Áp dụng kĩ thuật mới trong thay khớp gối

11/06/2014 | 08:46 AM

 | 

Khoa Chấn thương chỉnh hình II (CTCH), BV Việt Đức vừa tiến hành ứng dụng thay khớp gối thế hệ mới cho bệnh nhân. Đây là kĩ thuật thay khớp gối toàn phần với trục chuyển động hình chữ O thay thế cho kỹ thuật thay khớp gối với trục chuyển động hình chữ J trước đây.

Khoa Chấn thương chỉnh hình II (CTCH), BV Việt Đức vừa tiến hành ứng dụng thay khớp gối thế hệ mới cho bệnh nhân. Đây là kĩ thuật thay khớp gối toàn phần với trục chuyển động hình chữ O thay thế cho kỹ thuật thay khớp gối với trục chuyển động hình chữ J trước đây. 

11-6-14 thaykhop.png

 

Chuyển giao kĩ thuật thay khớp gối nhân tạo thế hệ mới

Ảnh Văn Hải

Ưu điểm của thay khớp gối thế hệ mới bằng trục chuyển động hình chữ O là biên độ sau mổ sẽ rộng rãi hơn thế hệ cũ, chống được biến chứng kém duỗi gối sau mổ.

PGS. TS. Nguyễn Xuân Thùy, Trưởng khoa CTCH II, Phó Viện trưởng Viện CTCH BV Việt Đức cho biết: Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp với tổn thương đặc trưng là thoái hóa, mất sụn khớp dẫn tới hậu quả: đau, biến dạng khớp gối, ảnh hưởng chức năng vận động. Tại BV Việt Đức từ 2011- 2013 đã tiến hành thay khớp gối cho 166 bệnh nhân, trong đó thoái hóa khớp tiên phát 146 trường hợp, viêm đa khớp dạng thấp 5 ca, thoái hóa khớp sau chấn thương 15 ca. Phẫu thuật thay khớp gối thực hiện khi thoái hóa khớp gối độ 3-4; không đáp ứng điều trị nội khoa; biến dạng khớp gối nặng, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt… 

Cũng theo PGS. Nguyễn Xuân Thùy, thời gian tới BV sẽ tiến hành thay khớp gối bằng hệ thống định vị Navigation. Đây là hệ thống tiên tiến nhất hiện nay,  giúp phẫu thuật viên xác định trục vận động của bệnh nhân chính xác nhất, đảm bảo độ chính xác đến 94%, (hiện nay độ chính xác chỉ đạt 74 đến 82% ). Xác định được các diện cắt của xương và phần mềm để ít tổn thương cho bệnh nhân, đây là mục tiêu đang tiến tới của các phẫu thuật viên để mổ ít xâm hại bệnh nhân. Ngoài ra hệ thống định vị giúp cân bằng phần mềm tốt hơn trong mổ,phân tích mô phỏng vận động của chi trong mổ cho phẫu thuật viên.

Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ của khớp gối nhân tạo khoảng 15 đến 20 năm. Thời gian tới, BV Việt Đức sẽ thực hiện thay cả 2 khớp gối cùng 1 lúc cho bệnh nhân. Thực hiện việc này sẽ nặng nề cho bác sĩ trong cuộc mổ nhưng lại thuận lợi cho bệnh nhân không phải trải qua tình trạng một gối duỗi, một gối co sau khi chỉ thay 1 khớp gối. 

 

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 8 người trong độ tuổi từ 18 đến 79 sẽ có 1 người mắc bệnh liên quan đến khớp gối, khớp háng. Các bệnh lí ở khớp gối, khớp háng do nhiều nguyên nhân gây ra, như: béo phì, lao động nặng, khuân vác nặng, rối loạn cơ học của khớp hay thoái hoá do tuổi cao. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng khớp bị hỏng do chấn thương trong thể thao hay do tai nạn giao thông. 

Tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Nhờ sự hỗ trợ về công nghệ, cũng như sự tiến bộ trong kết cấu vật liệu của y học hiện đại, kĩ thuật thay khớp nhân tạo đã trở nên phổ biến và là một giải pháp ưu việt trong điều trị thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng. 

Trên thế giới, phẫu thuật thay khớp nhân tạo đã được áp dụng từ 50 năm nay. Còn tại Việt Nam kĩ thuật này được áp dụng khoảng 30 năm và cho đến nay đã được sử dụng nhiều loại khớp gối nhân tạo để thay thế phù hợp với từng bệnh nhân. Ví dụ thay khớp gối từng phần cho trường hợp tổn thương 1 phần khớp gối hay thay khớp gối toàn phần cho trường hợp hư hỏng toàn bộ khớp gối. 

PGS, TS Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc BV Viện Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống cho biết, hiện ở Việt Nam với đa phần bệnh nhân, chúng ta phải chỉ định sử dụng phương pháp thay khớp gối toàn phần vì người bệnh thường đến khám muộn, khi khớp gối đã bị tổn thương và thoái hóa nặng. "Mổ thay khớp gối bằng khớp nhân tạo là một kĩ thuật tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi gần như bình thường chức năng vận động. Tuy nhiên, thay khớp nhân tạo là một trong những phẫu thuật lớn trong phẫu thuật tạo hình, đòi hỏi phẫu thuật viên phải nắm vững quy trình, phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong khám và khi phẫu thuật”- PGS, TS Nguyễn Văn Thạch nói.


Thăm dò ý kiến