HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tự động hóa phòng xét nghiệm – Xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng y tế tại Việt Nam

21/07/2025 | 11:45 AM

 | 

Trong bối cảnh ngành Y tế ngày càng hướng tới chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, tự động hóa phòng xét nghiệm đang trở thành một xu thế tất yếu, đặc biệt tại Việt Nam – nơi nhu cầu chẩn đoán chính xác, nhanh chóng và quy mô lớn ngày càng gia tăng.

 

          Tại Ngày hội Cải tiến 2025 với chủ đề “Tiên phong đổi mới, Dẫn lối tương lai” tổ chức do Viện Pasteur Nha Trang và Công ty TNHH Roche Việt Nam phối hợp tổ chức. Hơn 250 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xét nghiệm, hóa sinh và công nghệ y tế đã cùng nhau chia sẻ các sáng kiến đổi mới giúp hiện đại hóa hệ thống xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Sự kiện cũng đánh dấu chặng đường 15 năm tự động hóa xét nghiệm bắt đầu được triển khai tại Việt Nam.

Chú thích ảnh

         Nhiều đột phá trong tự động hoá phòng xét nghiệm được trình bày tại sự kiện.

Một trong những nội dung được thảo luận sâu rộng là vai trò của tự động hóa trong việc giải quyết các thách thức thường gặp ở quy trình xét nghiệm truyền thống. Cụ thể, các bước thủ công trong giai đoạn tiền phân tích – từ lấy mẫu, bảo quản đến xử lý – vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sai số và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Sai số do mẫu huyết tương bị đục, lấy mẫu không đúng thời điểm hay điều kiện bảo quản không đảm bảo là những lỗi phổ biến, có thể dẫn đến sai lệch trong chẩn đoán các bệnh lý quan trọng như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay các rối loạn tuyến giáp.

          Đặc biệt trong lĩnh vực xét nghiệm nội tiết – nơi các chỉ số như TSH, FT4, TPO-Ab đóng vai trò then chốt trong phát hiện bệnh lý tuyến giáp – việc tự động hóa cho phép kiểm soát chặt chẽ điều kiện phân tích và tăng cường độ tin cậy của kết quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống nhạy cảm như theo dõi thai kỳ, giúp phát hiện kịp thời nguy cơ đối với cả mẹ và thai nhi.

          Nhiều bệnh viện đầu ngành đã chia sẻ hành trình triển khai tự động hóa và những thay đổi tích cực mà công nghệ mang lại. Đơn cử, tại Khoa Hóa sinh, Bệnh viện Bạch Mai – một trong những đơn vị đầu tiên ứng dụng hệ thống tự động hóa toàn diện – thời gian trả kết quả đã được rút ngắn đáng kể từ 3-4 giờ xuống còn 1-2 giờ, ngay cả với khối lượng xét nghiệm lên tới hơn 40.000 mẫu/ngày. Việc giảm thời gian chờ đợi không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tạo thuận lợi lớn cho công tác điều trị lâm sàng.

          Tương tự, Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng ghi nhận các lợi ích rõ rệt từ việc chuẩn hóa quy trình, giảm thiểu thao tác thủ công và tăng cường kiểm soát chất lượng mẫu bệnh phẩm. Các chuyên gia tại đây nhấn mạnh, tự động hóa không chỉ là việc đưa máy móc vào thay thế con người, mà là bước tiến trong tư duy quản lý và đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chuỗi xét nghiệm.

          Đặc biệt, vai trò của các hệ thống tự động hóa trong giai đoạn tiền phân tích – nơi thường xảy ra đến 60-70% lỗi – đã được đánh giá cao. Nhờ việc đồng bộ hóa các bước từ nhận mẫu, phân loại, ly tâm, đến chuyển mẫu đến các hệ thống phân tích chuyên biệt, quy trình xét nghiệm trở nên minh bạch, dễ theo dõi và giảm thiểu rủi ro sai sót.

          Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo nhân sự, thích nghi với quy trình mới, và xây dựng lộ trình chuyển đổi từng bước – điều rất cần thiết để đảm bảo việc triển khai tự động hóa không gây gián đoạn đến hoạt động khám chữa bệnh hàng ngày.

          Từ góc nhìn hệ thống, tự động hóa xét nghiệm không chỉ góp phần cải thiện hiệu quả vận hành tại từng đơn vị, mà còn là nền tảng để xây dựng mạng lưới y tế thông minh, kết nối dữ liệu, hỗ trợ phân tích và ra quyết định nhanh chóng hơn trong bối cảnh y tế hiện đại.

          Sự kiện lần này cho thấy rõ ràng: tự động hóa không còn là lựa chọn, mà là giải pháp thiết yếu trong chiến lược nâng cao chất lượng xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe. Việc đầu tư vào công nghệ, tiêu chuẩn hóa quy trình và đào tạo nguồn nhân lực chính là những yếu tố quyết định để ngành Y tế Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân./.


Thăm dò ý kiến