Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế: Ứng dụng đột phá Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính

22/10/2015 | 07:35 AM

 | 

 A phong aaa.png

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong – đón nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Đại hội thi yêu nước ngành Y tế

            Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính công trong lĩnh vực Y tế nói chung và lĩnh vực cải cách hành chính công của Cục An toàn thực phẩm nói riêng. Trong những năm qua đã được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính công trong lĩnh vực cấp phép về an toàn thực phẩm, trong đó xác định công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất trong việc thay đổi nề nối làm việc từ thủ công sang làm việc trên môi trường mạng hướng đến chính quyền điện tử góp phần đơn giản hóa, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính tối đa cho doanh nghiệp. Cục An toàn thực phẩm là một trong những đơn vị đầu tiên trong cơ quan Bộ Y tế triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất trong dịch vụ công tại các cơ quan nhà nước.

A1 phong aaa.png


Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong – đón nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Đại hội thi yêu nước ngành Y tế

            Trước đây, công tác thẩm xét hồ sơ về lĩnh vực an toàn thực phẩm được thực hiện theo cách thủ công truyền thống, Với các xử lý hồ sơ này, Cục ATTP gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ hàng chục nghìn bộ hồ sơ mỗi năm, tra cứu, thống kê hồ sơ các sản phẩm thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới bị động trong công tác chỉ đạo điều hành, cảnh báo nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

            Ngày 01/8/2014, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã tổ chức khai trương dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên của Bộ Y tế đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế, các doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng, nộp phí lệ phí qua mạng (hệ thống thanh toán điện tử Keypay, chuyển khoản trực tuyến), cán bộ công chức Cục ATTP thẩm xét hồ sơ trên phần mềm, doanh nghiệp nhận kết quả trực tuyến hoàn toàn qua mạng (kết quả được ký số và đóng dấu số).

            Phát huy kết quả đã đạt được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, Cấp ủy Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Nghị quyết về việc triển khai công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, phổ biến tới toàn thể cán bộ, công chức.

            Ngày 17/12/2014, Cục ATTP công bố thêm 02 dịch vụ công trực tuyến đối với cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

            Đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính triển khai các hoạt động để ngày 05/6/2015, Bộ Y tế đã kết nối thí điểm cơ chế một cửa quốc gia đối với 02 thủ tục của Cục An toàn thực phẩm.

            Đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã cấp  6,000 tài khoản cho doanh nghiệp, đã cấp 27,000,000 giấy phép trực tuyến. Trung bình 1 tháng xử lý hơn 2.000 hồ sơ xin cấp phép.

            Ưu điểm của hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:

            Đối với doanh nghiệp:  Có thể thực hiện nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi; xem thông tin về tình trạng hồ sơ một cách dễ dàng; Trao đổi thông tin về tình trạng hồ sơ cũng như bổ sung hồ sơ một cách dễ dàng thông qua phần mềm; Thanh toán các khoản phí/lệ phí thông qua hệ thống thanh toán điện tử, chuyển khoản, nộp tiền mặt; Giảm chi phí đi lại so với nộp hồ sơ theo cách thông thường; Nhận kết quả dạng văn bản số có chữ ký số và dấu số do Ban cơ yếu chính phủ cấp.

            Đối với Cục ATTP: Cán bộ công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí/lệ phí trực tuyến, giải quyết hồ sơ thông qua phần mềm; Không phải lưu hồ sơ; Thuận tiện trong việc tra cứu các giấy xác nhận đã được cấp; Lãnh đạo Cục ATTP kiểm tra giám sát, thống kê báo cáo giải quyết hồ sơ đúng hạn thông qua theo dõi trên phần mềm; Phòng chống tham nhũng; Dễ dàng trao đổi kết quả với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc giám sát các cơ sở sản xuất thực phẩm chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

            Để hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về an toàn thực phẩm hoạt động thông suốt như hiện nay, ngoài sự quyết tâm của Lãnh đạo đơn vị, toàn thể cán bộ công chức của cơ quan còn có các thuận lợi sau:

            - Sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế

            - Tập thể cán bộ công chức Cục ATTP sử dụng thành thạo máy tính

            - Cơ sở hạ tầng được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu – Bộ Y tế được đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, thường xuyên rà soát và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, sao lưu dự phòng để phòng ngừa, hạn chế các trường hợp rủi ro trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

            - Các doanh nghiệp tích cực sử dụng phần mềm và đóng góp ý kiến góp ý để phần mềm ngày càng hoàn thiện.

            - Đơn vị triển khai phần mềm tích cực hỗ trợ Cục ATTP trong việc duy trì, vận hành, nâng cấp hệ thống.

            Với quyết tâm của Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, sự tin tưởng, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Y tế, đội ngũ cán bộ, công chức và doanh nghiệp, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, duy trì các phần mềm phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chính thức kết nối cơ chế hải quan một cửa quốc gia, chuyển giao phần mềm dịch vụ công tới các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức và cải cách hành chính nhằm thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm.


Thăm dò ý kiến