HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia theo nghi thức trọng thể nhất

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 02:16

Hội nghị FHH 21 cơ hội trao đổi các phương pháp nghiên cứu, phân tích tiêu chuẩn dược liệu

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 02:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận tham dự lễ tri ân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 01:48

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Y tế Vương quốc Đan Mạch

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 01:43

Đoàn công tác của Bộ Nội vụ và Y tế Đan Mạch thăm, làm việc tại Thái Bình

Thứ Tư, ngày 06/03/2024 09:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia

Thứ Tư, ngày 06/03/2024 08:55

Bộ Y tế công bố quyết định chuẩn y chức danh Bí thư Đảng ủy Viện Chiến lược và Chính sách y tế nhiệm kỳ 2020-2025

Thứ Tư, ngày 06/03/2024 05:52

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam – Australia của Vietnam Airlines

Thứ Ba, ngày 05/03/2024 09:01

Học viện Quân y: Cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội và Nhân dân

Thứ Ba, ngày 05/03/2024 01:38

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ

28/05/2022 | 20:06 PM

 | 

Các nhà khoa học lo ngại một số động vật có thể là trung gian truyền bệnh.

Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác

Có thể phải tiêu hủy vật nuôi trong nhà

Do đó, theo hướng dẫn từ ECDC, những vật nuôi trong nhà họ chuột như hamster và chuột lang sẽ bị tiêu hủy nếu cần để ngăn chặn bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Trang dailymail.co.uk đưa tin Chính phủ Anh được cho là cũng đang cân nhắc ban hành những hướng dẫn tương tự. Hiện Anh ghi nhận khoảng 70 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, ECDC đánh giá nguy cơ lây chéo từ người sang vật nuôi ở mức rất thấp, đồng thời nêu rõ hiện chưa thể đánh giá cụ thể nguy cơ vật nuôi là vật chủ trung gian lây truyền virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu. 

ECDC lưu ý giới chức y tế các quốc gia nên phối hợp với các chuyên gia thú y để đảm bảo năng lực xét nghiệm và cách ly vật nuôi từng tiếp xúc với nguồn bệnh. ECDC khuyến nghị cách ly những vật nuôi họ chuột ở các cơ sở cách ly riêng, trong khi những thú nuôi như chó và mèo có thể cách ly tại nhà, ở nơi có không gian ngoài trời thoáng đãng và được bác sĩ thú y thăm khám định kỳ.

Mối đe dọa mới

Bệnh đậu mùa khỉ vốn chỉ xuất hiện ở Tây và Trung Phi mới đây đã lan ra khoảng 20 quốc gia ngoài khu vực này với khoảng 200 ca bệnh được ghi nhận.

Theo chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm Seth Blumberg, từ Đại học California, San Francisco (Mỹ), về cơ bản bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa do các virus cùng chủng gây ra. Do đó, vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng có hiệu quả bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Các dấu hiệu khi mắc bệnh cũng khá tương đồng như sốt, phát ban, choáng váng và sưng hạch bạch huyết. Điều may mắn là so với bệnh đậu mùa thì bệnh đậu mùa khỉ ít gây biến dạng và tỷ lệ tử vong thấp hơn bệnh đậu mùa. 

Chuyên gia Blumberg nói rằng cơ hội để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ cao hơn so với COVID-19. Dựa trên lịch sử dịch tễ trong nhiều thập kỷ qua và từ những diễn biến đợt bùng phát mới thời gian vừa qua, bệnh đậu mùa khỉ chưa bùng phát đến mức gây đe dọa như đại dịch COVID-19. Do đó, chuyên gia Blumberg cho rằng có thể lạc quan một cách thận trọng rằng đợt bùng phát này có thể kiểm soát được.

Cảnh giác nguy cơ dịch bệnh

Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove, cho biết tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện đang trong tầm kiểm soát. Ở giai đoạn hiện nay, các biện pháp y tế cộng đồng như phát hiện sớm, cách ly ca bệnh có thể giúp ngăn chặn bệnh lây từ người sang người. Theo bà, bệnh lây lan do tiếp xúc gần về thân thể như tiếp xúc da, hầu hết các ca mắc đến nay đều ở thể nhẹ.

Trong khi đó, Cố vấn dịch bệnh hàng đầu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), Susan Hopkins, cho rằng người dân cần đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ khi kỳ nghỉ lễ tới gần, cho dù nguy cơ chung trong cộng đồng hiện rất thấp.

Tiến sĩ Rosamund Lewis, phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO cho biết hiện chưa đánh giá được nguy cơ virus biến đổi để lây lan nhanh hơn, nhưng thông thường, virus thuộc chi Orthopoxvirus có xu hướng ổn định, không biến đổi. Theo Tiến sĩ Lewis, các nhà virus học đang nghiên cứu phân tích chuỗi gene đầu tiên của virus này và đến nay chưa có bằng chứng cho thấy virus biến đổi.

Nguồn: SKĐS

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), về lý thuyết, người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác. Tình trạng này nếu xảy ra sẽ dẫn đến virus lây lan trong môi trường hoang dã và có nguy cơ trở thành bệnh đặc hữu lây lan từ động vật sang người tại châu lục này.


Thăm dò ý kiến