HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất

Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04

Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35

Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ”

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 08:52

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 07:44

Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 06:31

Thúc đẩy hợp tác phòng chống ung thư vú tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 02:40

Ngành Y tế tạo đột phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 00:10

Bộ Y tế họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và các năm tiếp theo

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 08:50

Bộ Y tế họp lấy ý kiến địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 02:10

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 01:02

Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 05/04/2025 02:02

Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế

Thứ Bẩy, ngày 04/04/2025 23:55

Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 04/04/2025 13:53

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Vẫn ghi nhận ca bệnh mắc liên cầu lợn

15/04/2025 | 08:17 AM

 | 

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân. Nguyên nhân được xác định có thể liên quan đến việc bệnh nhân ăn lòng lợn một tuần trước đó.

Bệnh nhân mắc liên cầu lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Bệnh nhân này 49 tuổi, trú tại Thái Bình. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân, tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay.

Trước đó, rạng sáng 13/4, bệnh nhân đột ngột sốt cao 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Cơ thể mệt lả, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó bệnh nhân được chuyển khẩn cấp tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn ở người (Streptococcus suis) – một loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc qua vết thương hở.

Theo Ths.BS Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, khi nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hồi sức dịch, thở máy, lọc máu và truyền các chế phẩm máu cần thiết (khối tiểu cầu, huyết tương tươi). Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

Ths.BS Đồng Phú Khiêm cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa tạng.

Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người.

Phòng bệnh liên cầu lợn

Mặc dù, đã có nhiều khuyến cáo về việc phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, tuy nhiên, các bệnh viện tuyến cuối của cả nước vẫn ghi nhận các ca bệnh này.

Để phòng ngừa bệnh liên cầu lợn ở người, Ths.BS Đồng Phú Khiêm khuyến cáo người dân, tuyệt đối không ăn tiết canh, lòng lợn hay bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.

Khi mua thịt, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề hoặc xuất huyết.

Người tham gia giết mổ, chế biến thịt lợn cần đeo găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

Nếu có vết thương hở ở tay chân, cần băng kín bằng gạc không thấm nước trước khi xử lý thực phẩm sống.

Với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, người dân nên trần lại bằng nước sôi hoặc nấu kỹ trước khi ăn, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguồn: chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến