HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ứng dụng đốt sóng cao tần - Hướng điều trị mới cho bệnh nhân cường tuyến cận giáp do suy thận mạn

23/07/2025 | 09:34 AM

 | 

Đốt sóng cao tần (RFA) đang mở ra hướng điều trị an toàn và ít xâm lấn hơn trong điều trị cường tuyến cận giáp thứ phát trên nền bệnh nhân suy thận mạn, giúp ngăn biến chứng nặng và cải thiện tiên lượng sống lâu dài cho người bệnh.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Khoa Phẫu thuật tuyến giáp (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) thực hiện kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA cho bệnh nhân.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Khoa Phẫu thuật tuyến giáp (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) thực hiện kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA cho bệnh nhân.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa sử dụng phương pháp đốt sóng cao tần (Radiofrequency Ablation–RFA) điều trị thành công ca bệnh cường tuyến cận giáp thứ phát trên nền suy thận mạn cho nữ bệnh nhân N.T.M, 52 tuổi.

Bệnh nhân N.T.M có tiền sử suy thận mạn suốt 16 năm, đã chạy thận nhân tạo chu kỳ 11 năm và từng phẫu thuật cắt tuyến cận giáp cách đây một năm. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, bệnh nhân lại xuất hiện các dấu hiệu điển hình của cường cận giáp tái phát như đau nhức xương nghiêm trọng, đi lại khó khăn, chỉ số hormone tuyến cận giáp (PTH) tăng gấp 40 lần giá trị bình thường.

Hình ảnh siêu âm và xạ hình ghi nhận khối tổn thương tuyến cận giáp dưới phải – dấu hiệu cho thấy sự tăng hoạt động quá mức và nguy cơ tiếp tục mất xương, gãy xương bệnh lý và các biến chứng tim mạch nếu không được xử lý kịp thời.

Đáng chú ý, đây là một trường hợp cường tuyến cận giáp thứ phát trên nền suy thận mạn, đã được can thiệp phẫu thuật trước đó nhưng nay tái phát mạnh với biểu hiện rầm rộ trên lâm sàng và sinh hóa. Sự gia tăng PTH quá mức kéo dài dẫn đến loãng xương nặng, gây đau và hạn chế vận động, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gãy xương bệnh lý, vôi hóa mô mềm, tổn thương tim mạch và calciphylaxis – một biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.

Mặt khác, bệnh nhân đã mổ cũ vùng cổ, có bệnh nền tim mạch, bệnh thận nặng, thể trạng yếu, chống chỉ định tương đối với gây mê toàn thân và phẫu thuật lại. Nguy cơ biến chứng khi tái phẫu thuật tuyến cận giáp rất cao do dính mô, chảy máu, tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược và rối loạn điều hòa calci sau mổ.

nguoi-benh-dot-song-cao-tan-nt.jpg

Người bệnh tỉnh táo sau khi đốt sóng cao tần tuyến cận giáp.

Trước tình hình đó, sau khi hội chẩn chuyên môn, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tuyến giáp đã chỉ định điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Đây là một thủ thuật ít xâm lấn, sử dụng năng lượng sóng cao tần để tiêu hủy mô tuyến cận giáp tăng sinh. Thủ thuật được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện (khoảng 30 phút).

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Khoa Phẫu thuật tuyến giáp (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), chỉ sau 2 giờ thực hiện thủ thuật, nồng độ PTH của bệnh nhân đã giảm còn 1/4 so với trước đó. Người bệnh tỉnh táo, không xuất hiện biến chứng và có thể ra viện sớm.

“Kết quả điều trị cho thấy, RFA là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân cường cận giáp tái phát trên nền suy thận mạn, đặc biệt với các trường hợp không còn phù hợp phẫu thuật truyền thống”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.

Bác sĩ Ngọc cho biết, so với phương pháp mổ mở, RFA có những ưu điểm nổi bật như: Không cần gây mê toàn thân, ít xâm lấn, giảm thiểu rủi ro ở người suy thận giai đoạn cuối, bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp; Giảm nhanh PTH, cải thiện triệu chứng đau xương, yếu cơ, tăng canxi máu – giúp bệnh nhân vận động dễ hơn, giảm dùng thuốc hỗ trợ; Tránh tái phẫu thuật cổ, đặc biệt khi đã có tiền sử mổ – nguy cơ dính mô, chảy máu và tổn thương dây thần kinh tăng cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh chi phí y tế ngày càng cần được kiểm soát hiệu quả, phương pháp này cũng góp phần tiết kiệm chi phí điều trị, giảm số ngày nằm viện và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

“Không chỉ là giải pháp thay thế hiệu quả cho phẫu thuật trong cường cận giáp nguyên phát, RFA đang mở ra hướng điều trị an toàn và ít xâm lấn hơn cho cường cận giáp thứ phát và tam phát, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn lọc máu. Ứng dụng RFA đúng chỉ định, đúng thời điểm có thể ngăn biến chứng nặng, giảm nhập viện và cải thiện tiên lượng lâu dài cho người bệnh”, bác sĩ Ngọc nhận định.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến