Tinh thần khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

22/10/2015 | 07:41 AM

 | 

binh thuanaaa.png


ThS. BS, Bùi Đình Lĩnh,Giám đốc Trung tâm Y tế Quân dân y huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận chia sẻ tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ 6

Huyện đảo Phú Quý nằm giữa Biển Đông cách xa đất liền hơn 100km, giao thông đi lại giữa đảo và đất liền vô cùng khó khăn phức tạp. Đi lại càng khó khăn hơn khi thời tiết thay đổi bất thường, đó là những đợt sóng to gió lớn kéo dài liên tục nhiều ngày, chính những khó khăn đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là việc vận chuyển bệnh nhân cấp cứu từ đảo vào đất liền. Và cũng chính ở nơi khó khăn xa xôi ấy, cách đây 29 năm BS. Bùi Đức Lĩnh đã được Sở Y tế Thuận Hải điều động ra Đảo cùng một số cán bộ y tế khác, để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang đóng chân trên Đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Thời kỳ bao cấp khi đời sống bà con nhân dân đảovà cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trên đất liền khó một, nơi đầu sóng ngọn gió như Đảo Phú Quý thiếu thốn còn nhân lên gấp bội. Huyện Đảo Phú Quý những năm ấy, cái gì cũng thiếu thốn, đường xá trên đảo chưa “tượng hình” bốn bề toàn cát trắng. Bệnh viện Phú Quý không hơn gì một trạm y tế xã, khu điều trị bệnh nhân là một căn nhà cấp 4 rộng 360m2, máy móc trang thiết bị y tế không có gì ngoài những thứ rất cơ bản như ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế.v.v.

Chẩn đoán bệnh khi đó chủ yếu dựa vào khám lâm sàng chứ không hề có xét nghiệm, siêu âm, xquang như hiện tại. Chính vì vậy y bác sỹ chúng trên đảo phải kiên trì, chịu khó, khám  đi khám lại nhiều lần, ghi chép so sánh giữa lần khám sau và lần khám trước sau đó mới đi đến kết luận cuối cùng. Nhờ có tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn tôi và các đồng nghiệp đã giải quyết thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo trên đảo, đem lại sự sống cho hàng nghìn người bệnh đang cận kề cái chết. Trong điểu kiện khó khăn không có ánh sáng điện, không có các thiết bị, dụng cụ phẫu thuật chúng tôi đã sử dụng những gì mình có như đèn dầu, bếp dầu, bàn sanh, máy hút đạp chân để tiến hành phẫu thuật cứu sống rất nhiều  người bệnh một cách không tưởng.

Anh chia sẻ: Trong số hàng nghìn ca bệnh hiểm nghèo mà đã được các y bác sĩ trên đảo cứu sống suốt gần 30 năm qua trên đảo, có một trường hợp bệnh nhân đặc biệt nghiêm trọng được cứu sống, đã luôn nhắc nhở các y bác sĩ phải biết thương yêu người bệnh, coi người bệnh như chính người thân ruột thịt của mình; phải quyết tâm khắc phục khó khăn đã và đang gặp để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân dân và chiến sĩ lực lượng vũ trang trên đảo tiền tiêu của tổ quốc. Đó là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Mọi ở xã Long Hải bị viêm ruột thừa khi đang đánh bắt hải sản xa bờ, khi về tới đảo đã chuyển thành bệnh viêm phúc mạc toàn thể sau 20 ngày ủ bệnh trên biển. Để thực hiện ca mổ chúng tôi đã phải hấp dụng cụ bằng bếp dầu, hút dịch bằng máy hút đạp chân, ánh sáng mổ lấy từ máy phát điện mượn của một người dân địa phương. Dụng cụ thiết bị thiếu và thô sơ là vậy nhưng khi mở ổ bụng bệnh nhân ra thì khó khăn lại tăng lên gấp bội; ổ bụng đầy mủ đặc quánh màu socola, do vậy sau khi hút sạch mủ ổ bụng thấy một số quai ruột và ruột thừa đã hoại tử tím đen. Với tấm lòng thương yêu người bệnh và ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn tôi cùng các đồng nghiệp đã quyết định bổ sung dụng cụ để cắt đoạn ruột hoại tử. Để có được ca mổ thành công tôi và hai KTV gây mê hồi sức đã phải thay nhau ăn ngủ bên giường bệnh nhân suốt 10 ngày đêm liên tục để chăm sóc, hút dịch cho ruột được thông. Niềm hạnh phúc khi tiếp tục được sống và tiếp tục được đi biển đánh bắt cá suốt 28 năm qua của bệnh nhân Nguyễn Mọi vì đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, cũng là niềm hạnh phúc vô bờ của tôi và các đồng nghiệp từ đó đến nay. Bởi vì niềm hạnh phúc ấy là kết quả của tinh thần thương yêu người bệnh khắc phục khó khăn để đem lại sự sống cho người bệnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong những năm gần đây mặc dù cơ sở vật chất đã được xây mới khang trang, dụng cụ thiết bị y tế đã được bổ sung nhưng giao thông đi lại giữa đảo và đất liền vẫn còn khó khăn phức tạp, đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc chuyển tuyến của đơn vị. Với tinh thần thương yêu người bệnh, ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn tôi và các đồng nghiệp đã giải quyết tại chỗ nhiều bệnh nhân cấp cứu một cách thành công mà lẽ ra những bệnh nhân đó phải chuyển lên tuyến trên theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đã được quy định; nhưng không biệt tính mạng của những bệnh nhân đó sẽ như thế nào khi phải vượt qua hải trình hơn 100km trong điều kiện sóng to gió lớn.

Để vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một yếu tố không thể thiếu đối với Y bác sĩ trên đảo, đó là tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ y tế và sự giúp đỡ hết lòng của quần chúng nhân dân địa phương nói chung, thân nhân người bệnh nói riêng


Thăm dò ý kiến