HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 09:09

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 08:25

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cung ứng đủ thuốc cho nhân dân

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 03:54

Vĩnh Long tổng kết Nghị quyết 134 và công bố 6 kỹ thuật chuyên sâu về y tế

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:59

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2025

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:55

Tạo sự thống nhất, đồng thuận về cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:13

Tổng Bí thư Tô Lâm: Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:08

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tái tạo phần da hoại tử do rắn độc cắn

02/10/2024 | 14:35 PM

 | 

Đối với bệnh nhân bị rắn độc cắn, ngoài việc cần nhanh chóng đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tái tạo da cũng rất cần thiết và quan trọng. Giáo sư Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, hiện đơn vị này đã triển khai một loạt kỹ thuật tiên tiến, thậm chí, được coi là hàng đầu thế giới để bảo tồn và tái tạo vùng da bị hoại tử cho nạn nhân.

Hình ảnh vết rắn cắn ở ngón cái bàn tay phải bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử của một bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết hiện số lượng bệnh nhân bị rắn cắn trong những năm gần đây như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân hoại tử phần mềm do rắn cắn mà chúng tôi tiếp nhận có xu hướng tăng dần. Nhất là trong thời điểm mùa hè, mùa sinh sản của rắn, trung bình mỗi tháng chúng tôi tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân từ trung tâm chống độc có tình trạng hoại tử phần mềm do rắn cắn, đặc biệt là do rắn hổ mang cắn.

PV: Bệnh nhân bị rắn độc cắn thường trong những tình huống như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: So với các nước trên thế giới, thông thường nạn nhân bị rắn cắn tình cờ do lao động hay sinh hoạt. Khác biệt so với Việt Nam, những bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận thường hay bị cắn tại vị trí bàn tay do bắt hoặc nuôi rắn.

PV: Khi bị rắn độc cắn, điều gì là quan trọng để giữ lại mạng sống cho nạn nhân?

GS Trần Thiết Sơn: Khi bị rắn cắn tuyệt đối không được mất bình tĩnh. Điều quan trọng là sau khi bị cắn phải đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị. Tốt nhất nên mang theo hoặc chụp ảnh được con rắn cắn để bác sĩ định danh loài và đưa ra hướng xử trí phù hợp. Tránh việc sơ cứu sai cách như garo, đắp lá.

PV: Khi tiếp nhận những bệnh nhân bị rắn độc cắn, các bác sĩ sẽ làm gì để cứu sống họ? Hiện tỷ lệ cứu sống tại Bệnh viện Bạch Mai như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Chúng tôi tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân bị rắn độc cắn khi đến viện như một tình trạng cấp cứu. Trước tiên là đảm bảo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân vì có nhiều loài rắn với nọc độc gây tổn hại với các cơ quan quan trọng như hô hấp, tim mạch. Tại thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn tại Bệnh viện Bạch Mai rất thấp. Tuy nhiên, di chứng để lại sau khi bị rắn độc cắn cũng tương đối nặng nề.

PV: Đối với những bệnh nhân này, ngoài việc giải độc tố, việc tái tạo những vùng da bị hoại tử quan trọng như thế nào? Nếu không được xử trí sẽ nguy hiểm ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Sau khi kiểm soát được các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ tại Trung tâm chống độc sẽ hội chẩn lại chuyên khoa chúng tôi để xử trí các tổn thương tại chỗ. Một số loài rắn như rắn hổ mang có độc tính gây hoại tử da và phần mềm dưới da. Những trường hợp như vậy chúng tôi khuyến cáo cắt lọc các phần da bị hoại tử sớm với hai mục đích loại bỏ chất độc và nhiễm khuẩn tại chỗ. Việc cắt lọc càng sớm thì khả năng bảo tồn được chi thể càng cao, tránh được việc phải cắt cụt và hoại tử lan rộng.

PV: Để tái tạo phần da bị hoại tử đó, các bác sĩ thường dùng kỹ thuật gì? Quy trình ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Đối với những trường hợp có tình trạng hoại tử mô mềm rõ, chúng tôi sẽ tiến hành cắt lọc sớm cho bệnh nhân. Sau khi cắt lọc, tùy vào tình trạng tổn thương nếu dịch hoại tử nhiễm trũng ít, chúng tôi sẽ tiến hành đóng vết mổ cùng thì. Còn đối với những tổn thương hoại tử diện rộng, nhiều tổ chức hoại tử, viêm mổ, chúng tôi tiến hành cắt lọc sạch sẽ và để hở. Những trường hợp như vậy sẽ được thay băng tích cực hoặc sử dụng liệu pháp áp lực âm để thuận lợi cho phẫu thuật thì hai để tái tạo tổn khuyết da. Thông thường những tổn khuyết da nông, chúng tôi tiếp hành ghép da cho bệnh nhân. Ngược lại những tổn khuyết sâu lộ gân xương khớp, chúng tôi sẽ chuyển một vạt da tự thân để che phủ tổn khuyết.

GS Trần Thiết Sơn trong một ca phẫu thuật.

PV: Việc tái tạo da cho bệnh nhân bị rắn độc cắn có ý nghĩa như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Việc tái tạo da cho bệnh nhân bị rắn độc cắn là cần thiết đối với những trường hợp hoại tử phần mềm. Đối với những trường hợp phức tạp mất gân do hoại tử, chúng tôi sẽ tiến hành tái tạo gân cùng thì che phủ tổn khuyết da. Do đó quá trình lành thương của bệnh nhân cũng sẽ nhanh hơn, sớm phục hồi chức năng chi thể và hạn chế được các di chứng nặng nề do rắn độc cắn. Hiện nay, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, đã triển khai một loạt kỹ thuật tiên tiến để điều trị các tổn thương phức tạp bàn tay, những tổn thương có nguy cơ cắt bỏ bàn ngón tay nếu điều trị không kịp thời. Một loạt kỹ thuật được coi là hàng đầu thế giới như vạt cân đùi trước ngoài tự do, vạt đùi trước ngoài tự do. Các vạt này cần sử dụng kỹ thuật vi phẫu mạch máu.

PV: Hiện những kỹ thuật này có nhiều đơn vị có thể triển khai? Người dân phải đến những cơ sở như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có thể làm được các kỹ thuật cơ bản như ghép da hay chuyển vạt để che phủ tổn khuyết da. Tuy nhiên, đối với viện tái tạo tổn thương phức tạp do rắn độc cắn thì chỉ có một số đơn vị có thể triển khai được như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,… Để xử lý các tình trạng cấp cứu do rắn độc cắn, tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu đúng cách, sau đó nên đến các bệnh viện tuyến trên nơi có huyết thanh đặc hiệu cho nọc độc rắn để giải độc và xử trí các tổn thương do rắn độc cắn.

Những trường hợp bị rắn cắn hoặc không rõ động vật cắn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời các tình trạng cấp cứu. Việc can thiệp sớm là cần thiết để tránh các di chứng nặng nề do rắn độc cắn.

Phòng Truyền thông Y tế

 


Thăm dò ý kiến