HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Va quẹt người khác khi ngoáy tai, người phụ nữ tổn thương thính lực

18/07/2025 | 11:00 AM

 | 

Ngày 17/7, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho hay các bác sĩ nơi đây vừa điều trị thành công ca tổn thương thính lực vì va quẹt trong lúc ngoáy tai. Các chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo những rủi ro tiềm ẩn của thói quen “ngứa là ngoáy” này.

Trước đó, chị P.T.A.H (44 tuổi, trú tỉnh Tây Ninh) trong lúc ngoáy tai với dụng cụ thì không may va quẹt với người khác khiến bản thân bị chấn thương tới mức chảy máu tai. Ngoài ra, chị H. còn kèm các triệu chứng chóng mặt, nôn ói nhiều ...

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, chị H. được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nội soi, đo chức năng nghe, CT - Scan tai). Kết quả cho thấy, ống tai trái đọng máu cũ, màng nhĩ đọng ít máu đông, sức nghe tai giảm mức độ trung bình nặng.

Ngoài ra, hình ảnh CT – Scan còn cho thấy, chị H. bị vỡ xương thái dương ở hòm nhĩ tai trái, kèm vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch nhẹ vào tiền đình, gián đoạn chuỗi xương đe – bàn đạp. 

"Những tổn thương này giải thích triệu chứng chóng mặt và nghe kém của bệnh nhân" – BS.CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa Tai – Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM lý giải.

Va quẹt người khác khi ngoáy tai, người phụ nữ tổn thương thính lực- Ảnh 1.

"Ngứa là ngoáy" dễ tổn thương tai. Ảnh minh họa

BS Hồng cũng đồng thời làm kíp trưởng phẫu thuật, can thiệp xử trí tình huống của bệnh nhân H. 

"Chúng tôi đã phẫu thuật mở hòm nhĩ thám sát xương bàn đạp trái, đồng thời chỉnh hình chuỗi xương con bằng trụ dẫn (prosthesis) tái tạo hệ thống truyền âm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị nội khoa và tình trạng chóng mặt được cải thiện", BS Hồng thông tin thêm.

Theo chuyên gia, chấn thương tai có thể gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém. Thậm chí, tổn thương có thể gây thủng màng nhĩ, hoặc tổn thương chuỗi xương con (xương đe, xương bàn đạp) làm gián đoạn quá trình truyền âm thanh. 

Ngoài ra, chấn thương tai còn khiến khổ chủ bị chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, tổn thương tiền đình, đặc biệt khi xương bàn đạp di lệch, có thể gây chóng mặt nhiều ảnh hưởng sinh hoạt...

Đáng chú ý, tổn thương gây chảy máu tai, dấu hiệu thường gặp ngay sau chấn thương, có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, như: Tổn thương tai trong gây mất thính lực không hồi phục; chóng mặt dữ dội; mất thăng bằng. 

"Nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm mê nhĩ, viêm màng não...", BS Hồng cho biết thêm.

Liên quan tới tình huống chấn thương do ngoáy tai, TS.BS.CKII Nguyễn Thanh Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho hay, trong 6 tháng đầu năm bệnh viện ghi nhân 11 trường hợp tương tự bệnh nhân H. 

"Những ca bệnh này phải nhập viện điều trị với các tổn thương như vỡ xương thái dương, thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con, tổn thương hệ thống tiền đình... Các tổn thương này có thể để lại di chứng nếu không điều trị kịp thời", BS Vinh cảnh báo.

Cũng theo chuyên gia, ráy tai không phải là bệnh lý, ráy tai không gây viêm nhiễm tai mà còn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Còn ống tai không phải là ống thẳng đi từ ngoài vào trong màng nhĩ mà là hình cong.

"Với động tác nhai, ngủ nghiêng qua nghiêng lại..., đã có thể đẩy ráy tai ra ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy, nếu cứ đưa vật nhọn đi thẳng vào ống tai để lấy ráy tai, có thể chạm vào thành da, niêm mạc trong ống tai gây sang chấn ống tai ngoài. Các sang chấn tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm ống tai ngoài", BS Nguyễn Thanh Vinh giải thích thêm.

Chuyên gia còn khuyến cáo thêm, những dụng cụ nhọn dùng ngoáy tay nếu xuyên vào màng nhĩ sẽ làm giảm sức nghe, gây chấn thương chuỗi xương con – là hệ thống dẫn truyền âm thanh ảnh hưởng khả năng nghe.

"Nếu đi vào sâu tới ốc tai, cơ quan thính giác thực thụ của con người, sẽ có nguy cơ gây ra điếc vĩnh viễn", Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cảnh báo thêm.

Nguy hiểm hơn, chuyên gia đặc biệt lưu ý tới cộng đồng, trong tai còn có động mạch cảnh trong, vật nhọn dùng ngoáy tai còn gây nguy cơ vỡ mạch máu này, cấp cứu không đúng cách sẽ nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, sâu trong tai có nhiều dây thần kinh, nhất là dây thần kinh số 7, nếu làm tổn thương sẽ gây liệt mặt, riêng tổn thương cơ quan tiền đình sẽ gây chóng mặt tới mức không thể hồi phục.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến