục cơ bản. Những phản ánh của đơn vị, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn sát sao, hướng dẫn phân chia gói thầu phù hợp, đáp ứng kịp thời mua sắm.
PV: Qua quá trình triển khai, ông có đề xuất, kiến nghị sửa đổi Thông tư, Nghị định cho phù hợp hay không?
Ông Bùi Văn Kỳ: Chúng tôi thấy một số quy định hiện nay, về cơ bản, Luật Đầu tư công, nhà nước sửa đổi bổ sung Nghị định 151 tạo điều kiện cho đơn vị thuận lợi. Nhưng việc đấu thầu mua sắm cơ sở nhà thuốc trong bệnh viện vẫn còn chưa rõ và rõ ràng những vấn đề mua sắm nhà thuốc bệnh viện cần tiếp tục hướng dẫn thêm, sửa đổi bổ sung để tạo điều kiện cho đơn vị tiếp tục có thuốc phục vụ nhân dân, ngoài điều trị tại bệnh viện cần thuốc, sản phẩm khác để kịp thời.
Những vấn đề vật tư y tế, thiết bị y tế cần hướng dẫn rõ hơn như đấu thầu theo giá cố định, đấu thầu trọn gói cần hướng dẫn trong khi lập hồ sơ gói thầu, xét thầu cho bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Hiện chúng tôi có kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch đầu tư tiếp tục hướng dẫn rõ hơn đấu thầu sắp tới tại đơn vị cũng như đấu thầu tập trung cấp địa phương rõ ràng, rạch ròi; phần vật tư, thiết bị y tế đấu thầu cấp trung ương cần quy định rõ, để có lộ trình xây dựng trong ít nhất 2025 trở về sau, để tập trung có sản phẩm, thống nhất mức giá để quản lý tốt hơn.
PV: Một số bệnh viện cho rằng trong Thông tư, Nghị định đưa ra quy định các bệnh viện có trách nhiệm giải trình. Đơn vị có e ngại gì không, rụt rè trong đấu thầu không? Mình hiểu trách nhiệm giải trình ở đây là gì?
Ông Bùi Văn Kỳ: Trách nhiệm giải trình có từ lâu trong quy định của văn bản pháp luật tự làm, tự chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm giải trình, tôi thấy rõ ràng những gì phân cấp cơ sở tự chủ động thực hiện thì cần bám vào văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt luật, nghị định, thông tư thì phải nghiên cứu kỹ, tự làm và sau đó chúng ta phải biết giải trình tại sao vấn đề mình làm. Đó là thuật ngữ không có gì ràng buộc trách nhiệm mà các đơn vị phải lo lắng. Đó là cái cần phải biết nói mình làm, mình phải có độ sâu trong hiểu về văn bản và mạnh dạn để làm, để kịp thời chứ không gây khó khăn cho đơn vị.
PV:Việc xây dựng giá kế hoạch đấu thầu ở Sở hoặc các đơn vị thuộc Sở có khó khăn không?
Ông Bùi Văn Kỳ: Trong thời gian qua, chúng tôi thực hiện gói thầu tập trung về thuốc ở các đơn vị, rõ ràng Nghị định 24 quy định rất kỹ và rất thoáng. Chúng tôi đề nghị các đơn vị, những tổ chức cá nhânđược giao xây dựng nên bám vào quy định của Nghị định 24 về giá bởi chúng tôi thấy rất thuận lợi. Hiện nay có một báo giá cũng được và chúng tôi có thể đề nghị lấy giá cao cũng được tùy theo sản phẩm mình yêu cầu, phải có giá xứng đáng để đấu thầu chọn lựa sản phẩm tốt. Với đơn vị tài chính hạn hẹp, nên lựa chọn sản phẩm tương thích với túi tiền của mình, không ép buộc. Tôi nghĩ, Nghị định 24 đã quy định giá thuận lợi và chúng tôi hướng dẫn, công việc mua sắm của các đơn vị rất thuận lợi.
Thời gian qua, sau khi có những khó khăn của Ngành Y tế trong mua sắm, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ cho Ngành Y tế, và chúng tôi thấy các bộ, ngành, các cơ sở y tế, chính quyền địa phương các tỉnh đã góp phần rất lớn. Đến nay, việc đấu thầu thuận lợi nhờ văn bản được ban hành, đặc biệt là Luật, Nghị định, Thông tư của các bộ ngành được ban hành trong đó có Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính.
PV: Cái gỡ khó nhất cho địa phương là gì?
Ông Bùi Văn Kỳ: Thứ nhất, đấu thầu về những sản phẩm đặt biệt về giá hiện nay không phải bắt buộc như trước đây, hiện chỉ cần 1 báo giá, thậm chí chúng tôi còn lấy giá cao nhất, đây là mấu chốt của sản phẩm.
Thứ hai, chúng tôi thấy hiện nay việc phân chia nhóm cũng như đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn 2 túi hồ sơ, Chính phủ rất tinh thông ở chỗ là hiện xác định về công nghệ chưa được, nên làm một giai đoạn 1 túi một hồ sơ cho nhanh, còn một giai đoạn 2 túi hồ sơ thì chưa bảo đảm quy định chính xác và kéo dài thời gian.
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế
- Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
- Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh
- Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân
- Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM
- Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động